Thứ Ba, 23 tháng 8, 2016

LỜI PHẬT DẠY

Đức Phật thường nói rằng nếu không nợ nhau thì làm sao gặp gỡ. Cùng khám phá nghiệp quả giữa vợ chồng, cha mẹ và con cái

“Có thể người vợ ở kiếp này là người bạn chôn kiếp trước, tới trả nợ cho bạn. Đứa con trai ở kiếp này, là chủ nợ của bạn ở kiếp trước, để đòi món nợ chưa trả. Đứa con gái ở kiếp này, là người tình ở kiếp trước, tới vì tình cảm chưa dứt. Người tình kiếp này, là vợ chồng của kiếp trước tới nối tiếp phần duyên phận chưa dứt. Hồng nhan tri kỷ của kiếp này là anh em của kiếp trước tới chia sẻ  những tâm sự chưa nói hết. Người giàu có kiếp này là người giàu lòng thiện kiếp trước, tới nhận phần công đức đã phát ra từ kiếp trước….. Đây không phải là mê tín mà là nhân quả luân hồi, là số kiếp. Phật thường nói rằng nếu không nợ nhau thì làm sao gặp gỡ”.
Bất cứ việc gì, bất cứ người nào, trong gia đình (ngay cả ngoài gia đình, bề trên, cấp dưới…)  phàm làm khiến cho ta tổn hại, đều phải gánh chịu thọ báo. Gia quyến lục thân, đều do tứ nhân tương tụ (tứ nhân là trả nợ, đòi nợ, trả ơn và báo oán) bất luận chúng ta thọ báo bao nhiêu oan ức, không những không được sân hận, ngược lại phải sám hối cho nghiệp chướng của chính ta, tội nghiệp của quá khứ hay đời trước nay phải trả, nếu đem
lòng sân hận, làm sao không tạo thêm nghiệp mới,  “Chúng sanh oan oan tương báo đến bao giờ mới hết, nếu biết lấy ân báo oán thì oán liền tiêu trừ”.
Tất cả mọi nơi đều có oan gia trái chủ đến gây nạn (làm khó dễ) chúng ta phải phản tỉnh lại, tại sao họ không tìm người khác để gây phiền phức, đều do trong quá khứ hay đời quá khứ, chúng ta có làm điều gì sai lỗi với họ, ta phải tu nhẫn nhục, làm nghịch tăng thượng duyên, lúc đó mọi oán thù  trong quá khứ nhờ đó mà được tiêu trừ.
Có rất nhiều người kết hôn nhưng suốt đời chẳng có con, vì sao?
Chẳng có duyên! Con cái phải có duyên với quý vị thì chúng mới đầu thai vào nhà quý vị. Chúng nó chẳng có duyên với quý vị, sẽ chẳng đầu thai vào nhà quý vị. Nói cách khác, chúng nó đi đầu  thai,  phải tìm đối tượng.  Quý  vị  mong  cầu chúng nó, chưa chắc chúng nó đã để ý tới quý vị! Tìm đối tượng nào? Có mối quan hệ trong đời quá khứ. Trong kinh, đức Phật đã nói bốn loại nhân duyên.
1) Loại thứ nhất là báo ân. Trong quá khứ (hay đời quá khứ), đôi bên có ân huệ với nhau, lần này chúng nó lại thấy quý vị, bèn đầu thai vào nhà quý vị, sẽ trở thành con hiếu, cháu hiền, đến để báo ân tình xưa. 
2) Loại thứ hai là báo oán. Trong quá khứ (hay đời quá khứ), quý vị kết cừu hận với họ. Gặp gỡ lần này, họ đến làm con cái quý vị, mai sau lớn lên sẽ thành đứa con khiến cho gia đình suy bại, khiến cho quý vị nhà tan, người chết, nó đến để báo th  quý vị..! Vì thế, chớ nên kết oán cừu c ng kẻ khác. Kẻ oán cừu bên ngoài có thể đề phòng, chứ họ đến đầu thai trong nhà quý vị, làm cách nào đây? Quý vị hại người đó hay hại chết kẻ đó, thần thức kẻ ấy sẽ đến làm con cháu trong nhà quý vị. Đó gọi là “con cháu ngỗ nghịch” khiến cho nhà tan, người chết..!
3) Loại thứ ba là đòi nợ. Đời quá khứ (hay đời quá khứ), cha mẹ thiếu nợ chúng nó, chúng nó đến đòi nợ. Nếu thiếu nợ ít, nuôi hai, ba năm, con bèn chết. Nếu thiếu nợ nhiều, đại khái là nuôi đến khi tốt nghiệp đại học, sắp có thể làm việc bèn chết mất. Nợ đã đòi xong, nó bèn ra đi. 
4) Loại thứ tư là trả nợ. Con cái thiếu nợ cha mẹ quá khứ (hay đời quá khứ) hiện tai hay đời này gặp gỡ, nó phải trả nợ. Nó phải nỗ lực làm lụng để nuôi nấng cha mẹ. Nếu nó thiếu nợ cha mẹ rất nhiều, nó cung phụng cha mẹ vật chất rất trọng hậu. Nếu thiếu nợ rất ít, nó lo cho cuộc sống của cha mẹ rất tệ bạc, miễn sao quý vị chẳng chết đói là được rồi. Hạng người này tuy  có thể phụng dưỡng cha mẹ, nhưng thiếu lòng cung kính, chẳng có tâm hiếu thuận. Báo ân bèn có tâm hiếu thuận, chứ trả nợ chẳng có tâm hiếu thuận. Thậm chí trong lòng chúng nó còn ghét bỏ, chán ngán cha mẹ, nhưng vẫn cho quý vị tiền để sống, nhiều hay ít là do xưa kia quý vị thiếu chúng nó nhiều hay ít. 
              
 nghiep-qua-nhan-duyen-giua-vo-chong-cha-va-con-cai-theo-loi-phat-day
  * Nhưng cũng có thể họ có nhiều duyên nợ với chúng sanh nhưng lại đi gieo nhân không con (như phá thai, sát sanh, giết người…) ở quá khứ hay tiền kiếp nên hiện tại lại phải trả nghiệp nên không có con. hoặc họ muốn có con thì phải sám hối, và làm thật nhiều việc tốt, hướng thiện và phóng sanh… Nói chung thì đường đi của Luật nhân quả rất phức tạp khó ai thấu hiểu hết.
Đức Phật dạy rõ chân tướng sự thật, người một nhà là do bốn loại quan hệ ấy mà tụ hợp. Gia đình là như thế, mà người trong một họ cũng là như thế. Ân, oán, nợ nần nhiều, bèn biến thành cha con, anh em một nhà hay ân oán, nợ nần ít hơn cũng có thể biến thành thân thích, bầu bạn. Do đó, giữa người và người với nhau đều có duyên phận. Quý vị đi đường, một kẻ xa lạ gật đầu mỉm cười với quý vị cũng là do duyên phận xưa kia. Thấy một kẻ xa lạ, vừa thấy kẻ ấy liền cảm thấy gai mắt cũng là do duyên phận trong quá khứ.
Phải hiểu rõ chân tướng sự thật, chúng ta khởi tâm động niệm chớ nên không cẩn thận, ngàn muôn phần đừng kết oán cừu với hết thảy chúng sanh, đừng nên có quan hệ nợ nần với hết thảy chúng sanh. Thiếu nợ phải trả cho sạch nợ, để tương lai hay đời sau khỏi phải đền trả nữa. Chuyện này rất phiền toái! Giáo huấn của thánh hiền Nho và Phật đều dạy chúng ta phải hóa giải ân oán. [Hóa giải] sẽ là phương pháp tốt lành nhất và viên mãn nhất. Chỉ có Nho và Phật mới có thể làm được, những thứ giáo dục khác trong thế gian chẳng thể thực hiện được!
Chúng ta cùng tìm hiểu xâu thêm về các mối quan hệ giữa vợ chồng, cha mẹ và con cái được trích từ “Những bí ẩn cuộc đời” để tham khảo thêm về vấn đề này nhé. 
–  Trong  nhiều thế kỷ, gia đình là một tổ chức riêng biệt mà người gia trưởng là người cha, hay người mẹ,  theo  phong tục ở một vài  xứ.  Những  tổ  chức gia đình ấy  vẫn luôn luôn tồn tại ở khắp nơi. Theo một quan niệm duy vật, người ta coi những trẻ con như là  một  sở hữu  của cha  mẹ  của  chúng:  Chúng  sinh  ra  do  bởi sự  mang  nặng đẻ  đau và hy sinh của người mẹ; chúng được nuôi dưỡng do bởi sự làm lụng khó khăn vất vả của cha mẹ. Nói về phương diện vật chất, những người làm cha mẹ có một thể chất khỏe mạnh hơn, già dặn hơn thông minh hơn những đứa con; vì lẽ đó họ có quyền ngự trị trong gia đình.
Nhưng nói về phương diện tâm linh, thì không hề có vấn đề cha mẹ là tuyệt đối cao cả hơn con cái vì tất cả sinh linh trong Trời Đất đều là những đơn vị bình đẳng của toàn thể một cơ cấu rộng lớn. Trên bình diện tâm linh, cha mẹ không có sở hữu con cái, thậm chí cũng không phải  là  những người  sáng  tạo  ra  con  cái.  Họ  chỉ  là  những phương tiện  cho những  linh  hồn  của  những đứa con mượn  chỗ  đầu  thai  ở  cõi  thế  gian.  Một  sự  vận  hành mầu  nhiệm trong cơ thể  họ  khiến  cho  họ  giao  hợp  với  nhau  trong  một  lúc  và  làm  vận
chuyển một cơ cấu cũng không kém mầu nhiệm, mà kết quả là sự cấu tạo và sinh sản ra một thể xác hài nhị Cái thể xác đó trở nên chỗ nương ngụ của một linh hồn khác cũng tiến hóa như chúng ta. Linh hồn ấy nhất thời bị yếu kém vì cơ thể còn non nớt và chưa thể biết nói ngay được, trách niệm và bổn phận của chúng ta trong sự nuôi dưỡng cho nó lớn lên, đều là những kinh nghiệm rất quý báu cho ta. Đó là những kinh nghiệm để giúp ta tiến hóa trên con đường tâm linh và khai mở đức hy sinh và bác ái, với một tấm lòng thương cảm và trìu mến sâu xa thâm trầm.
Những  sự  việc  tốt  lành  kể  trên  chỉ  xảy ra khi người  làm  cha  mẹ  không  có  lòng chiếm hữu và áp chế con cái dưới một hình thức nào đó. Trong quyển “The Prophet”, ông Khalil Gibran viết như sau:
“Con cái của anh sinh ra, không phải là của anh.
Chúng nó chỉ là con cái của “Sự sống bất diệt trường tồn”  

Chúng nó do bởi anh sinh ra, chớ không phải là của anh.  Và tuy chúng sống chung với anh trong một nhà, nhưng chúng không thuộc quyền sở hữu của anh. Anh chỉ là những cái cung nhờ đó những đứa con anh lấy đà vùng vẫy,  chẳng khác nào như mũi tên bắn ra tận bốn phương trời. Người Cung Thủ  kéo sợi dây cung là nhằm  mục đích hòa vui, và trong khi Người yêu cái mũi tên bay, Người cũng yêu cái cung còn ở lại.”  

Đối với con cái, những bậc phụ huynh không nên có một thái độ áp chế quá vô lý của kẻ bề trên, hoặc một thái độ ganh ghét ruồng bỏ. Một thái độ bình thản ôn hòa là thái độ thích nghi nhất của người cha mẹ đối với con cái mà họ có bổn phận nuôi dưỡng chăm nom, dạy dỗ cho thật tốt. Họ chỉ có được thái độ ấy khi nào họ hiểu biết điều chân lý căn bản này, là tất cả chúng sinh, tất cả mọi sinh linh đều bình đẳng với nhau. Nói theo danh từ
thường dùng trong những cuộc soi kiếp của ông Cayce, những người làm cha mẹ là những con  “Kinh  vận hà” để  cho  nguồn  sinh  hoạt đi xuyên qua, và nhờ  đó những  linh  hồn  có phương tiện để  đầu  thai  ở  cõi  trần.  Bởi  vậy  những  cặp  nam  nữ  sắp  sửa thành hôn được khuyên  nhủ  và  dặn  dò  về  tánh  cách  thiêng  liêng  của  sự  giao  hợp  giữa  vợ  chồng.  Quan điểm này đúng với quan điểm  triết học  Ấn Độ  cho  rằng  vấn đề  tình  d.ụ.c  và  sinh  l.ý  giữa nam nữ có một ý nghĩa thiêng liêng và cao quý. Nhưng bất hạnh thay, khoa Thần học cổ truyền của đạo Gia Tô lại coi mọi vấn đề liên quan đến sự sinh dục như là dấu vết của tội lỗi. Do một sự hiểu lầm đáng tiếc về biểu tượng diễn tả trong Chương La Genèse của bộ Kinh,  toàn  thể  nhân loại  bị  coi như là kết  quả  của  “Tội  lỗi  nguyên  thủy”  gây  ra  bởi  ông Adam và bà Evẹ Tuy rằng lễ hôn phối hợp pháp hóa sự giao hợp giữa vợ chồng, người ta vẫn nghĩa rằng con cái được sinh sản ra trong vòng tội lỗi. Đó là những quan niệm sai lầm về vấn đề sinh lý tự nhiên của cơ thể con người theo như ý muốn của Thượng Đế.
Quan niệm sai lầm ấy có những hậu quả tâm lý rất tai hại, gây nên những sự dồn ép sinh l.ý, ý niệm tội lỗi và những xung đột tâm lý thuộc về loại trầm trọng và tê liệt nhứt.  Tuy nhiên, giải pháp đối tượng của vấn đề này không phải là tự do luyến ái, hay tự do thỏa mãn d.ụ.c tính. Giải pháp thích nghi là sự thông hiểu một cách tường tận rằng cơ năng sinh sản sáng tạo của con người là một quyền năng thiêng liêng. Một cuộc soi kiếp
nói: “Ái tình và sự giao hợp với một thể xác tinh khiết là cái kinh nghiệm thiêng liêng cao quý  nhất  một  linh  hồn  có  thể  thâu  thập  trong  một  kiếp  sống  ở  cõi  trần” Quan điểm  này được nhấn mạnh trong nhiều cuộc soi kiếp, và người ta nhận thấy nó trong những trường hợp  mà  một người  phụ  nữ  muốn  biết  xem  nàng  có  thể  nào có con được  không?  Trong những trường hợp đó đương sự thường yêu cầu một cuộc khám bệnh rằng Thần Nhãn để xem nàng có thể tự chuẩn bị bằng cách nào để thụ thai và sinh sản.
Trong những cuộc khán bệnh đó, những phép điều trị về cơ thể nêu ra rất nhiều, nhưng không có gì khác thường. Có khác chăng là sự soi xét bằng Thần Nhãn giúp cho ông Cayce biết rõ nhu cầu của mỗi cơ thể riêng biệt của mỗi người t y theo trường hợp. Tuy nhiên, những cuộc soi kiếp cũng nhấn mạnh về tánh cách quan trọng của sự chuẩn bị tư tưởng và tâm linh, vì thái độ tinh thần của người mẹ sẽ hấp dẫn những linh hồn cùng có một tâm trạng tương tự, theo luật “Đồng thinh tương ứng; đồng khí tương cầu.”
Cuộc soi kiếp nói: Linh hồn này hãy nên biết rằng sự chuẩn bị tư tưởng và tâm linh là một việc có tính cách sáng tạo, cũng cần thiết như sự chuẩn bị về thể chất, có lẽ còn cần thiết hơn.
Đối với một người đàn bà ba mươi sáu tuổi hỏi ông rằng bà ấy còn hy vọng có con hay không, cuộc soi kiếp nói: “Bà hãy tự luyện mình thành một khí cụ tốt lành hơn về mọi mặt thể chất, trí não, và tâm linh. Người đời thường có thói quen chỉ xem sự thụ thai như một việc làm thuộc về thể chất mà thôi.” Một cuộc soi kiếp khác nói: “Do sự giao h.ợ.p, con người có dịp tạo nên một đường vận hà để cho đấng Tạo Hóa có thể hành động xuyên qua nàng bằng quyền năng Sáng Tạo của Ngài. Vậy đương sự hãy cẩn thận coi chừng thái độ của mình và của người bạn trăm năm của mình khi các người tạo nên các cơ hội đó, vì linh hồn đầu thai vào làm con các người sẽ có một tánh tình tùy thuộc một phần nào ở thái độ của cha mẹ.”
Những cuộc soi kiếp cho biết rằng những mối liên hệ giữa cha mẹ và con cái không phải  do  sự  ngẫu  nhiên  tình  cờ.  Những  sợi  dây  duyên  nghiệp  thường đã có sau  từ  những kiếp trước giữa người con với người cha và cả người mẹ hoặc chỉ người cha hay người mẹ. Trong những trường hợp rất hiếm mà sợi dây liên lạc đó không có, thì tình trạng gia đình tạo nên cái hoàn cảnh thích ứng với nhu cầu tâm lý của đứa trẻ. Những hồ sơ Cayce cho biết rằng vài đứa trẻ có một sợi dây duyên nghiệp với người cha mà không có với người mẹ,  hoặc đảo ngược  lại,  có  duyên  nghiệp  với người  mẹ  mà không có người  cha  Trong những trường hợp đó, thường có một trạng thái dửng dưng giữa đứa con với người cha hay người mẹ mà nó mới quen biết lần đầu tiên trong kiếp này. Những trường hợp dưới đây chỉ cho ta thấy một cách đặc biệt nhiều mối liên hệ khác nhau giữa cha mẹ và con cái.
Hai mẹ con người kia có một tình mẫu tử rất khắn khít: Họ đã là hai mẹ con trong kiếp trước. Hai cha con người kia cũng có một tình phụ tử nồng nàn: Trong một kiếp trước họ đã là hai anh em trong một gia đình. Một người mẹ không hạp với con gái của bà: Họ chưa từng  có  sự  liên  hệ  gì  với  nhau  ở  trong  kiếp trước.  Giữa  một người  con  gái  kia  với người mẹ của cô ấy, chỉ có một sự dửng dưng lạnh nhạt; cuộc soi kiếp cho biết kiếp trước hai người là hai chị em ruột nhưng lại có một mối bất hòa trầm trọng: Hai người thường xung đột cãi vả lẫn nhau, và vẫn chưa hòa thuận trở lại. Hai cha con người kia kiếp trước là hai vợ chồng. Một người mẹ và con gái thường xung đột lẫn nhau: Trong kiếp trước, họ là hai bạn gái tranh dành nhau một người đàn ông và tranh dành địa vị. Trong hai mẹ con người, người con trai hay lấn át người mẹ: Trong kiếp trước, họ là hai cha con, với sự liên hệ gia đình trái ngược lại.  Những trường hợp đó chỉ rằng sự hấp dẫn của con cái đến với cha mẹ là do bởi sự hành động của nhiều nguyên tắc. Những nguyên tắc đó nhiều đều ẩn dấu đối với cặp mắt phàm của chúng ta Những hồ sơ soi kiếp của Cayce giúp cho ta có những tài liệu suy gẫm, nhưng không có đầy đủ chi tiết để cho ta có thể dịch ra thành một định luật nhất định.
Theo luật hấp dẫn, những người đồng thanh khí và giống nhau về tâm tình tánh chất thường  rút  lại  gần  nhau  hơn. Nhưng đồng  thời  vì  những  lý  do  duyên  nghiệp  nợ  nần  hay nhân quả nào đó, những kẻ thù nghịch cạnh tranh nhau và tâm tính tánh chất đối chọi nhau thường cũng hay rút lại gần nhau. Một thí dụ điển hình là trường hợp một đứa trẻ được ông Cayce soi kiếp khi mới lên năm tuổi. Cuộc soi kiếp cho biết những đặc tính của đứa trẻ là thói ích kỷ, sự thờ ơ lãnh đạm và ngoan cố không chịu phục thiện khi y có lỗi. Y có những khả năng tiềm tàng của một nhà khảo cứu khoa học. Trong một kiếp trước, y là một nhà sưu tầm về tiềm lực của hơi nước như là một khí cụ sản xuất tinh lực. Ở một kiếp trước, y là một chuyên viên hóa học chế tạo cac loại chất nổ, trong kiếp trước nữa y là một chuyên viên ngành cơ khí và đi l i về dĩ vãng một kiếp nữa, người ta thấy y là một kỹ sư điện khí ở châu Atlantidẹ Bốn kiếp dành cho sự hoạt động tích cực về ngành khoa học thực dụng đã
làm cho đương sự hoạt động tích cực về ngành khoa học thực dụng đã làm cho đương sự phát triển những khả năng đặc biệt, nhưng y lại quá thiên về giá trị của khoa học vật chất mà khinh rẻ giá trị của tình thương, đức tính mỹ lệ, và sự hợp nhất tâm linh của mọi loài vạn vật.
Bởi đó, y có một thái độ thản nhiên lạnh lùng đối với người chung quanh. Cuộc soi kiếp còn cho biết rằng đứa trẻ ấy sẽ thành công vẻ vang trong kiếp này nếu nó theo đuổi ngành kỹ thuật điện khí, hay cơ khí dùng sức mạnh của hơi nước, và gồm một công việc có dùng đến sự tính toán bằng phép đại số. Lời tiên tri đã tỏ ra hoàn toàn đúng. Đứa trẻ ấy bây giời đã trở  nên  một  viên  kỹ  sư điện  khí  và  những điểm  chính  trong  tánh  tình  của y đều giống y như cuộc soi kiếp đã tiết  lộ, tuy rằng y đã có một sự thay đổi tánh tình nhờ ảnh hưỡng của hoàn cảnh gia đình trong kiếp hiện tại.
Nếu nói rằng theo luật đồng khí tương cầu, những người giống nhau sẽ rút lại gần nhau, thì trong trường hợp này có lẽ đứa trẻ đã sinh ra trong một gia đình khoa học trí thức, mà người cha có lẽ là một kỹ sư và người mẹ là một giáo sư toán pháp ở một trường Đại Học chẳng hạn. Nhưng trái lại, y lại sinh ra trong một gia đình gồm những người nuôi lý tưởng vị tha, không có óc hoạt động thực tế. Người cha có óc tín ngưỡng tôn giáo và thích
hoạt động  xã  hội; người  mẹ  tuy  rằng  bề  xã giao hơi kém, nhưng có khuynh hướng hoạt động xã hội do ảnh hưởng của người chạ Người anh cả của đứa trẻ cũng là một người có lý tưởng vị tha, và sự hoạt động chính của y trong đời là giúp đỡ kẻ khác.
Xét về bề ngoài, thì sự đầu thai của một đứa trẻ như thế trong gia đình kể trên chưa thể nói là  do  nhân  quả  gây nên. Tuy nhiên, dường như có một nguyên  tắc sửa đổi, chấn chỉnh những điều thiên lệch để đem lại sự thăng bằng trong tâm tính của một con người.
Có thể rằng linh hồn đứa trẻ đã nhận thấy sự khuyết điểm của mình và đã chọn lựa đầu thai vào một gia đình có lý tưởng vị tha giúp đời, để cho y có cơ hội phát triển khía cạnh vị tha bác ái trong tâm tính của y.
Trong kiếp hiện tại, đứa trẻ luôn luôn có dịp tiếp xúc với những người mà mục đích chính trong đời là phụng sự kẻ khác. Óc thực tế của y thường ảnh hưởng đến những người khác trong gia đình một  cách  lành  mạnh,  trái  lại, lý tưởng vị tha của họ hằng ngày đều nhắc nhở cho y biết rằng ngoài ra những giá trị thực tế và vật chất của cuộc đời, còn có những giá trị đạo đức tâm linh. Tuy rằng kinh nghiệm đó không có đem đến một sự thay
đổi hoàn toàn trong cái giá trị căn bản của cuộc đời y là khoa học thực dụng, nhưng nó đã ảnh hưởng đến con người của y bằng cách làm cho y trở nên bớt ích kỷ khô khan và trở nên cởi mở hồn nhiên hơn về mặt giao tế ngoài xã hội.
Như thế, việc chọn lựa hoàn cảnh để đầu thai dường như đã đạt được mục đích sửa đổi tâm tính và cuộc đới của y ít nhất là một phần nào. Những tài liệu hồ sơ Cayce chứng minh  một cách đầy đủ  rằng  những linh hồn  sắp sửa tái sinh trở lại cõi trần có một ít là được tự do trong việc chọn lựa hoàn cảnh và gia đình nào họ muốn đầu thai đây cũng có thể là duyên nghiệp hay nợ nần gì với người cha, người mẹ. Có vài bằng chứng chỉ rằng
đối với những linh hồn kém tiến hóa, thì sự tự do chọn lựa ấy có giới hạn, nhưng nói chung thì sự lựa chọn cha mẹ để đầu thai dường như là một cái đặc quyền của mỗi linh hồn.
Người ta không dễ hiểu lý do tại sao một linh hồn lại cố tình chịu đầu thai vào một nhà ổ chuột tôi tăm trong ngõ hẻm, với những cha mẹ bần cùng khốn khó, một thể xác yếu đuối bệnh tật, và những hoàn cảnh bất lợi khác. Xét qua bề ngoài thì dường như một sự chọn lựa như thế có vẻ vô lý, nhưng nếu xét kỹ người ta thấy rằng điều ấy cũng có một lý do sâu xa về nhân quả – nghiệp báo nên họ mới bị đầu thai vào đó nhưng lại có khi một linh hồn cố ý chọn lựa một hoàn cảnh xấu xa bất lợi để làm phương tiện lấy đà, hầu có nỗ lực cố gắng vượt qua mọi chướng ngại và chiến thắng nghịch cảnh.
Có một điều lạ là sự tự do chọn lựa ấy dường như là có một ảnh hưởng đến tỷ lệ chết yểu của trẻ con. Nói chung thì khi sinh ra, một linh hồn có thể thoáng thấy một phần nào cái viễn ảnh cuộc đời tương lai của mình ở thế gian, khi y chọn lựa cha mẹ của y và hoàn cảnh để đầu thai. Nhưng vì con người còn có quyền xử dụng ý chí, tự do nên luật Tự Nhiên khiến cho y không thể nào biết trước tất cả mọi việc xảy ra trong tương lai. Sau khi
đã chọn lựa cha mẹ và sinh ra ở thế gian, một linh hồn có thể nhận thấy rằng những người làm cha  mẹ của  y không  ứng đáp lại đúng y như nguyện vọng của y sở cầu. Bởi đó, cái mục đích của y nhắm khi đầu thai vào làm con trong gia đình ấy đã hỏng, vì y đã gặp phải những hoàn cảnh khác hẳn, nên linh hồn bèn không muốn sống nữa và tự ý rút lui.
Dưới đây là một trường hợp một thiếu phụ mà cuộc soi kiếp cho biết rằng trong một kiếp trước, nàng đã bị chết yểu. Kiếp này nàng đầu thai trở lại một gia đình nọ do bởi sự hấp dẫn của người mẹ, nhưng sau khi sinh ra nàng được ít lâu thì người cha bắt đầu say sưa chè chén, trở nên thô lỗ cộc cằn và đánh đập vợ con. Thất vọng vì cảnh gia đình ấy, linh hồn đứa trẻ bèn quyết định không sống nữa và sau một cơn đau ốm vặt thuộc về bịnh
trẻ con, nàng bèn từ giả cõi trần để trở về chốn cũ! Cuộc soi kiếp cho biết rằng những sự “Rút lui” như thế là những hiện tượng rất thông thường. Nếu như vậy, thì sự chết yểu của trẻ con, ít nhất trong vài trường hợp, có thể ví dụ như sư rút lui âm thầm của một khán giả đi xem hát, bị thất vọng khi xem  một màn đầu không được hấp dẫn, bèn lẳng lặng đứng dậy bỏ ra về. Trong vài trường hợp như trường hợp kể trên, một sự rút lui như thế có thể là do sự lỗi lầm của những người làm cha mẹ; nhưng trong những trường hợp khác, nó chỉ là do sự xét đoán sai lầm của linh hồn đầu thai.
Đôi khi, sự chết yểu của một đứa con vừa sinh ra có thể được coi như một kinh nghiệm đau khổ cần thiết cho những người làm cha mẹ. Đứa con chỉ sinh ra có một lúc ngắn ngủi với một tinh thần hy sinh, để đem lại cho một bài học đau khổ mà họ cần dùng, và nhờ đó họ sẽ có cơ hội tiến hóa về tinh thần.
Một điểm lý thú khác đã được xác nhận rõ ràng và nhiều lần trong những tập hồ sơ của Cayce, là lúc thụ thai không phải là lúc nào linh hồn của đứa trẻ nhập vào trong bụng người mẹ. Những cuộc soi kiếp thường khuyên các bà mẹ có mang hãy giữ gìn tư tưởng trong thời kỳ thai nghén, vì những tư tưởng của người mẹ có thể ảnh hưởng đến cái bào thai, và quyết định một phần nào về loại linh hồn nào sẽ đầu thai vào làm cho con họ.
Về điểm này và nhiều điểm khác nữa, người ta cần có những cuộc sưu tầm bằng khả năng khiếu Thần Nhãn. Sự sinh sản không phải là một sự tình cờ, và việc một đứa trẻ lọt lòng mẹ để chào đời không phải là một điều giản dị như người ta có thể tưởng. Về vấn đề này cũng như bao nhiêu vấn đề khác trên địa hạt nhân sinh, những cuộc soi kiếp của ông Cayce đã tỏ ra vô cùng lý thú và hữu ích vì nó hé mở những chân trời mới lạ để dìu dắt những cuộc sưu tầm khảo cứu của người đời nay.
*Kết: Thực ra chỉ có những người nghiệp tương đối nhẹ mới có thể ước nguyện lựa chọn cha mẹ. Những người cực thiện sẽ đầu thai ngay về cõi lành (cõi trời), những người cực ác sẽ bị lôi kéo ngay vào các nơi xấu (địa ngục hay ngạ quỷ ), không thể tự mình quyết định nơi đầu thai.  
Nói chung vẫn chủ yếu do duyên nghiệp của  họ với người cha và người mẹ hoặc nghiệp người ấy đã gây tạo khi còn sống thế nào họ sẽ thác sinh về cõi giới tương ứng.  
Bài trên chủ yếu nêu các vấn đề xảy ra trên thực tế, còn những việc sâu xa và các đường đi của duyên nghiệp hay nhân quả thì không thể dùng thuật thôi miên soi kiếp mà biết được vì rất phức tạp và còn rất nhiều nguyên do khác nữa, do đó cũng có những nhận xét chủ quan. Chúng ta đọc để tham khảo và suy ngẫm là chính, chứ không có bất kỳ một ai rõ được đường đi tường tận của Luật Nhân quả, nghiệp báo và luân hồi.

VIẾT CHO CON GÁI

Ôi, nếu cha không làm gì thì cha chỉ có nước tự nguyện chui vào nhà tù để trốn ánh mắt của con thôi. Chớ sống ở trên đời mà chỉ vì sợ bị bắt, sợ bị nhốt trong ngục tối để rồi không hòa nhịp với tiếng kèn tự do ngân vang, không đồng hành với những con người dũng cảm đang xuống đường trên khắp đất nước này thì nhục nhã lắm. Cha không sợ chuyện bị bắt nhốt bằng nỗi sợ khi phải đối diện với câu hỏi đó của con. Bởi vì làm người thì nỗi sợ hãi lớn nhất chính là ta có làm gì như một con người chân chính hay không? Ta có xứng đáng ngẩng cao đầu như một con người hay không? Đó mới chính là nỗi sợ lớn nhất, ám ảnh cha nhiều nhất...

*



Con cúc cu chuyên đái dầm ơi, cha đã phải canh me kỹ lắm mới có được giây phút hiếm hoi này để thổ lộ nỗi lòng sâu kín của mình cho con gái nghe. Đó là lúc mẹ con đã đi chợ vắng nhà và lúc con gái cưng của cha đang ngủ khì như một chú mèo lười nằm ườn ra ngủ dưới nắng trưa vậy.

Mặc dù con gái nhỏ xíu nhỏ xíu đang nằm trong nôi kia hoàn toàn không đáng tin chút nào vì luôn về phe với mẹ khi mẹ đi chợ về, nhưng cũng như mọi việc trọng đại khác ở trên đời, chúng ta sẽ phải thề. Cha và con gái sẽ phải long trọng thề trước Trời Đất, trước Thần Linh rằng, sẽ không bao giờ phản bội lại lời thề thiêng liêng này và sẽ đem những bí mật mà cha sắp nói ra đây xuống mồ nhé. Chạm tay nào. Yesss...

Con gái ơi. Cha sợ hãi lắm. Cha sợ bị cường quyền bắt sống, cha sợ bị cường quyền nhốt trong những ngục tù đen tối lắm. Đằng sau vẻ tươi tỉnh, ung dung thư thái của cha là nỗi sợ hãi mênh mông đen tối cứ lơ lửng như một thanh gươm Democrad treo trên đầu. Nỗi sợ hãi như một con rắn độc len lỏi trong tim và rình chờ ở đó, và khiến cho người cha vui tính của con luôn thấy ngạt thở, nhói lòng lúc ở một mình, khi không có mẹ và con chim cúc cu chuyên đái dầm là con gái ở bên..

Phải. Cha đã sợ hãi lắm khi có những người lạ lảng vảng quanh nhà ta, hay một khuôn mặt hầm hố đột ngột dừng chân trước mặt. Cha chết lặng khi đêm xuống tiếng chuông cửa đổ dồn đầy đe dọa. Cha run rẩy khi nghĩ đến ngày mai này, sẽ có những người lạ mặt, to khỏe bất ngờ xuất hiện và vật cha ngã xuống, mặt đập vào những viên đá tảng lót đường. Rồi họ vừa giẫm chân lên đầu cha, vừa khoái trá còng ngược tay cha lại. Tiếng còi hụ réo inh ỏi sẽ đưa cha, một tên tội phạm đang chết đi vì sợ về nơi địa ngục trần gian, tức là nhà ngục đen tối để sống hay chết nốt phần đời còn lại của một tên tù nhân khốn khổ...

Ôi, nếu nhìn thấy cha bị như vậy thì mẹ con sẽ khóc lóc, kêu Trời Đất và nguyền rủa những kẻ bất nhân gây nên thảm cảnh cho gia đình nhỏ bé của chúng ta.

Hihi... Ôi, giời ơi. Cha đã nhìn thấy mẹ con khóc lóc lên đồng kinh như thế nào khi ông ngoại mất con rồi, y như bà vãi mất váy ấy. Nhưng thôi, cha sẽ không kể lại cho con gái nghe đâu, kẻo mắc tội nặng là tội bất hiếu, nói xấu vợ đấy. Nhưng quả thực cha không muốn mẹ con xuất hiện vào lúc cha bị bắt đó đâu; mà chỉ muốn có mặt của con gái, con cúc cu chuyên làm ướt bím thôi. Lúc đó con gái cha sẽ mở đôi mắt đen lánh đang nhắm nghiền kia ra với duy nhất một câu hỏi xé lòng thôi: "Tại sao vậy"...

Tại sao bị bắt ư? Tại vì đất nước tuyệt đẹp của chúng ta như một nhà tù lớn nên hay có người bước vào nhà tù nhỏ. Tại vì chúng ta đang sống trong một thời vô luân, mạt pháp mà chỉ cần vài dòng chữ trái chiều, vài câu chửi thề hay một vài lần xuống đường đòi hỏi các quyền dân sinh, dân chủ thì kẻ đó đã trở thành một tên ghẻ lở vô vàn sự ghê sợ, sự xa lánh của xã hội và đã là một tên tù nhân khốn khổ rồi, dù chưa bị bắt nhốt. Nhưng kẻ đó đã bị gắn lên người nỗi sợ hãi chung thân rồi.

Thôi, cha không muốn làm ô uế giấc ngủ thiên thần của con gái cưng với những câu chuyện bẩn thỉu về xã hội hôm nay đâu. Cha chỉ nói một câu cuối cùng thôi trước khi mẹ về. Đó là những nỗi sợ hãi kinh khủng cha kể ở trên chỉ là vặt vãnh, là nhỏ bé và vô nghĩa nếu đem so sánh với nỗi sợ hãi khi rồi đây con gái cha sẽ thức dậy, mở to đôi mắt đen kia ra với một câu hỏi đắng lòng: "Cha đã làm gì cho dân cho nước".

Ôi, nếu cha không làm gì thì cha chỉ có nước tự nguyện chui vào nhà tù để trốn ánh mắt của con thôi. Chớ sống ở trên đời mà chỉ vì sợ bị bắt, sợ bị nhốt trong ngục tối để rồi không hòa nhịp với tiếng kèn tự do ngân vang, không đồng hành với những con người dũng cảm đang xuống đường trên khắp đất nước này thì nhục nhã lắm. Cha không sợ chuyện bị bắt nhốt bằng nỗi sợ khi phải đối diện với câu hỏi đó của con. Bởi vì làm người thì nỗi sợ hãi lớn nhất chính là ta có làm gì như một con người chân chính hay không? Ta có xứng đáng ngẩng cao đầu như một con người hay không?

Đó mới chính là nỗi sợ lớn nhất, ám ảnh cha nhiều nhất. Chớ còn nỗi sợ hãi bị bắt kia thì có là gì so với nỗi sợ hãi khi không làm được người đứng thẳng lưng dưới ánh sáng mặt trời. So sánh như thế thì mới thấy được nỗi sợ bị bắt chỉ bé tí tẹo, chỉ như cục c...

Ấy chết, cha nói tục rồi. Theo thỏa thuận đã ký kết giữa hai cha con mình thì khi nào cha nói tục thì con gái sẽ không thèm nghe cha nói nữa. Cha biết rồi, và sẽ để con gái ngủ và đái dầm tiếp nhé. Còn cha sẽ trở về với cái góc tăm tối của mình để đối đầu với nỗi sợ hãi của mình..     .....SƯU TẦM,,,,

KHUYỂN NGHĨA

Nghĩa khuyển chi tình!
 
From: KINH NGUYEN
 

Chó xả thân che chắn bé gái trong biển lửa

 20/08/2016
Dù lẽ ra đã có thể tự thoát thân khỏi đám cháy nhưng chú chó 6 năm tuổi Polo vẫn dũng cảm ở lại trong ngôi nhà đang cháy để che chắn cho bé gái mới 8 tháng tuổi khỏi biển lửa. Bé gái đã được cứu sống, nhưng Polo thì không qua khỏi.
Cuộc sống của người mẹ trẻ Erika Poremski đã hoàn toàn bị đảo lộn trong tuần qua khi một trận hỏa hoạn thiêu rụi nhà của cô và chú chó cưng tên Polo của cô đã dũng cảm hy sinh thân mình để che chắn cho con gái đầu lòng của cô khỏi biển lửa.
Cho xa than che chan be gai trong bien lua - Anh 1
Viviana và chú chó Polo. Ảnh: CBS News
Poremski hôm 19-8 kể lại rằng cô vừa ra khỏi nhà và đang đi bộ về phía ô tô của mình thì đột nhiên cô quay lại và thấy ngôi nhà đã phát cháy và đang chìm trong lửa. Khi đó, bé Viviana (8 tháng tuổi)- con gái cô- và chú chó cưng Polo (6 năm tuổi) vẫn còn kẹt bên trong.
Poremski kể lại với đài CBS: “Tôi đã cố gắng vào trong nhà. Con gái tôi ở ngay phía trên cầu thang, nhưng khói quá mù mịt khiến tôi không thể vượt qua được”. Poremski bị một vài vết bỏng ở tay và mặt do nỗ lực vào bên trong ngôi nhà đang cháy để cứu Viviana và Polo. Trong cơn hoảng loạn và khói mù mịt, Poremski thậm chí không nhìn thấy da của cô bị bỏng khi cô nắm phải tay vịn cầu thang bằng kim loại đang nóng chảy.
Khi gia chủ không thể vào trong nhà và lính cứu hỏa vẫn còn đang trên đường tới giải cứu, chú chó Polo đã dũng cảm ở lại trong phòng ngủ trên lầu nới Viviana đang khóc. Poremski tin rằng lẽ ra Polo đã có thể chạy xuống nhà và ra khỏi cửa từ lâu để đến chỗ an toàn, nhưng chú chó đã lựa chọn ở lại để dùng thân mình che chắn cho Viviana khỏi ngọn lửa.
“Có thể nói Polo là đứa bé đầu tiên của tôi trước khi tôi có Viviana. Nó giống như con tôi vậy. Nó luôn theo chúng tôi đi khắp mọi nơi” – Poremski xúc động chia sẻ.
Tình cảm gắn bó thắm thiết ấy có lẽ đã giải thích cho hành động hy sinh dũng cảm của chú chó Polo để bảo vệ con gái của gia chủ. Polo đã không qua khỏi, còn Viviana vẫn còn sống đến hôm nay nhờ có Polo bảo vệ bên cạnh. Poremski kể rằng khi đội cứu hỏa đến nơi và tiếp cận được bé Viviana, họ thấy chú chó đã chết trong tư thế dùng thân mình bao phủ che chắn cho Viviana, còn bé chỉ bị bỏng ở một tay và một bên sườn, nhưng đang trong tình trạng hiểm nghèo. Các nhân viên y tế đã lập tức sơ cứu ngay tại hiện trường và cứu sống bé.
Cho xa than che chan be gai trong bien lua - Anh 2
Polo luôn quấn quít bên cạnh 2 mẹ con Poremski. Ảnh: CBS News
Điều kỳ lạ là Poremski tin rằng chú chó cưng của cô dường như đã linh cảm trước được tai họa này. Cô kể: “Vào hôm xảy ra vụ cháy, nó hành động kỳ quặc cả ngày hôm đó. Tôi thậm chí còn nói với một người bạn rằng tôi sẽ đưa nó đến bác sĩ thú y. Nó cứ bồn chồn, kêu ăng ẳng và đi theo tôi suốt”.
“Polo và con gái tôi là tất cả những gì tôi có. Tôi đã mất những gì tôi yêu chỉ trong nháy mắt. Tôi cảm thấy như đang đuối nước và không thể thoát ra nổi”- Poremski nghẹn ngào khi nói về chú chó đã mất của cô.
Cho xa than che chan be gai trong bien lua - Anh 3
Erika Poremski và Viviana sống hạnh phúc trước khi xảy ra thảm họa. Ảnh: CBS News
Cho xa than che chan be gai trong bien lua - Anh 4
Mất đi chú chó Polo dũng cảm, có lẽ vết thương trong lòng người mẹ trẻ này cần nhiều thời gian để chữa lành.
Ngôi nhà của gia đình Poremski đã tan nát, còn Viviana vẫn đang phải điều trị những vết bỏng khá nặng. Do vậy chiến dịch GoFundMe đã tiến hành vận động gây quỹ để hỗ trợ chi phí điều trị y tế cho bé Viviana. Đến nay, số tiền quỹ mà trang web GoFundMe quyên góp được vào khoảng 17.000 USD, một con số có lẽ sẽ tạm giúp được gia đình người mẹ trẻ này khắc phục những khó khăn tài chính, nhưng vết thương tinh thần trong lòng họ sau sự ra đi của Polo có lẽ phải mất nhiều thời gian hơn để chữa lành.
N. Thương (theo CBS News)

PHÍM F VÀ J

Vì sao phím F và J trên bàn phím máy tính lại có đường lằn ngang?

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhPfJO8vldsFEiIU_oucEH0YB4jS2RWnlxgnbrnTaI8y-piPE5vV9p2I8Xz-UCmLO3-2QgtHrBLpotreQ_uD9YPQJxqhFCSfX7yqXCS2eynLO9TesEgozFYsfpSFcofINcrKp49HLrEwhg/s400/ban-phim.jpgNếu bạn để ý, bạn sẽ thấy trên phím F và J của bàn phím máy tính có một đường lằn ngang. Vì sao lại thế ?
Không phải vô tình mà trên các phím này lại có đường lằn ngang như vậy. Thực tế, những đường lằn trên phím F và J được thiết kế để giúp người dùng đặt đúng ngón tay vào vị trí của các phím bấm, mà không cần nhìn xuống bàn phím.
Chỉ hai phím này có đường lằn vì để gõ đúng phím mà không cần nhìn vào bàn phím, hai ngón tay trỏ của chúng ta sẽ đặt lên hai phím F và J này. Và những ngón tay tiếp theo của hai bàn tay sẽ thứ tự đặt lên các phím bấm tiếp theo. Còn hai ngón cái sẽ vừa vặn vào phần thanh space bar. Ai đã thiết kế nên đường lằn kỳ diệu này? Đó chính là June E Botich.
Bà đã sáng tạo nên đường lằn này để tăng tốc độ gõ phím và tăng sự chính xác khi gõ phím cho người dùng. Botich là người Naples, Florida (Mỹ), và bà đã đăng ký bằng sáng chế cho sáng tạo "nhỏ bé" này vào tháng 4/2002.
Theo ictnews

CÂU CHUYỆN CUỘC SỐNG

Câu chuyện cuộc sống
Hi!Hai đọc & chuyển

Ba con búp bê, chiếc kim và bài học có người cả đời mới nhận ra

Chỉ bằng ba con búp bê và một chiếc kim, người giáo viên đã truyền tải tới học sinh của mình một bài học vô cùng thấm thía mà nhiều người có khi phải mất cả đời mới nghiệm ra.

  • Trong một giờ học về đạo đức, giáo viên đem ba con búp bê tới trước mặt cả lớp và yêu cầu học sinh tìm sự khác nhau giữa ba món đồ chơi trên.
Nhìn bên ngoài, cả ba con búp bê có vẻ như giống hệt nhau cả về kích thước, hình dáng và chất liệu. Sau một hồi săm soi, một học sinh trong lớp đã phát hiện ra những chiếc lỗ trên các con búp bê.Ba con búp bê, chiếc kim và bài học có người cả đời mới nhận ra - Ảnh 1.

Giáo viên đưa ra ba con búp bê giống nhau và yêu cầu học sinh phát hiện sự khác biệt. (Ảnh minh họa)
Con búp bê thứ nhất có lỗ ở hai tai. Con búp bê thứ hai có một lỗ ở tai và một lỗ ở miệng. Con búp bê thứ ba chỉ có một lỗ ở một bên tai.
Sau đó, giáo viên đưa ra một cái kim và yêu cầu học sinh này lần lượt xỏ qua các lỗ phát hiện được trên ba món đồ chơi.
Khi xỏ kim qua lỗ tai con búp bê thứ nhất, nó sẽ đi qua lỗ ở tai bên kia. Đối với con búp bê thứ hai, kim sẽ đi từ tai ra miệng. Nhưng đến lượt con búp bê thứ ba thì chiếc kim khi xuyên qua một bên tai tất nhiên sẽ không có đường ra.
Đó chính là bài học mà giáo viên muốn truyền tải tới các học sinh thân yêu của mình. Con búp bê thứ nhất đại diện cho những người luôn tỏ ra là họ đang lắng nghe bạn và quan tâm tới bạn.
Ba con búp bê, chiếc kim và bài học có người cả đời mới nhận ra - Ảnh 2.
Có ba hạng người bạn không bao giờ được quên: Người giúp bạn lúc khó khăn, người bỏ rơi bạn lúc khó khăn, và người đã đẩy bạn vào tình trạng khó khăn.
Thế nhưng, họ không hề thật lòng. Sau khi nghe xong, tất cả những lời tâm sự thật lòng của bạn sẽ giống như chiếc kim kia trôi từ tai này sang tai khác. Họ thực chất chẳng quan tâm gì bạn đâu và bỏ mặc bạn với những khó khăn của mình.
Con búp bê thứ hai chính là những người cũng luôn cho bạn cảm giác được lắng nghe và quan tâm sâu sắc như loại người thứ nhất.
Nhưng nguy hiểm hơn, giống như chiếc kim đi từ tai tới miệng, những người này sẽ dùng chính những gì mà bạn đã đem hết tâm can ra nói với họ để kể lại với người khác nhằm hãm hại bạn và lợi dụng những bí mật bạn đã nói ra để phục vụ mục đích của họ.
Hạng người này nếu phát hiện ra tất nhiên bạn nên tránh xa càng sớm càng tốt.
Món đồ chơi thứ ba – con búp bê chỉ có một lỗ ở một bên tai chính là người mà bất cứ ai trong chúng ta cũng cần và mong muốn có được ở bên cạnh mình. Họ luôn khiến những người xung quanh cảm thấy tin tưởng và có thể dựa vào lúc khó khăn.
Bài học rút ra: Trên đời này, không phải ai tỏ ra lắng nghe bạn cũng là người bạn có thể tin tưởng dựa vào lúc khó khăn. "Không phải cái gì lấp lánh cũng là vàng", không phải ai lắng nghe mình cũng là bạn tốt.
Trước khi muốn giãi bày điều gì đó với ai, hãy chắc chắn đó là một người bạn luôn trung thành và đáng tin cậy nếu không muốn những điều mình nói ra sẽ làm hại bản thân bạn sau này

Chủ Nhật, 21 tháng 8, 2016

6 ĐIỀU

6 điều làm nên con người bạn hơn là công việc bạn đang làm

“Bạn làm nghề gì?” có lẽ là câu hỏi thông dụng nhất sau câu “Bạn tên gì?” khi làm quen với một người. Có lẽ câu trả lời dành cho câu hỏi này trong xã giao, thậm chí trong những trao đổi thành thật hơn, chúng ta thường chỉ nói đến nghề nghiệp của mình như thể chúng là điều tiếp theo sau của phần giới thiệu danh tính.
Với vài người, đây là điều chắc chắn, bởi lẽ một sự liên hệ sâu sắc với công việc của bạn có thể là một sự thỏa mãn tuyệt vời với họ. Tuy vậy, có nhiều thứ đối với chúng ta hơn là chỉ có “làm gì” để được trả lương. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc liên tưởng đến bản thân mình ngoài giờ làm việc, hãy tự nhớ lại những khía cạnh sau để làm bạn trở nên trọn vẹn hơn:

1. Cách mà bạn cư xử với người khác

Ảnh: Sean Gallup/Getty Imges


Thế giới quan vững chắc nhất của tôi là mọi vấn đề mình gặp phải trong mối quan hệ với những người xung quanh đều xuất phát từ cách ta cư xử với họ. Rèn luyện lòng trắc ẩn đối với những người xung quanh chúng ta và thậm chí tạo ra những nguyên tắc riêng của bản thân đối với người khác để chúng ta cũng có thể trắc ẩn đối với bản thân mình, vượt qua phạm vi của nơi làm việc.
2. Bạn làm gì để đem đến hạnh phúc cho cuộc sống của mình
Có lẽ làm việc khiến bạn thấy hạnh phúc. Nhưng, nó có lẽ không phải là duy nhất. Điều gì khác làm bạn cảm thấy phấn chấn? Những thứ làm chúng ta hứng thú sâu sắc hoặc giúp chúng ta vứt bỏ mọi náo nhiệt hằng ngày đều đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của bạn và để hiểu rõ về bạn thân mình.

3. Điều gì làm bạn bật cười

Không có gì bằng một trận cười bể bụng thả ga. Thứ gì kích thích cơn buồn cười của chúng ta, cách chúng ta cười và độ thường xuyên của chúng nói lên một cách hùng hồn về con người chúng ta. Đặc biệt nếu ta đối mặt với những tình huống nghiêm trọng thường lặp lại, biết nhắc nhở bản thân chia sẻ trong những cuộc vui vô tư là quan trọng nhất.

4. Cách chúng ta đối xử với loài vật và thiên nhiên

Mahatma Gandhi được ngợi ca với câu nói “Sự vĩ đại của một quốc gia có thể được đánh giá bởi cách họ đối xử với loài vật.” Điều này nói cho Mẹ Thiên nhiên và nó cũng đúng trong việc phản ánh bản thân của riêng mỗi chúng ta. Những gì trong thế giới thiên nhiên chúng ra có thể đóng góp để bảo tồn? Những hành động nào để đảm bảo chúng được thực thi một cách tốt đẹp? Những nét tiêu biểu này giúp chúng ta hiểu bản thân mình và hoàn cảnh của mình như một thực thể cùng chia sẻ Trái đất với những người khác.Ảnh: Jonas Vincent/Unsplash

5. Những giá trị cốt lõi quan trọng nhất của bạn

Bạn có những phản ứng bất ngờ ngào khi nghe về một chuyện sai trái? Sự không thành thật, ích kỷ hay đổ lỗi cho người khác có làm bạn khó chịu đến tận xương tủy? Ngược lại, hành động nào làm bạn ngưỡng mộ – sự thân thiết, trách nhiệm cá nhân, hay sự sáng tạo? Sâu bên trong mỗi chúng ta để chứa đựng những giá trị đáng quý, những điều giúp định hình chúng ta trở thành con người như hiện nay.

6. Ảnh hưởng đến thế giới xung quanh

Nếu cuộc đời của bạn kết thúc vào ngày mai, những di sản nào của bản thân giúp bạn cảm thấy ấm áp và mờ nhạt? Cân nhắc về việc chúng ta sẽ được nhớ đến như thế nào sẽ giúp chúng ta có thể thay đổi bản thân như nhân vật Scrooge (ND: trong tiểu thuyết Christmas Carol của nhà văn Charles Dickens), thực sự điều này có thể làm tỏa sáng những phẩm chất tốt đẹp nhất của bản thân. Hãy tham gia vào những hoạt động mà bạn cảm thấy có những tác động tích cực đến thế giới xung quanh mình

20 CÂU

Càng đọc càng thấy thấm thía 20 câu châm ngôn sâu sắc nhất “mọi thời đại”

Hãy cùng đọc và suy ngẫm những câu thành ngữ thời hiện đại có ý nghĩa giáo dục rất sâu sắc!
1. Dạy con trẻ vạn lời hay, không bằng nửa ngày làm gương, làm mẫu
cham-ngon-dai-dien (Ảnh minh họa)
2. Cha mẹ chỉ biết cho, chẳng biết đòi. Con cái thích vòi mà không biết trả
3. Cha mẹ ngồi đấy không hỏi, không han, bước vào cơ quan cúi chào thủ trưởng
4. Con trai chào trăm câu không bằng nàng dâu một lời thăm hỏi
5. Khôn đừng cãi người già, chớ có dại mà chửi nhau với trẻ
6. Gọi cha: ông khốt, gọi mẹ: bà bô. Ăn nói xô bồ thành ngừơi vô đạo
cham-ngon-1 (Ảnh minh họa)
8. Gian nhà, hòn đất, mất cả anh em. Mái ấm bỗng nhiên trở thành mái nóng
9. Ngồi bên bia rượu hàng giờ, dễ hơn đợi chờ nửa giây đèn đỏ
cham-ngon-2 (Ảnh minh họa)
10. Ngồi cùng thiên hạ, trăm việc khoe hay. Mẹ ốm bảy ngày không lời thăm hỏi
11. Bài hát Tây Tàu hát hay mọi nhẽ. Lời ru của mẹ chẳng thuộc câu nào
12. Khoẻ mạnh mẹ ở với con, đau ốm gầy còm tuỳ nghi di tản
13. Khấn Phật, cầu Trời, lễ bái khắp nơi, nhưng quên ngày giổ Tổ
cham-ngon-3 Ảnh minh họa
14. Giỗ cha coi nhẹ, nuôi mẹ thì không. Cả vợ lẫn chồng đi làm từ thiện
15. Cha mẹ còn thơm thảo bát canh rau. Đừng để mai sau xây mồ to, mả đẹp
16. Ở đời bất thiện, là tại nhàn cư. Con cháu mới hư đừng cho là hỏng
17. Bạn bè tri kỷ, nói thẳng nói ngay. Con cháu chưa hay đừng chê đồ bỏ
18. Bảy mươi còn phải học bảy mốt. Mới nhảy vài bước chớ vội khoe tài
19. Tiếp thị vào nhà bẻm mép, cẩn thận cảnh giác, đôi dép không còn
20. Cầu thủ thế giới tên gọi chi chi, thoáng nhìn tivi đọc như cháo chảy, ông nội ngồi đấy thử hỏi tên gì?