Thứ Ba, 30 tháng 6, 2015

HÌNH ẢNH QUÊ HƯƠNG

Những hình ảnh thanh bình  ngày xưa không biết  nay còn không.
Thật dễ thương với bụi tre ,cây chuối, cây dừa cây cau,chiếc thuyền nho nhỏ. Những câu ca dao truyền khẫu , câu hò câu hát  này  chắc chắn mình không có dịp nghe hay trông thấy nữa.
Xin chuyễn tiếp để bà con...nhớ nhà chơi 
NH

Cho em trở lại đường xưa 
Để em tìm lại gốc dừa cạnh ao 
Lời anh âu yếm chiều nào 
Thoảng vang trong gió rì rào chớm thu

Ðất Quảng nam chưa mưa đà thấm 
Rượu Hồng Ðào chưa nhấm đà say 
Bạn về đừng ngủ gác tay 
Nơi mô nghĩa nặng, ân dày thì theo”. 

“Quê tôi có gió bốn mùa, 
Có trăng giữa tháng có chùa quanh năm. 
Chuông hôm gió sớm trăng Rằm, 
Chỉ thanh đạm thế âm thầm thế thôi. 
Mai này tôi bỏ quê tôi, 
Bỏ trăng bỏ gió chao ôi bỏ chùa”. 




Đố ai lượm đá quăng trời, 
Đan gàu tát biển ghẹo người cung trăng. 
Đừng thấy miếu rách mà khinh, 
Miếu rách mặc miếu, thần linh hãy còn. 
Được mùa chê gạo vô hơi, 
Mất mùa ăm cám, trời ơi, hỡi trời. 




Đưa nhau đổ chén rượu hồng 
Mai sau em có theo chồng đất xa 
Qua đò gõ nhịp chèo ca 
Nước xuôi làm rượu quan hà chuốc say 




Sông dài cá lội biệt tăm, 
Phải duyên chồng vợ ngàn năm cũng chờ. 
Ruộng ai thì nấy đắp bờ, 
Duyên ai nấy gặp đừng chờ uổng công. 




Công anh chẻ nứa đan bồ 
Con chị đi mất, anh vồ con em 
Công anh rọc lá gói nem 
Con chị đi mất, con em trốn chồng



Đưa nhau đổ chén rượu hồng 
Mai sau em có theo chồng đất xa 
Qua đò gõ nhịp chèo ca 
Nước xuôi làm rượu quan hà chuốc say 


 
Cau già dao bén thì ngon 
Người già trang điểm phấn son cũng già 























Quê tôi có gió bốn mùa, 
Có trăng giữa tháng có chùa quanh năm. 
Chuông hôm gió sớm trăng Rằm, 
Chỉ thanh đạm thế âm thầm thế thôi. 
Mai này tôi bỏ quê tôi, 
Bỏ trăng bỏ gió chao ôi bỏ chùa”. 
















VUI + SUY NGẪM

Cấm cười to ...

Thư ký có... mặc quần lót đen bao giờ ?
Bà vợ lấy xe ôtô của chồng đi mua sắm. Khi về bà ném một cái quần lót đen vào mặt chồng và tru tréo...
- Quần lót đen ! Chắc chắc cái này là của con thư ký của anh đây. Tôi thấy nó ở ghế sau xe ôtô !
Chồng chống chế:
- Vớ vẩn ! Cô ấy làm việc cho tôi đã được 6 năm. Suốt thời gian đó, tôi chưa thấy cô ấy mặc quần lót màu đen bao giờ cả.


Khi bố mẹ 'hớ hênh'
Cô giáo yêu cầu học sinh lấy ví dụ về một câu hát ru từ mẹ của mình....
Cô giáo: Em hãy thử lấy ví dụ về 1 câu hát ru mà em được nghe từ mẹ ruột của mình xem nào?
Học sinh: "Con cò bay lả bay la ...ơ...ơ... bay từ cửa phủ ..... Bẹp! Bỏ cái tay ra, từ từ chờ con ngủ đã nào! "
Cô giáo : ....... ???? "

'Chỗ ấy' không thể khai
Một anh nông dân đi đăng ký kết hôn, cán bộ xã hỏi:
- Tại sao trong hồ sơ, cứ chỗ nào đề "nơi sinh" thì anh lại bỏ trống không điền vào?
Anh nông dân gãi đầu gãi tai một lúc rồi thỏ thẻ nói:
- Dạ, dạ...
Cán bộ nói:
- Cậu không việc gì phải giấu cứ nói ra xem nào.
Anh nông dân bẽn lẽn:
- Em nghĩ "chỗ ấy" anh cũng biết rồi nên em không viết ra sợ bẩn hồ sơ thôi!

Chưa được dùng nhưng được... sờ
Đứa con trai mới lớn tò mò hỏi ông bố:
- Bố ơi, đính hôn là gì hả bố?
Ông bố sau một hồi suy nghĩ liền trả lời:
- Con cứ tưởng tượng thế này. Bây giờ bố mua cho con một chiếc xe máy, nhưng con chưa đủ tuổi để được lái xe. Vậy con phải chờ đến khi nào đủ tuổi mới được đem ra sử dụng. Đính hôn cũng như thế
Gật gù ra chiều đồng ý, nhưng chỉ một lát sau nó liền hỏi lại:
- Nhưng con vẫn được sờ nắn bóp còi xe chứ ?!!!



Giá trị cuộc sống
sưu tầm & minh họa


                     Hạnh phúc giấu ở đâu..?
http://res.vtc.vn/media/vtcnews/2012/08/13/13_1.jpghttp://res.vtc.vn/media/vtcnews/2012/08/13/13_1.jpg
+ Ngày xưa, có lần “tập đoàn” yêu tinh họp nhau lại để lên kế hoạch làm hại con người
Một yêu tinh nói: “Chúng ta nên giấu một thứ gì đó quý giá của con người đi, nhưng giấu cái gì bây giờ?”.
 
Sau khi suy nghĩ, một yêu tinh đáp:
“Biết rồi, hãy lấy đi hạnh phúc của họ, họ sẽ ngày đem phải khổ sở u uất. Nhưng vấn đề là giấu nó ở đâu bây giờ?
Phải giấu ở nơi nào mà họ không tìm được ấy!”.
 
Một yêu tinh khác cho ý kiến:
“Thử quẳng nó lên đỉnh ngọn núi cao nhất của thế giới xem”.
Nhưng ý kiến đó bị phản đối ngay:
“Không được. Con người rất khoẻ mạnh, chuyện leo núi có nhằm nhò gì đâu”.
 
Một yêu tinh khác lại có ý tưởng:
“Vậy ta giấu nó xuống vực biển sâu nhất nhé?”.
Nhưng các yêu tinh lại đồng loạt phản đối:
“Không, con người rất tò mò. Họ sẽ tạo ra những chiếc tàu hiện đại để đi xuống tận đáy biển. Rồi tất cả
mọi người cũng sẽ biết”.
 
Một yêu tinh nhỏ tuổi đứng lên:
“Hay để nó ở một hành tinh khác đi!”.
Tuy nhiên, một yêu tinh lớn tuổi đáp:
“Không được, con người rất thông minh. Càng ngày họ càng thám hiểm nhiều hành tinh đấy thôi”.
 
Bầy yêu tinh lại im lặng suy nghĩ. Chợt một yêu tinh già lụ khụ đứng lên đưa ra ý kiến:
“Tôi biết ta nên giấu hạnh phúc ở đâu rồi! Hãy giấu nó ở chính bên trong con người. Đa số mọi người đều luôn cố gắng
lùng sục hạnh phúc ở khắp nơi khắp chốn và bao giờ cũng thấy người khác hạnh phúc hơn mình. Bản thân họ thì chẳng
bao giờ họ quan tâm. Giấu ở đó thì con người chẳng bao giờ tìm thấy đâu!”.
 
Tất cả yêu tinh đều nhất trí với giải pháp này và kể từ đó, rất nhiều người mải mê đi kiếm hạnh phúc mà không biết nó đã được giấu ngay trong tâm hồn mình!
 
Hạnh phúc đơn giản là ngay chính trong tâm hồn của mỗi con người ...hạnh phúc chính là điều giản dị quanh ta
mà chẳng phải mất công tìm kiếm... Hãy trân trọng nó !                      http://ngoisao.net/Files/Subject/3b/9d/d5/bf/vogue13.jpg
                                 Have a Wonderful day !

Giá trị cuộc sống
Hi!Hai sưu tầm
( Chỉ mang tính nhắc lại...vì bài đã được đăng lâu.)

                                  Bài diễn văn hay nhất ..















Have Good time !

THẰNG BỜM

Thằng Bờm có cái quạt mo...
http://profile.ak.fbcdn.net/hprofile-ak-snc4/368901_100003883826183_1133428972_n.jpg

Kính chuyển để chia sẻ và Tùy Nghi.
Línhthủy sưu tầm.
Hình như là người Việt Nam không mấy ai lại không biết bài ca dao Thằng Bờm. Trẻ con bắt đầu học nói đã được học Thằng Bờm rồi. Hiện có nhiều bản chép bài ca dao này rất khác nhau. Xin chép ra đây theo bản của Vũ Ngọc Phan in trong cuốn Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam :

Thằng Bờm có cái quạt mo
Phú ông xin đổi ba bò chín trâu.
Bờm rằng : Bờm chẳng lấy trâu,
Phú ông xin đổi ao sâu cá mè.
Bờm rằng : Bờm chằng lấy mè,
Phú ông xin đổi ba bè gỗ lim.
Bờm rằng : Bờm chẳng lấy lim,
Phú ông xin đổi con chim đồi mồi
Bờm rằng : Bờm chẳng lấy mồi,
Phú ông xin đổi hòn xôi: Bờm cười

Từ bài ca dao ngày người ta đưa Bờm lên phim, đưa Bờm lên báo, giao cho giữ các mục như “Bòm trả lời”, “Bờm vẽ”, “Bờm cười”... Kể ra sức sống của Bờm thật mãnh liệt.
Ấy vậy mà cho đến nay hình tượng Bờm cũng được hiểu rất khác nhau, thậm chí đối lập nhau. Có người cho Bờm là kẻ ngu dốt, thậm chí ngu đến ba đời. Có người lại khẳng định Bờm là người thông minh, biết người, biết ta. Lại có người chê Bờm là tham ăn, thực dụng, tít mắt lại trước “hòn xôi” v.v... và v.v... Bờm đã trở thành đối tượng tranh cãi bàn luận của nhiều bậc thức giả, những người bình dân. Mặc lòng dù sao, Bờm vẫn sống trong lòng mỗi người Việt Nam. Có phải vì tác phẩm văn học là đa nghĩa nên ai muốn hiểu Bờm theo cách nào cũng được sao ? Đâu là chân dung đích thực của Bờm đây ?

Trước hết, có lẽ cần xem có đúng Bờm là đại diện cho những gì ngu dốt của người nông dân không ? Hãy bắt đầu từ cái Bờm có. Bờm có cái “quạt mo”. Chỉ là cái quạt mo thôi, thế mà phú ông lại đưa bao thứ quý giá gấp trăm, gấp ngàn lần để đổi. Ấy vậy mà Bờm lại “lắc” tất cả, chỉ “gật”, nói đúng hơn, chỉ “cười” với “hòn xôi”. Theo logic thông thường như vậy là Bờm rất dại, nếu không nói là ngu. Có người đã cho rằng tầm nghĩ của Bờm không quá “hòn xôi”, rằng cái nhìn của Bờm chỉ ngang “hòn xôi”. Cho nên Bờm đã tít mắt với nó. Hẵng cứ tạm đồng ý với cách nghĩ vậy, rằng tâm tưởng của Bờm không vượt quá “hòn xôi”. Vậy còn phú ông thì sao ? Chẳng lẽ phú ông cũng “ngu” nốt, không biết giá trị các vật mình đưa đổi là có giá trị gấp trăm, gấp ngàn lần cái “quạt mo” tầm thường kia hay sao ? Hay cái quạt mo của Bờm là quạt thần ?
Trong dân gian không có chỗ nào cao dao nói “cái quạt mo” là vật đặc biệt cả. Xin đọc:

Lấy anh, anh sắm sửa cho
Cái bị, cái bát, cái quạt mo đuổi ruồi.

Đây là một câu hát đối đáp, cố ý trêu tức đối phương. Nghĩa đen là lấy anh, anh sắm sửa vật dụng cho mà đi ăn mày.
Vật dụng để đi ăn mày đó bao gồm “cái bị”, “cái bát” và “cái quạt mo đuổi ruồi”. Như vậy quạt mo là cái vật dụng của người khổ nhất trong xã hội (người ăn mày) thì nào có phải là có gì đặc biệt đâu ! Lại nữa trong dân gian những gì mà gắn bó với “mo” thì cũng chẳng phải quý giá và đặc biệt gì. Chẳng hạn :

Những người phính phính mặt mo
Chân đi chữ bát thì cho chẳng màng !

Dân gian từng gọi những kẻ mặt dày trơ trẽn là “mặt mo”. Tất nhiên, trong dân gian người ta cũng dùng “quạt” để biểu đạt những cái gì có giá trị, nhưng đó không phải là quạt mo. Chẳng hạn dùng “quạt” để làm biểu tượng của tình yêu :

Anh về để quạt lại đây
Mở ra, khép lại cho khuây cơn buồn.

Cái quạt có “hơi hám” của anh nên em đỡ buồn, đỡ nhớ. Nhưng đó là cái quạt “mở ra, xếp lại” được, chứ không phải quạt mo. Hoặc là :

Hỡi anh nón chóp quai dầu
Tay cầm cái quạt đi đâu bây giờ
Cái quạt mười tám cái xương
Trên thì bít giấy dưới buông chữ màu
Lúc nắng choàng che trên đầu
Lúc nực chàng quạt đi đâu chàng cầm
Ra đường gặp bạn tri âm
Lấy quạt che miệng cười thầm đôi ta.

Vẫn không phải là cái quạt mo. Ngay “cái quạt” ỡm ờ trong thơ Hồ Xuân Hương mà “Chúa dấu vua yêu một cái này” cũng không phải quạt mo :

Một lỗ xâu xâu mây cũng vừa
Duyên em dính dáng tự bao giờ
Chành ra ba góc da còn thiếu
Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa
Vịnh cái quạt

Rồi đến Nguyễn Du trong Truyện Kiều cũng năm ba lần đưa quạt ra dùng nhưng đó hoặc là quạt hoa quỳ, hoặc là quạt bài thơ, hoặc là quạt sầu, hoặc là quạt ước... chứ không bao giờ đưa quạt mo ra cả. Mà cũng phải thôi, chẳng lẽ những người như Kiều, như Kim Trọng lại dùng “quạt mo” để thề bồi, đính ước, để quạt sầu hay sao ?

Như vậy cái quạt mo của Bờm chỉ là cái quạt mo tầm thường thôi. Ấy vậy mà phú ông cũng cố giành nốt, cố giật nốt cái cuối cùng của những người nông dân như Bờm. Cũng như ông đã từng bóc lột họ đến tận cùng. Thành ra phú ông mới đưa ra bao nhiêu thứ “ngon lành” có giá trị để dỗ dành mà chiếm đoạt nốt cái “quạt mo đuổi ruồi” của người nông dân. Khi đã nắm chắc được cái “thóp” ấy của phú ông, Bờm đã “lắc” tất cả những thứ ông đưa ra từ “ba bò chín trâu”, “ao sâu cá mè”, cho đến “ba bè gỗ lim”, “con chim đồi mồi”. Thế là Bờm rất tỉnh táo, rất cảnh giác với phú ông, loại người:

“Nói thì trao núi trao sông,
Mà mảnh mo quạt phú ông cố giành”
(thơ Võ Thanh An)

Bờm chỉ “gật” với cái vật mà phú ông đưa ra đổi “ngang” giá là “hòn xôi”. Dân gian đã nhọc lòng sáng tạo ra Bờm, cho Bờm nhận một “hòn xôi” để gởi vào đấy một triết lý thật đơn giản mà cũng thật sâu sắc : tôi chỉ nhận đúng cái mình có, nếu nhận quá đi sẽ thành bi kịch. Vả chăng, trong quan niệm dân gian, “hòn xôi” hay “xôi thịt” còn là biểu tượng cho sự thõa mãn về vật chất. Chẳng hạn :

Đừng có chết, mất mà thôi
Sống thì có lúc no xôi chán chè

hoặc :

Lòng em muốn lấy thợ kèn
Đám trong được bánh, đám hèn được xôi

Ngay ông thầy cúng “chập chập cheng cheng” cũng là nhằm mục đích được “đĩa xôi đầy” :

Đơm xôi thì đơm cho đầy
Đơm mà vơi đĩa thì thầy không ưa.

“Đĩa xôi”, “hòn xôi” từ biểu tượng của vật chất cũng có khi tiến sang biểu tượng của sự thỏa mãn về tinh thần, tình cảm, tình yêu, hôn nhân :

Gần chùa chả được ăn xôi
Gần nàng chẳng được sánh đôi cùng nàng.

hoặc :
Vợ anh như thể đĩa xôi
Anh còn phụ bạc nữa tôi cơm đùm

Trích ra một số câu ca dao như vậy để thấy sự lựa chọn “hòn xôi” của Bờm cũng nằm trong sự lựa chọn của dân gian nói chung chứ không phải Bờm “tham ăn” hay “thực dụng” gì ở đây cả.
Xã hội ngày càng phát triển. Cái quạt mo dần dần biến mất để nhường chỗ cho những quạt giấy, quạt tàu, quạt máy, quạt điện... Nhưng trong kí ức người Việt Nam hình ảnh thằng Bờm với chiếc quạt mo còn mãi. Nó không chỉ là một câu hát của con trẻ, mà sâu hơn còn ẩn chứa triết lí sống của con người Việt Nam : cần tỉnh táo trước những miếng mồi ngon đưa ra nhử, chỉ nhận lấy cái mình đáng nhận. Triết lí ấy cõ lẽ không bao giờ cũ cả. Tôi có cảm tưởng như thằng Bờm vẫn phe phẩy chiếc quạt mo đâu đây trong mỗi ngõ xóm, làng quê Việt Nam và cả trong tâm hồn của mỗi chúng ta nữa.


JANNU (st)

Nguồn : Gaiquê.

HẤP HÔN

Hãy "HẤP HÔN" trước khi "HẤP HỐI"
Ai còn vợ, còn chồng sống đầm ấm với nhau là đang hưởng phước. Ngẫm lại, người quan trọng nhất đời của mình chính là người phối ngẫu. Cha mẹ rồi sẽ qua đời, con cái rồi sẽ có gia đình riêng và rời tổ ấm, bạn bè dù thân mấy cũng có đời sống riêng của bạn. Chính người vợ hay chồng là bạn đường mà cũng là bạn đời, có phước cùng hưởng, có họa cùng chịu.
 
Thời kỳ vàng son đầu tiên của hai vợ chồng là lúc mới cưới và chưa có con. Thời kỳ vàng son thứ hai là khi nợ mòn, con lớn, khi con cái rời cha mẹ lập tổ ấm riêng của chúng, khi vợ chồng già về hưu, có thì giờ bên nhau. Ai đang hưởng hạnh phúc này, hãy cảm tạ Thượng Đế và cám ơn nhau bằng những lần hấp hôn. Hấp hôn không cần phải làm linh đình, tiệc tùng mời mọc. Những trình diễn bề ngoài này có thì vui, nhưng không phải là điều cần thiết. Hấp hôn chỉ cần hai người bên nhau, nếu có điều kiện đi xa như hai cụm mây lang thang thì càng tốt, không thì ở nhà với nhau cũng được. Bí quyết là khắng khít, quấn quít bên nhau. Hấp hôn phải được quan niệm như bảo trì (tune-up) chiếc xe hơi. Muốn xe chạy tốt, bảo đảm thì cần bảo trì hằng năm. Chữ T.U.N.E.U.P. cho chúng ta nhớ những điểm chính của hấp hôn.
T:TIME: thời gian bên nhau để tâm tình, để trò chuyện. Đây là thời gian vô cùng quí báu không nên thiếu. Nên thu xếp thì giờ để tham dự công việc của vợ, hay chồng. Mục sư Joel Osteen kể lại (trong Guideposts April 2012) chuyện vợ ông có mặt trong những bài giảng của ông. Có lần, ông phải giảng đi, giảng lại tám lần cùng một bài giảng. Cả tám lần đều có mặt của bà. Bà luôn chăm chú nghe, luôn cười vui vẻ với những câu chuyện khôi hài ông kể mặc dầu đã nghe nhiều lần. Ô ng nghĩ rằng có thể bà giả vờ, nhưng dù sao cũng khiến ông vui sướng trong lòng vì biết vợ luôn ở cạnh mình.
U:UNMASK: ung nhọt cần mổ xẻ. Vợ chồng sống lâu năm với nhau dễ có những điều bằng mặt mà không bằng lòng. Không nên che giấu nữa, không nên im lặng chịu đựng nữa mà cần thành thật đem ra mổ xẻ như mổ cái ung nhọt. Mặc dù có đau đớn nhưng cả hai sẽ lành bệnh và lành mạnh.
N:NEW EAR &TONGUE: tập nghe, tập nói ngôn ngữ tình yêu. Xin chép lại 5 ngôn ngữ tình yêu của Gary Chapman:
- Talk (trò chuyện)
- Task (thực hành)
- Time (thời giờ)
- Token (tặng phẩm)
- Touch (thoa bóp)
E:ERASE: xóa. “Xóa bàn làm lại”. Làm người ai cũng có những lỗi lầm, những lần làm đau lòng nhau. Hai vợ chồng như hai con nhím, xa nhau thì nhớ, gần nhau thì lông nhím con này châm chích con kia. Hấp hôn là dịp tuyên bố quên hết những lỗi lầm của người phối ngẫu, mà bắt đầu yêu thương và cầu nguyện cho “kẻ thù”. Hấp hôn là lúc cả hai người cùng quyết tâm viết trang mới trong quyển sách chuyện tình đôi ta.
U:UNDERSTAND: ưng ý, hiểu rõ nhau. Có người nói: đàn ông thuộc Hỏa tinh, đàn bà thuộc Kim tinh nghĩa là hoàn toàn trái ngược mà nay phải sống chung với nhau. Nhiều cặp vợ chồng sống với nhau mấy mươi năm mà vẫn không hiểu nhau. Nên thường tâm sự, trò chuyện hai người sẽ hiểu nhau hơn.
P:PASSION: phấn khích (tình yêu như đám lửa, để lâu sẽ nguội dần, nên cần thêm củi luôn). Để tình yêu không trở nên băng giá, nên nhớ lại, nhắc lại thuở mới yêu nhau. Để nung nóng lại tình yêu, nên xem lại 5 ngôn ngữ tình yêu kể trên.
Chúng ta nên tránh 3 điều dễ làm mất hạnh phúc gia đình là chỉ trích, phàn nàn và so bì. Viết theo tiếng Anh, chúng ta có 3 chữ C: criticizing (chỉ trích), complaining (phàn nàn), comparing (so bì).
 
Nhân sinh quan của người thổ dân hải đảo Hawaii là “Ho’oponopono” nghĩa là hòa giải và tha thứ. Quan niệm này có thể áp dụng để xây dựng hạnh phúc lứa đôi. Bốn điều tâm niệm của họ là:
I’m sorry (Tôi hối lỗi, Lỗi tại tôi)
Forgive me (Tha thứ tôi)
Thank you (Cám ơn)
I love you (Anh yêu em / Em yêu anh)
Mỗi người nhận lỗi về mình, chứ không đổ lỗi cho người khác. Họ xin sự tha thứ. Họ nói cám ơn và bày tỏ tình yêu. Các bạn có thể đọc thêm quan niệm sống đẹp tuyệt vời này qua: http://www.ho-oponopono.org/
 
Các bạn thân của tôi ơi! Nếu vợ chồng bạn thường hay tránh mặt nhau, hoặc gặp mặt nhau là cãi lẫy thì bạn cần hấp hôn rồi đó. Hãy hấp hôn trước khi một trong hai người hấp hối, lúc đó hối hận thì đã muộn. Hơn thế nữa, khi cha mẹ sống vui vẻ, hòa thuận, hạnh phúc thì đó là niềm vui rất lớn cho các con

Thứ Hai, 29 tháng 6, 2015

CHÉN THÁNH

Ly kỳ cuộc truy lùng chén thánh

29/06/2015 05:00
Sau nhiều nỗ lực, cảnh sát Anh cho biết đã tìm được chén thánh xứ Wales, tức thánh tích bằng gỗ được cho là chiếc cốc từng được chúa Jesus Christ sử dụng, sau khi bị mất trộm suốt 1 năm.
Chúa Jesus và chiếc cốc trong bữa tiệc ly… - Ảnh: AFP
Chúa Jesus và chiếc cốc trong bữa tiệc ly… - Ảnh: AFP
Một cuộc truy lùng cổ vật thời hiện đại vừa diễn ra một cách ly kỳ tại Anh. Đầu tiên là lời kêu gọi trả lại cổ vật được phát trên truyền hình, đến khoản tiền thưởng cho ai cung cấp thông tin và cuối cùng là một cuộc gặp bí mật. Kết quả, chén thánh xứ Wales đã được thu hồi sau 1 năm mất tích.
Theo tờ Guardian, cái gọi là Nanteos Cup - chỉ một chiếc cốc gỗ kích thước 10 x 8,5 cm được cho là có quyền năng chữa bệnh và chứa đựng phép màu nhiệm - đã bị đánh cắp trong một vụ nhập nha ở Herefordshire cách đây hơn 12 tháng. Kể từ đó, các thám tử bắt tay vào cuộc điều tra cùng việc đăng tin trên chương trình Crimewatch của Đài BBC và đề xuất khoản tiền thưởng 2.000 bảng Anh (khoảng 68 triệu đồng) cho ai cung cấp thông tin.
Mới đây, cảnh sát gần như đã tìm được tông tích của chiếc cốc, nhưng khi ập vào một hộp đêm ở miền tây, thánh tích lại lần nữa biến mất. Tuy nhiên, đến cuối tuần qua, các thám tử của vùng tây Mercia đã công bố thông tin đáng mừng: chén thánh đã được thu hồi một cách an toàn. Phía cảnh sát cho biết chiếc cốc đã được chuyển cho nhà chức trách trong một cuộc họp kín và đã được dàn xếp trước.
Theo đó, vào đầu tháng, cảnh sát nhận được cuộc gọi nặc danh từ một người cho hay ông ta không phải là người ăn cắp chiếc cốc, nhưng có thể lấy nó và trao lại cho cảnh sát. Người đàn ông yêu cầu cảnh sát đến gặp mình ở một góc phố tối phía nam xứ Wales, và từ trong bóng tối giao cổ vật quý cho cảnh sát. “Mọi chuyện có hơi hướm như trong phim James Bond”, tờ Guardian dẫn lời một cảnh sát.
 
... và cổ vật vừa được cảnh sát Anh tìm thấy - Ảnh: PA... và cổ vật vừa được cảnh sát Anh tìm thấy - Ảnh: PA
Cuộc truy lùng chén thánh từng diễn ra trong thời vua Arthur và các hiệp sĩ bàn tròn, thậm chí xuất hiện trong loạt phim về nhà thám hiểm Indiana Jones. Nhiều câu chuyện xoay quanh nguồn gốc của chiếc cốc, với một số người cho rằng nó từng được chúa Jesus uống trong bữa tiệc ly.
Theo một truyền thuyết, chiếc cốc đã được chuyển về Anh nhờ công của Joseph xứ Arimathea sau cái chết của chúa Jesus. Sau thời gian tạm lưu giữ tại Glastonbury, nó được một nhóm thầy tu Somerset chuyển đến xứ Wales và bảo tồn tại một ngôi nhà thuộc vùng Nanteos, gần Aberystwyth. Phía cảnh sát khéo léo né tránh câu hỏi về tính xác thực của Nanteos Cup, thay vào đó chỉ gọi đây là “vật báu”, nhưng trên thực tế họ nghiêng về giả thuyết chiếc cốc là cổ vật từ thời Trung cổ chứ không phải từ thời Kinh thánh. Một bà cụ ốm yếu ở ngôi làng Weston-under-Penyard tại vùng giáp Herefordshire/Gloucestershire từng kể về phép màu của nó vào năm 2014, thời điểm chiếc cốc bị trộm cuỗm mất.
Gia đình sở hữu cổ vật quý đã đề nghị thưởng 1.000 bảng Anh cho ai hoàn trả nó, và thêm 1.000 bảng từ phía cảnh sát nếu giúp tống giam bọn trộm.
Tuy nhiên, không có khoản tiền nào giao cho người ẩn mặt đã trao chiếc cốc cho cảnh sát. Dù gì đi chăng nữa, việc tìm lại chiếc cốc là thắng lợi mới nhất của một nhóm thám tử vùng tây Mercia, trong chiến dịch gọi là Icarus. Họ đã tiến hành lùng sục nhiều nơi tại London, Kent và Wales, tìm lại được đủ đồ vật từ tượng đá, kính màu, điêu khắc bằng đá, trụ ngạch, đồ đồng thau và kinh thánh bị đánh cắp một cách có hệ thống từ các nhà thờ Anh trong thập niên qua.
Hạo Nhiên

Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2015

NGUỒN GỐC SỰ SỐNG

Một hòn đá stromatolites (một loại đá trầm tích cổ, thường chứa các loại vi khuẩn hóa thạch) tìm thấy ở công viên quốc gia Glacier, Mỹ. Vào năm 2002, William Schopf của UCLA đã cho rằng mẫu đá này đã có từ 3.5 tỉ năm trước.Xem thêm ở Is this life?. Nếu đúng, đây có thể là hình thái sự sống đầu tiên trên Trái Đất.
 
Tập tin:Spindle diagram.jpg
Nghiên cứu về nguồn gốc sự sống là một trong những lĩnh vực con người về bộ môn sinh học và thế giới tự nhiên là dựa trên nó. Mặc dù công việc nghiên cứu về lĩnh vực này rất chậm nhưng nó luôn luôn thu hút sự chú ý của nhiều người bởi vì đây là một câu hỏi rầt lớn và rất khó. Một số những sự kiện đã cho chúng ta biết một phần điều kiện tạo nên sự sống, nhưng chế bên trong tạo nên sự sống vẫn là một điều bí ẩn.
Thế kỉ thứ 4 trước Công nguyên, Aristotle đã trình bày dựa trên những điều mà con người thời đó biết được, ít nhất là ở châu Âu, rằng những vật thể sống phát sinh từ những vật thể không sống.
Ví dụ như bọ chétchuột phát sinh từ những đống rác cũ hay bột mì, những con giòiruồi trong thịt thối, rệp trong sương. Cuộc sống, nói ngắn gọn hơn, là bắt nguồn từ sự phát triển tự nhiên. ( cac ông nà không nói gì đến chúa sáng tạo cả)
Những nhà khoa học đầu thế kỉ 18 đã lật đổ những học thuyết của Aristotle, nhưng phải đến những thí nghiệm của Louis Pasteur vào năm 1862 ( Pasteur đã để lên 1 cái bàn, ngoài sân, 2 cái dĩa cách xa nhau 2 gang tay , mỗi dĩa có 1 miếng thịt heo chưa chín to bằng bàn tay như nhau .
- dĩa số 1 chỉ có miếng thịt, không có đậy nắp
- dĩa số 2 có miếng thit, nhưng ta úp lên nó 1 cái chuông bảng thủ tinh trong suốt bịt kín , rồi hút không khí bên trong ra.
12 giờ sau, dĩa sô’ 1 có dòi , dĩa số 2 không có gì hết, tuy nhiên nó cũng bị thối rữa  như dĩa số 1 , kết luận dĩa số 1 đã bị ruồi cái hửi thấy mùi thịt thối mà bay lên đẻ trứng, trứng đã nở thành dòi)
Người ta mới chắc chắn rằng một nơi đã được vô trùng thì sẽ vĩnh viễn không có bất cứ sinh vật nào phát sinh trong nó được nữa. Ngoài ra ông cũng cho rằng sự sống chỉ có thể phát sinh từ những cơ thể sống phức tạp khác. Những công trình của Pasteur có thể được tóm tắt trong một định luật mà ngày nay chính là nền tảng của thuyết tiến hóa hiện đại: Định luật phát sinh sinh vật: "Mọi cuộc sống đều bắt đầu từ trứng" (nguyên bản tiếng Latinh omne vivum ex ovo)./
Ngành khoa học sinh vật hiện đại đang phải đương đầu với một câu hỏi cao hơn: sự sống bắt nguồn "đầu tiên" ở đâu? Pasteur đã chứng minh rằng những sinh vật bậc cao không thể phát sinh một cách tự nhiên.
 Lý thuyết về tiến hóa của Charles Darwin đã đưa ra một cơ chế để giải thích điều này: sinh vật phải mất hàng ngàn năm để tiến hóa từ những dạng cơ bản, nhưng nó sẽ không mang những đặc điểm như lúc trước nữa, nhưng những sinh vật cơ bản ấy sẽ từ đâu ra? Darwin rất quan tâm đến vấn đề này. Trong một là thư gửi cho Joseph Dalton Hooker ngày 1 tháng 2 năm 1871, Darwin đã cho rằng sự sống bắt nguồn từ "một cái hồ nước ấm áp có chứa đầy các loại muối ammonia và phosphate, ánh sáng, nhiệt độ, điện,... để các hợp chất protein có thể hình thành và trải qua những biến đổi phức tạp".
Tiếp theo đó, Darwin tìm cách lí giải luận điểm của mình "vào bây giờ, những điều kiện như thế nếu tồn tại sẽ bị biến mất ngay lập tức, ngoại trừ trước khi tất cả các sinh vật sống được sinh ra". Nói một cách khác, sự khai sinh các dạng sống phức tạp có thể một phần nào ngăn cản sự tạo thành những hợp chất hữu cơ cơ bản trên Trái Đất, một điều kiện khiến cho việc đi tìm câu trả lời cho câu hỏi trên nằm trong phòng thí nghiệm.
Câu trả lời cho câu hỏi của Darwin vẫn nằm ngoải tầm hiểu biết của khoa học hiện đại, và hầu như không có một tiến bộ nào trong lĩnh vực này vào thế kỉ 19.
 Năm 1936, Aleksandr Ivanovich Oparin, trong cuốn sách nổi tiếng của mình "The Origin of Life on Earth" (Nguồn gốc của sự sống trên Trái Đất), đã cho thấy rằng sự hiện diện của không khí chứa ôxy và những hình thái sống phức tạp đã ngăn cản những chuỗi phản ứng có thể tạo nên sự sống. Oparin còn cho rằng, một "món súp nguyên thủy" với những hợp chất hữu cơ chỉ có thể tạo thành ở những nơi thiếu ôxy, qua ánh sáng Mặt Trời. Sau đó, ông cho rằng chính những hợp chất hữu cơ cao phân từ hòa tan trong nước thành các dung dịch keo, các dung dịch keo này có thể hòa tan vào nhau tạo thanh những giọt rất nhỏ gọi là coacervate. Những giọt này có thể lớn lên nhờ hấp thụ các giọt khác, có thể sinh sản khi có những tác động cơ giới chia nó ra làm các hạt nhỏ hơn, do đó nó có các tính chất cơ bản của một tế bào nguyên thủy. Tất cả những học thuyết hiện đại đều khởi đầu từ những luận điểm của Oparin.

Những thuyết hình thành sự sống hiện đại

Trong thực tế không có một thuyết chuẩn nào về nguồn gốc sự sống. Tuy nhiên, những thuyết được người ta chấp nhận nhiều nhất đều được xây dựng trên một số những phát hiện về cấu trúc phân tửtế bào. Chúng bao gồn những luận điểm sau:
1.    Ở những điều kiện thích hợp, những vật chất không sống có thể tạo nên những phần cấu tạo nên tế bào sống, như amino acid. Điều này đã được chứng minh qua thí nghiệm Urey-Miller do Stanley L. MillerHarold C. Urey vào năm 1953.
2.    Những hợp chất phospholipid với độ dài thích hợp có thể tạo nên màng lipid, một trong hai thành phần chủ yếu của màng màng tế bào.
3.    Quá trình trùng hợp của nucleotide trở thành những mạch ARN ngẫu nhiên dẫn đến sự nhân đôi các ribozyme (giả thiết "Thế giới ARN" của Carl Woesoe).
4.    Những thúc đẩy tự nhiên về tính xúc tác tốt và tính đa dạng đã tạo nên các ribozyme có khả năng chuyển hóa peptide thành các hạt protein nhỏ. Từ đó, các oligopeptide cùng với ARN tạo thành những chất xúc tác tốt hơn hình thành. Do đó sinh ra các hạt ribosome, làm cho sự hình thành các protein được dễ dàng hơn.
5.    Protein đã vượt qua ribozhyme về khả năng xúc tác, và trở thành một lớp màng sinh học cơ bản nhất. Acid nucleic chỉ còn tìm thấy trong các gen tế bào.
Nguồn gốc của các tế bào, trong khi chưa được rõ ràng, có thể gây ra tranh cãi về mức độ quan trọng và thứ tự của bước 2 và 3. Những hợp chất vô cơ và hữu cơ cơ bản nhất tạo nên sự sống là methane (CH4), ammonia (NH3), nước (H2O), hydro sulfua (H2S), carbon dioxit (CO2) và phosphate (PO43-). Cho đến năm 2006, chưa có một ai đã điều chế nhân tạo được một tế bào nguyên mẫu từ những chất cơ bản. Nhà sinh vật học John Desmond Bernal, đã đưa ra ba quá trình mà qua đó sự sống hình thành:
Bước 1: Sự hình thành các monomers
Bước 2: Sự hình thành các polymers
Bước 3: Sự tiến hóa từ các cấp độ phân tử lên đến tế bào
Bernal còn cho rằng: sự chọn lọc tự nhiên như Darwin có thể bắt đầu từ rất sớm, có khi từ giữa giai đoạn 1 và 2.

Nguồn gốc của các chất hữu cơ: Miller, Eigen và Wächtershäuser

Thí nghiệm Miller (do Harold Urey và học trò của mình là Stanley Miller) thực hiện vào năm 1953 nhằm tái tạo lại những điều kiện được cho rằng có từ lúc Trái Đất xuất hiện. Thí nghiệm sử dụng một hỗn hợp các chất khí như: methane, ammonia và hidro. Tuy nhiên, tỉ lệ của các chất khí trong khí quyển Trái Đất cổ đại vẫn là một điều gây tranh cãi. Đã có thời người ta nghĩ rằng một lượng ôxy đáng kể trong bầu khí quyển, nhưng chính ôxy lại ngăn cản sự hinh thành các hợp chất hữu cơ.
Thí nghiệm cho thấy với những mắt xích hữu cơ đơn giản như amino acid có thể trùng hợp tạo thành một khối vật chất sống. Những chất hữu cơ cơ bản dĩ nhiên là khác xa so với những tế bào có thể tự sinh sản được. Tuy nhiên, trong một môi trường mà chưa có sự sống nào hình thành trước thì các chất hữu cơ này sẽ được tích trữ lại và đến một lúc nào đó sẽ có một sự tiến hóa hóa học. Hơn nữa, sự hình thành các polymer phức tạp từ các monomer dưới những điều kiện như thế không phải là một quá trình dễ dàng. Bên cạnh những monomer cần thiết, những hỗn hợp có tác dụng ngăn cản sự hình thành các polymer. Hơn nữa, theo như Brooks và Shaw trong cuốn Origins and Development of Living Systems (Nguồn gốc và sự phát triên của các hệ thống sống), không có một dáu hiệu địa lí nào cho thấy tồn tại sự tích tụ các chất hữu cơ như trên:
"Nếu có sự tích tụ nào của các chất hữu cơ, chúng ta nên hi vọng sẽ tìm được một nơi nào đó trên Trái Đất mà trầm tich chứa đầy nhưng hợp chất hữu cơ chứa nitơ, acid, chất khử, khoáng lưu huỳnh hay những thứ gì đó tương tự như thế; hay trong những trầm tích đã biến đổi, chúng ta ít nhất cũng phải tìm được những hợp chất nitơ. Thực tế là những chất như thế vẫn còn chưa được tìm thấy trên Trái Đất.
Một số nguồn khác tạo thành các hợp chất hữu cơ phức tạp đã được công nhận: ví dụ như những yếu tố từ ngoài Trái Đất như các thiên thạch. Ví dụ như trong phân tích quang phổ, các hợp chất hữu cơ đã được tìm thấy trong các thiên thạch và cả sao chổi. Vào 2004, một số hợp chất hữu cơ thơm mạch vòng (PAH, viết tắt của polycyclic aromatic hydrocarbon) đã được tìm thấy khi quan sát các tinh vân. Sự hiện diện của PAH chính là nguồn gốc của "thế giới ARN" trong thuyết "thế giới PAH".
Có một số tranh cãi rằng vấn đề chủ yếu vẫn chưa được trả lời bằng thuyết này là làm cách nào mà những phân tử hữu cơ đơn giản lại có thể hình thành nên những hợp chất hữu cơ phức tạp, tương tác với nhau như thế nào để tạo thành một tế bào. Ví dụ, trong một môi trường nước, sự thủy phân các polymer tạo thành các monomer có ưu thế hơn sự ngưng tụ các monomer thành polymer. Thí nghiệm Miller cũng đã tạo thành những chất chắc chắn phải phản ứng với amino acid, từ đó, chấm dứt chuỗi peptide.
Vào đầu thập kỉ 1970, một vấn đề lớn được phát hiện về nguồn gốc sự sống đã được phát hiện bởi một nhóm nhà khoa học tại Học viện Max Planck. Họ tìm các xem xét những bước tạm thời trong phản ứng giữa những chất trong "món súp nguyên thủy" và những bước tạm thời trong các bước nhân đôi các mạch carbon vòng. Kết quả là, trong phân tử carbon mạch vòng, bộ phận lưu trữ thông tin (có thể là ARN) đã tiết ra một chất enzyme, giúp cho sự tạo nên một hệ thống thông tin mới, cứ liên tục như thế cho đến khi một hệ thống thông tin cuối cùng hỗ trợ cho hệ thống đầu tiên. Hệ thống đó được gọi là quasispecies, trải qua quá trình chọn lọc tự nhiên rồi trở thành một sinh vật. Một trong những bằng chứng của thuyết carbon vòng là sự khám phá ra ARN, trong một số trường hợp có thể chuyển hóa thành ribozymes, một dạng enzyme tạo thành ARN.
Một câu trả lời cho sự biến hóa hóc búa này được đưa ra vào thập kỉ 1980 bởi Günter Wächtershäuser, trong một học thuyết mang tên "thế giới sắt – lưu huỳnh". Trong lý thuyết này, ông ta đã đưa ra một lý thuyết mới về sự tiến hóa sinh hóa học chính là nguồn gốc của sự sống.
Hơn nữa, ông ta đã đưa ra một hệ thống rõ ràng về những chứng cứ sinh hóa từ những phản ứng khác tạo ra chất hữu cơ từ những chất khí cơ bản. Trái với những thí nghiệm của Miller, đòi hỏi rất nhiều những nguồn năng lượng khác như tia UV, sấm sét,... hệ thống Wächtershäuser bao gồm nguồn năng lượng khác: sắt sulfide và một số khoáng chất khác (ví dụ: khoáng pyrite). Năng lượng này được giải phóng từ những quá trình ôxi hóa-khử những sulfide kim loại và là nguồn năng lượng chính để tạo ra những phân tử hữu cơ cơ bản và cả polymer. Vì vậy, có thể cho rằng một hệ thống như thế đã từng tồn tại và đã có một ảnh hưởng đến sự tự nhân đôi, chuyển hóa một cách tích cực tạo thành nhựng thực thể, tiền thân của những sinh vật ngày nay. Cuốn sách Peptides by activation of amino acids with CO on (Ni,Fe)S surfaces: implications for the origin of life (Peptide bởi sự hoạt hóa với carbon oxide trên bề mặt (Ni,Fe)S: sự liên quan đến nguồn gốc sự sống) của ông xuất bản năm 1998 đã được đánh giá là thiếu tính khách quan do không đưa vào những chất hữu cơ mà những nhà khoa học khác cho là sẽ phản ứng với nhau hay bền. Sửa đổi mới nhất trong lý thuyết "thế giới sắt – lưu huỳnh" đã được đưa ra bởi William Martin và Michael Russell vào năm 2002. Theo như nghiên cứu của họ thì, phân tử đầu tiên của sự sống có thể đã được hình thành trong những mạch khoáng dưới đáy biển.
Đây là một nơi có rất nhiều những khoáng chất có gốc sulfide được phun ra rồi đóng rắn lại tạo thành một hệ thống các hang động ngầm rất nhỏ. Do đó, hệ thống này có thể giải quyết những yếu điểm trong học thuyết Wächtershäuser.
1.    Những hang động nhỏ được tạo ra là một cách để tập trung các chất được tổng hợp thành, do đó có nhiều khả năng tạo được các chất hữu cơ cấp cao.
2.    Nhiệt độ trong những mạch khoáng cao chênh lệch với nhiệt độ thấp bên ngoài cho phép tạo nên một số nơi những vùng mà phản ứng thực hiện hiệu quả hơn những vùng khác (monomer ở vùng nóng, polymer ở vùng lạnh).
3.    Dòng hải lưu qua vùng mạch khoáng khi đi ngang qua những hang động nhỏ cũng một phần làm sạch những nguồn nguyên liệu đã hết và cung cấp thêm nguồn nguyên liệu mới.
4.    Mô hình đó cho phép một chuỗi bước tiến liên tiếp nhau nhằm tạo nên sự tiến hóa ở mức độ tế bào (hóa học, monomer, oligomer, peptide, protein, ARN, ribonucleoprotein, ADM) trong một cấu trúc nhỏ làm dễ dàng thay đổi giữa những bước phát triển.
5.    Sự tạo thành lipid có nghĩa là đã "đóng cửa" các tế bào khỏi những tác nhân bất lợi, không cần thiết từ môi trường, cho đến khi tất cả những chức năng cơ bản của tế bào được thiết lập.
Bước phát triển kế tiếp là sự tổng hợp các màng lipid cuối cùng cho phép các cơ thể sống, cuối cùng cho phép các vật sống di chuyển dời khỏi những hệ thống hang động nhỏ để bắt đầu cuộc sống của riêng mình.
Một trong những vấn đề còn chưa giải quyết được đó chính là "tính hướng". Ví dụ: tất cả những monomer đều có quay về một phía (amino acid quay về phía tay trái, nucleid acid quay về phía tay phải). Tính hướng rất cần thiết cho cấu trúc các ribozyme (và ngay cả protein).
Nguồn gốc của tính hướng có lẽ chỉ đơn giản được giải thích bằng tính không đối xứng của những phân tử đầu tiên theo ngẫu nhiên và tất cả những phân tử sau đều giống như thế. Một số nghiên cứu năm 2003 của các nhà khoa học tại Đại học Perdue cho thấy serine (một amino acid) có thể chính là nguồn gốc của tính không đối xứng của các phân tử hữu cơ. Serine tạo thành một liên kết mạnh các phân tử amino acid khác khiến chúng đều quay theo một hướng khiến 8 phân tử amino acid tiếp theo sẽ cùng quay trái hay cùng quay phải. Tuy nhiên, làm cách nào mà lại có nhiều phân tử serine quay trái như thế thì vẫn còn là một điều bí ẩn: làm cách nào mà phân tử tạo bởi sinh vật hầu hết chỉ quay về một phía trong khi hầu hết chúng là không đối xứng.