Thứ Bảy, 15 tháng 8, 2015

MỘT DẤU PHẨY

Một dấu phẩy

http://baomai.blogspot.com/

Phiên tòa xử vụ ly dị, tòa phán với ông chồng:
- Ở với vợ lớn, không được ở với vợ nhỏ.
Ông chồng về nhà đưa bản án cho bà vợ lớn, chỉ sửa lại dấu phẩy:
- Ở với vợ lớn không được, ở với vợ nhỏ.

http://baomai.blogspot.com/
Có người hỏi nhà văn Oscar Wilde (1856 - 1900) sao ông thường có vẻ đăm chiêu. Nhà văn Anh này đáp: "Sáng nay tôi đã bỏ quên một dấu phẩy trong một bài thơ. Chiều nay tôi phải lấy lại".
Sai một phẩy, nhảy ngàn dặm

Một giáo viên tiếng Anh đã đề nghị mỗi sinh viên đặt những dấu thích hợp vào câu sau: “
Woman without her man is nothing”. Bọn con trai ngắt câu: “Woman, without her man, is nothing” (đàn bà, nếu thiếu nửa kia của mình, thì chẳng là gì cả). Bọn con gái lại ngắt câu như sau: “Woman: without her, man is nothing” (phụ nữ: thiếu cô ta, đàn ông chẳng là gì cả).
image

Một phụ nữ Mỹ đi du lịch ở châu Âu gửi điện về cho chồng: “Có một chiếc xuyến đẹp mê hồn, giá 75 đô. Em mua được không?” Anh chồng lập tức trả lời “No, price too high” (không, giá quá cao). Nhưng nhân viên điện tín mắc một sai lầm nhỏ đã bỏ qua dấu phẩy và thành: “No price too high” (không giá nào là quá cao). Được lời như cởi tấm lòng, cô vợ mua ngay chiếc xuyến. Khi về Mỹ, cô vợ khoe chiếc xuyến làm người chồng choáng váng. Người chồng đem vụ “bỏ sót dấu phẩy” này ra toà và thắng kiện. Từ đây, các hãng điện tín đòi hỏi nhân viên phải đánh vần dấu câu trong bức điện chứ không dùng ký hiệu. Nghĩa là phải viết “No comma price too high” (không phẩy giá cao quá).

image
Dấu phẩy đôi khi có giá đến nửa triệu đô. Năm 1870, trong danh sách các mặt hàng được miễn thuế vào Mỹ, lẽ ra là câu “Tropical fruit-plants for the purpose of propagation” (các cây nhiệt đới ăn trái nhằm mục đích nhân giống) thì người ta đánh nhầm dấu nối thành dấu phẩy, thành “Tropical fruit, plants for the purpose of propagation” (trái cây nhiệt đới, cây nhằm mục đích nhân giống). Thế là toàn bộ các loại trái cây nhiệt đới được nhập miễn thuế vào Mỹ. Tới khi người ta phát hiện ra sai sót chết người này, đã mất khoảng 500.000 USD tiền thuế không đòi lại được!
Được yêu, được sống nhờ dấu phẩy

Ông bố nọ muốn lấy tên nhà thơ La Mã vĩ đại Virgile đặt cho con trai mình. Khốn nỗi, ông lúng túng viết nhầm thành Virgule, tiếng Pháp có nghĩa là dấu phẩy. Anh chàng lớn lên cũng khẳng khiu như dấu phẩy, không thành nhà thơ mà vào làm bưu điện. Anh thầm yêu trộm nhớ cô hàng xóm Sophie. Cô gái này lại yêu chàng trai không yêu cô. Bao nhiêu thư gửi đi mà không nhận được hồi đáp. Rồi một hôm cô quyết định ra bưu điện gửi bức điện (chứ không viết thư nữa) cho chàng trai nọ.

– Tôi muốn gửi một bức điện – cô buồn rầu nói, mắt không nhìn Virgule, nhân viên bưu điện.
– Cô vui lòng đọc nội dung – Virgule cầm bút cảm động lắp bắp nói.

image 

– “Je t’aime, virgule, Je t’adore, virgule, Je voudrais tant que tu me dises que tu m’aimes aussi, point” (Em yêu anh, phẩy, em thương anh, phẩy, em muốn anh cũng nói với em rằng anh cũng yêu em, chấm)

http://baomai.blogspot.com/

Anh chàng Virgule không cho virgule là dấu phẩy mà hiểu đó là tên mình: Em yêu anh, Virgule, em thương anh, Virgule… Anh chàng bưu điện yêu cầu cô gái nhắc lại. Sophie làm theo: “Em yêu anh, Virgule, em thương anh, Virgule…” Mắt anh ta sáng lên. Sophie nhận ra anh chàng này đáng yêu làm sao. Và họ đến với nhau.

image

Còn đây là giai thoại về hoàng đế Alexandre Đệ Tam (Nga) (qua tiếng Anh): từ chối ân xá cho một phạm nhân, ông đọc “Pardon impossible, to be sent to Siberia” (Không thể ân xá, đày đi  Siberia ). Vợ ông là Dagmar (cháu gái vua Đan Mạch Christian IX) là một người vô tâm, nên đã đánh nhầm dấu phẩy thành “Pardon, impossible to be sent to Siberia” (Ân xá, không thể đày đi Siberia ). Thế là người tù này thoát tội.

Đặt sai dấu phẩy, biết bao chuyện dở cười dở khóc đã xảy ra!

image

Plus ONE more: an advertising in Vietnam
Chấm phẩy thật quan trọng !

Thứ Sáu, 14 tháng 8, 2015

HÃY SỐNG VỚI LÒNG BIẾT ƠN


Hãy Sống Với Lòng Biết Ơn
 
Hãy biết ơn Mặt Trời đã cho ta sự sống.
Hãy biết ơn từng vạt nắng đang lung linh nhảy múa trong vườn để ta cảm nghiệm được sự ấm áp của thiên nhiên.
Hãy biết ơn Mặt Trăng kia đã cho ta bao đêm dài thơ mộng mà qua đó bao bài hát, bài thơ trữ tình nảy nở.
Hãy biết ơn từng con suối nhỏ để cho ta nghe được tiếng thủ thỉ của núi rừng.
Hãy biết ơn từng cơn gió nhẹ làm lòng ta tươi mát.
Hãy tạ ơn biển đã cho ta nguồn dinh dưỡng, từng chuyến viễn du đầy thi vị và những cuộc phiêu lưu mạo hiểm làm phong phú hóa tình cảm con người.
Hãy biết ơn cả tiếng chim ca vì đó là tiếng nhạc của Trời.
Hãy tạ ơn cả những con sông đang ôm ấp những bờ kênh thửa ruộng, cho phù sa tuôn tràn màu mỡ, cho lúa tốt trổ bông, cho tôm cá đầy đồng, cho xóm làng tụ hội, cho chợ búa mọc lên, cho thương buôn trên bến dưới thuyền, cho giao thông thuận tiện, cho mạch sống làng quê ngày thêm phong phú.
Hãy biết ơn từng bài ca dao, từng tiếng chuông chùa êm ả để thấy hồn dân tộc vẫn còn năm sâu trong tâm khảm.
Hãy tạ ơn tiếng ru của mẹ để con biết rằng vòng tay đó chính là Thiên Đường.
Hãy cám ơn mẹ già:
Cho dù áo rách sởn vai,
Cơm ăn bát vơi bát đầy
mà vẫn  kiên trì nuôi con cho đến ngày khôn lớn.
Hãy cám ơn các bậc Thầy vì những vị đó đã khai mở trí tuệ cho ta “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”.
Hãy tạ ơn đời.
Hãy cám ơn cả những người đã dối gạt ta để ta hiểu được thế nào là lòng trung tín.
Hãy cám ơn cả người xỉ vả, chụp mũ, bôi lọ, đánh phá ta để ta có dịp huân tập hạnh nhẫn nhục và hiểu được thế nào là sự tha thứ.
Hãy biết ơn những gì gọi là bạo lực vì qua đó ta liễu ngộ đước chân lý vĩnh cửu của tình thương.
Hãy biết ơn cả những thiên tai, thảm họa để cho thấy cuộc sống này qúy giá.
Hãy tạ ơn những người đã nằm xuống để cho ta được sống.
Hãy biết ơn người chiến sĩ đang ngày đêm canh gác, xả thân nơi chiến địa, biển đảo để ta được sống yên bình, mưu cầu hạnh phúc.
Hãy cám ơn sự vấp ngã vì qua đó ta trưởng thành.
Hãy biết ơn cả những người thợ vì họ là những vị thần sáng tạo.
Hãy tạ ơn cả những đang phục vụ ta, những người đang làm những nghề nghèo hèn nhất vì không có họ ta phải chân lấm tay bùn.
Hãy cám ơn người nông phu đã:
Vài ngàn năm đứng trên đất cày
Minh đồng da sắt không thay màu (Phạm Duy)
để dân tộc này có chén cơm hạt gạo.
và cũng:
Dã ơn cái cối cái chày.
Đêm khuya giã gạo có mày có tao (Ca Dao)
Hãy biết ơn cả tiếng gà gáy trong những buổi trưa hè, tiếng võng đưa kẽo kẹt, tiếng sáo diều ngân, tiếng trẻ nói bí bô, tiếng con sáo hót, tiếng ai hát đúm, hát dân ca, hát văn, hát ru, hát hò quan họ để thấy hồn Việt Nam thiêng liêng, bất tử.
Hãy cám ơn cây Đa đã cho ta bóng mát, là nơi dừng chân trên con đường làng dài mệt mỏi.
Hãy cám ơn cả cái Đình để xóm làng mở hội, văn hóa lưu truyền, gái trai hò hẹn.
Hãy cám ơn cả cái Miếu vì qua đó ta thấy các tiên hiền, liệt sĩ, danh nhân vẫn còn ở với chúng ta.
Hãy cám ơn mái Chùa đã đứng đó qua vài ngàn năm để lưu giữ hồn dân tộc.
Hãy cám ơn cả những chuyện thần tiên “Tấm Cám” để con trẻ hay ăn chóng lớn, người già quên đi bao nỗi nhọc và gái trai nuôi bao mộng đẹp.
Hãy cám ơn cả chiếc nón đã che mưa nắng cho cả dân tộc. Thuơng thay “chiếc nón bài thơ” đã lưu giữ hồn thi ca của dân tộc mà bây giờ vẫn còn đây:
Qua đình ngả nón trông đình,
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu (Ca dao)
Hãy biết ơn tất cả dù là một hạ mưa, hạt cát, hạt muối, bó rau, miếng khoai, miếng cà, miếng sắn, con tôm, con tép...
Hãy biết ơn và tạ ơn tất cả.
Lòng biết ơn là lòng Từ Bi là bài Kinh Sám Hối sâu xa và mầu nhiệm.
Kẻ sống với lòng biết ơn chính là kẻ sống với Chân Hạnh Phúc và là kẻ có tâm hồn cao thượng nhất.
 
(California Tháng 11, 2008)

VU LAN

Lá thư mùa Vu Lan

Photo: Con vẫn biết dầu có đi đi mãi Lê tấm thân khắp toàn cõi địa cầu Cũng không tìm không thấy được ở đâu Một ai đó thương con như là Mẹ

Phật Dạy Ân Đức Cha Mẹ
*****************
A-nan! Ân đức cha mẹ có mười điều sau đây:

Một là ân thai mang giữ gìn: Vì sự nghiệp lực nhân duyên, nên nay ky' thác thai mẹ. Lâu ngày khổ sở, chín tháng cưu mang, nặng nhọc như đội núi, đi đứng sợ gió mưa, quần áo không sửa soạn, trang điểm còn kể chi.

Hai là ân sinh sản khổ sở: Qua tháng thứ mười, gần ngày sản nạn, đêm đêm như bịnh nặng, ngày ngày tợ hoàng hôn, khiếp hãi sầu khổ lệ sầu tuôn rơi, bôn ba nghĩ ngợi, chỉ sợ tử thần không dung tánh mạng.

Ba là ân sinh rồi
vui mừng quên tất cả: Trong khi sinh đẻ, gan ruột từ mẫu tuồng như xé rách đau đớn mê man, máu huyết dầm dề. Nhưng nghe con an toàn thì vui mừng quên tất cả. Song vui đó lại buồn đó, thống khổ triệt can trường.

Bốn là ân nuốt đắng nhổ ngọt: Tình thương cha mẹ thật thâm hậu, thương mến có bao giời lạt phai. Nhổ ngọt không tiếc nuối, nuốt đắng nào phiền hà. Thương mến càng sâu đậm, bi sầu càng tăng thêm. Miễn sao con no ấm, đói khát mẹ nào từ.

Năm là ân nhường khô nằm ướt: Mẹ nằm chỗ ướt át, nâng con chỗ ấm khô. Đôi vú no đói khát, hai tay che gió sương. Yêu thương quên ngủ nghỉ, sủng ái hết giá lạnh. Chỉ mong con yên ổn, mẹ hiền không cầu an.

Sáu là ân bú mớm nuôi nấng: Mẹ hiền ân hơn đất, cha “nghiêm đức” quá trời, che chở ân cao dày, cha mẹ nào tính toán. Không hiềm không mắt mũi, không ghét què chân tay. Con sinh từ bụng mẹ, con đổi dạ thương ai!

Bảy là ân tắm rửa săn sóc: Không nghĩ phận mình chỉ lo con bệnh tật, cho nên hết lòng tắm rửa và săn sóc. Áo quần lo cho con, rách rưới mẹ đành chịu. Thân con được kín đáo là lòng mẹ ấm áp.

Tám là ân xa cách thương nhớ: Chết mà từ biệt đã đành khó nhẫn nại, sống mà biệt ly, lại càng rất nhớ thương. Con đi đường xa cách, lòng mẹ bóng theo hình. Ngày đêm không hả dạ, tối sớm nào tạm quên. Khóc như khóc vượn nhớ con, thương nhớ nát can trường.

Chín là ân vì con m
à mẹ làm ác: Lao khổ đủ muôn bề, bữa ăn vẫn khó kiếm, vì muốn con no ấm, việc ác mẹ khó xa. Nuôi khôn lớn, lo hôn nhân, lo cơm áo, sợ cơ hàn. Kho nấu các sinh vật, cũng vì ngon miệng con.

Mười là ân thương mến trọn đời: Ân đức của cha mẹ cao sâu hơn trời đất. Hy sinh hết tất cả, vẫn thấy chưa vừa lòng. Mẹ già hơn trăm tuổi, còn thương con tám mươi. Ân ái có đoạn chăng, chỉ hơi thở cuối cùng.

(Kinh Báo Ân Cha Mẹ)


Bài thơ Mừng Ngày Của MẸ  HAPPY MOTHER,S DAY TO ALL !  Đôi Bàn Tay Yêu Thương  Thích Tánh Tuệ   Bất chợt chiều nay nhìn lại Bàn tay mẹ hái hoa   hường Đôi tay một thời nhẫn nại Bây chừ.., ngón đã trơ xương.   Từ lâu đôi bàn tay ấy Con  quên cầm lấy một lần Ôi bàn tay...thương biết mấy Dịu dàng, độ lượng, từ tâm .   Bàn tay thuở ngồi khâu vá Đèn khuya bóng mẹ âm thầm Nâng niu, vỗ về thơ ấu '' Canh chầy thức đủ vừa năm ..''   Bàn tay dắt dìu tuổi nhỏ Ngày thơ chẳng chịu đến trường Buổi mai đưa vào lớp học Dặn dò: '' con gắng, Mẹ thương!''   Mo cau đựng đầy hạt dẻo Thương con Mẹ bới ra đồng Rồi tay cấy từng luống mạ Thu nào lúa đã đầy bông.   Một thời tay là sen búp Từng đêm chắp lại nguyện cầu Thương Cha miệt mài chinh chiến không về . Mẹ sống lo âu ...   Bàn tay dạn dầy sương  nắng Đời con một sớm xuân hồng Vì con tận tình lo lắng Nên người, ấy Mẹ chờ mong    Thương sao đôi bàn tay Mẹ ! Nghìn năm vẫn cứ mặn mà Ngàn lời thơ con muốn kể Đâu bằng Mẹ tháng ngày qua ...   Xin hôn đôi bàn tay Mẹ Bàn tay đẹp đẽ lạ thường Sức sống vươn lên mầu nhiệm Đong đầy tất cả yêu thương.  Chúc cả nhà một ngày Mother,s Day HẠNH PHÚC.  ___(())___

TIẾNG RU NGÀN ĐỜI

'' Gió mùa thu mẹ ru con ngủ
Năm canh chày thức đủ trọn năm.''
Lời Mẹ ru dìu dặt tựa dương cầm
Đưa con trẻ âm thầm vào giấc ngủ …

Mẹ ru con… cho cúc vàng chớm nụ
Cho đêm sang nhắn nhủ gió thu về.
Mẹ ru tình chan chứa một vùng quê
Từng đêm ánh trăng về soi bóng mẹ.

Mẹ ru con trong chuỗi ngày thơ bé
Võng đong đưa theo tiếng mẹ ru hời .
Khi bên trời lác đác giọt sương rơi
Mẹ vẫn thức ngồi ru con đêm vắng .

Ôi bóng mẹ như tượng thần lẳng lặng
Nhìn con thơ trong giấc ngủ say nồng .
Đêm muôn trùng Tình Mẹ ngát mênh mông
Trăng thổn thức soi tấm lòng của mẹ .

Mắt mẹ hiền dấu chân chim đã kẽ
Thời gian trôi tóc mẹ đã phai màu
Bàn tay gầy hằn những vết lo âu
Vì đời mẹ dãi dầu bao khuya sớm .

Dòng sữa mẹ nuôi đời con khôn lớn
Thương con thơ lòng chẳng gợn ưu phiền .
Ôi ngọt ngào dòng sữa mẹ thiêng liêng!
Cho con uống đượm khắp miền thân thể .

Ân tình mẹ rộng sâu như trời bể
Ngàn lời thơ chẳng kể hết ơn Người
Mượn cung đàn muôn điệu, tiếng thơ khơi
Tạ ơn mẹ, tạ ơn Người sinh trưởng .

Mang ơn mẹ, mang ơn nhiều vô lượng
Lời ru xưa âm hưởng chẳng phai tàn .
Thu lại về…. vàng lá rụng ngoài sân
Con viễn xứ chạnh lòng thương nhớ mẹ .

Hoàng hôn xuống chuông chùa ngân nhè nhẹ
Kinh Vu Lan trầm ấm vọng vang lời
Dù mai này đời chia rẻ đôi nơi
Con vẫn nhớ tiếng ru hời của mẹ.

Ai xuôi ngược trong cuộc đời dâu bể
Vu Lan về... lòng nhớ Mẹ chăng ai ?…

Thích Tánh Tuệ
__(())__
Photo: THƯ CHO CON, ( Mẹ viết hơi dài, mong con ráng đọc, con nhé!)  Con yêu!  Khi cha mẹ đã già. Cha mẹ không còn tươi như hoa.  Mà nhăn nhó, mặt cau, mắt ướt.  Con sẽ thấy không còn vui như trước. Nhưng cũng đừng cau có lại mẹ cha. Vì khi xưa, con khóc óe vang  nhà. Mẹ cha vẫn vui tươi như hội.  Nếu cha mẹ, tay run không cầm nổi. Một tô cơm mà đánh đổ ra nhà.  Con cũng đừng gắt mắng cha mẹ già.  Vì lúc bé, con vẫn thường rơi vãi.  Mẹ cha vẫn phải khom lưng nhặt lại.  Từng miếng cơm, chút thịt con làm văng.  Mẹ vừa cười vừa nhìn con lăng xăng.  Nghe con “xin lỗi” mà  ấm lòng như Tết.  Nếu cha mẹ có nói nhiều, phát mệt.  Nói những câu lảm nhảm, không đầu đuôi.  Con hãy nhớ năm xưa, nằm trong nôi.  Mẹ kể mãi một chuyện xưa cổ tích.  Cha cũng vậy, những khi con không thích,  Lên giường nằm để ngủ giấc triền miên.  Cha kể đi kể lại chuyện ông Tiên.  Chuyện Tướng Cướp, Thạch Sanh, nhiều chuyện bịa.  Nếu cha mẹ già rồi ít siêng năng  tắm rửa. Con cũng đừng bịt mũi, dang xa.  Bởi khi xưa, mẹ phải gọi cả nhà.  Mới tắm được cho con một lát.  Con nghịch chơi, người dính đầy bụi cát.  Mực lấm lem, tay chân bẩn như ma.  Mẹ mới dội nước, con đã khóc la.  Không chịu tắm, không chịu vào bồn rửa.  Cha phải dỗ con hoài, con mới sửa.  Mãi lớn khôn, mới đi tắm một mình.  Nếu mẹ cha rồi không hiểu văn minh. Máy móc  mới đủ hình đủ kiểu.  Cũng đừng cười chê ông bà già hủ lậu.  Mà nên giảng cho cha mẹ cách dùng.  Vì năm con một, hai tuổi, cái gì cũng lạ lùng. Cha mẹ phải cầm tay con, chỉ dẫn.  Rồi lớn lên, cha dậy con cẩn thận.  Đừng nghịch máy này, đừng đụng đến vật kia. Cha giảng cho con từng chút, từng ly.  Cách  mở radio, bật đèn, mở bếp, vặn tivi.  Con đã nở những nụ cười hạnh phúc.  Nếu mẹ cha mà nhớ, quên tùy lúc. Đừng cằn nhằn cha mẹ ngu khờ.  Biết bao lần con quên sách vở ở nhà. Cha phải chạy như bay về nhà lấy.  Điều quan trọng là cha mẹ cần được thấy.  Dáng hình con quanh quẩn đâu đây.  Ngửi hơi con mà trong mắt cay cay.  Con còn đó, tim cha đầy máu nóng.  Nếu mẹ cha quá già không muốn sống.  Con hãy hiểu cho rồi tới lúc con cũng già. Sẽ  tới hồi cuộc sống như trôi qua. Ý sống hết, mà chỉ còn tồn tại.  Một cái cây khô, một cánh hoa vương vãi.  Một bộ xương có hiểu biết vật vờ.  Những kỷ niệm xưa đầy ắp, chan hòa.  Trong ánh mắt, trong dấu tay run rẩy.  Hơi thở ngập ngừng, âm  thanh lẩy bẩy.  Không còn ham vui, chỉ còn chút tình yêu.  Tình yêu con, yêu cháu thật nhiều. Óc chỉ thấy tên con và dáng dấp.  Tim chỉ chứa hình con tấp nập.  Dấu chân xưa chạy nhẩy tung tăng.  Từng nốt muỗi đau, từng cơn nhức trong răng. Từng cơn sốt, mọc răng, đổi da, đổi thịt.  Mẹ cha đã từng bao đêm quên mệt.  Ngồi bên con, nghe hơi thở đều hòa. Dù cho cho khó chịu, khóc la.  Cha mẹ vẫn dấu yêu con trên hết.  Và, bây giờ, khi tới gần cõi chết.  Hành trang mang đi vẫn chỉ bóng hình con. Có chút hơi tàn,  cha mẹ muốn giối giăng:  Con hạnh phúc, con sướng vui bất tận.  Thôi, vài hàng, gửi con...  Mẹ của con.
THƯ CHO CON
(Mẹ viết hơi dài, mong con ráng đọc nhé!)

 Con yêu!
 Khi cha mẹ đã già. Cha mẹ không còn tươi như hoa.
 Mà nhăn nhó, mặt cau, mắt ướt.
 Con sẽ thấy không còn vui như trước.
 Nhưng cũng đừng cau có lại mẹ cha.
 Vì khi xưa, con khóc óe vang nhà.
 Mẹ cha vẫn vui tươi như hội.

 Nếu cha mẹ, tay run không cầm nổi.
 Một tô cơm mà đánh đổ ra nhà.
 Con cũng đừng gắt mắng cha mẹ già.
 Vì lúc bé, con vẫn thường rơi vãi.
 Mẹ cha vẫn phải khom lưng nhặt lại.
 Từng miếng cơm, chút thịt con làm văng.
 Mẹ vừa cười vừa nhìn con lăng xăng.
 Nghe con “xin lỗi” mà ấm lòng như Tết.

 Nếu cha mẹ có nói nhiều, phát mệt.
 Nói những câu lảm nhảm, không đầu đuôi.
 Con hãy nhớ năm xưa, nằm trong nôi.
 Mẹ kể mãi một chuyện xưa cổ tích.
 Cha cũng vậy, những khi con không thích,
 Lên giường nằm để ngủ giấc triền miên.
 Cha kể đi kể lại chuyện ông Tiên.
 Chuyện Tướng Cướp, Thạch Sanh, nhiều chuyện bịa.

 Nếu cha mẹ già rồi ít siêng năng tắm rửa.
 Con cũng đừng bịt mũi, dang xa.
 Bởi khi xưa, mẹ phải gọi cả nhà.
 Mới tắm được cho con một lát.
 Con nghịch chơi, người dính đầy bụi cát.
 Mực lấm lem, tay chân bẩn như ma.
 Mẹ mới dội nước, con đã khóc la.
 Không chịu tắm, không chịu vào bồn rửa.
 Cha phải dỗ con hoài, con mới sửa.
 Mãi lớn khôn, mới đi tắm một mình.

 Nếu mẹ cha rồi không hiểu văn minh.
 Máy móc mới đủ hình đủ kiểu.
 Cũng đừng cười chê ông bà già hủ lậu.
 Mà nên giảng cho cha mẹ cách dùng.
 Vì năm con một, hai tuổi, cái gì cũng lạ lùng.
 Cha mẹ phải cầm tay con, chỉ dẫn.
 Rồi lớn lên, cha dậy con cẩn thận.
Đừng nghịch máy này, đừng đụng đến vật kia.
 Cha giảng cho con từng chút, từng ly.
 Cách mở radio, bật đèn, mở bếp, vặn tivi.
 Con đã nở những nụ cười hạnh phúc.

 Nếu mẹ cha mà nhớ, quên tùy lúc.
Đừng cằn nhằn cha mẹ ngu khờ.
Biết bao lần con quên sách vở ở nhà.
 Cha phải chạy như bay về nhà lấy.
Điều quan trọng là cha mẹ cần được thấy.
 Dáng hình con quanh quẩn đâu đây.
 Ngửi hơi con mà trong mắt cay cay.
 Con còn đó, tim cha đầy máu nóng.

 Nếu mẹ cha quá già không muốn sống.
 Con hãy hiểu cho rồi tới lúc con cũng già.
 Sẽ tới hồi cuộc sống như trôi qua.
 Ý sống hết, mà chỉ còn tồn tại.
 Một cái cây khô, một cánh hoa vương vãi.
 Một bộ xương có hiểu biết vật vờ.
Những kỷ niệm xưa đầy ắp, chan hòa.
 Trong ánh mắt, trong dấu tay run rẩy.
 Hơi thở ngập ngừng, âm thanh lẩy bẩy.

 Không còn ham vui, chỉ còn chút tình yêu.
 Tình yêu con, yêu cháu thật nhiều.
 Óc chỉ thấy tên con và dáng dấp.
 Tim chỉ chứa hình con tấp nập.
 Dấu chân xưa chạy nhẩy tung tăng.
 Từng nốt muỗi đau, từng cơn nhức trong răng.
 Từng cơn sốt, mọc răng, đổi da, đổi thịt.
 Mẹ cha đã từng bao đêm quên mệt.
 Ngồi bên con, nghe hơi thở đều hòa.
 Dù cho cho khó chịu, khóc la.
 Cha mẹ vẫn dấu yêu con trên hết.
 Và, bây giờ, khi tới gần cõi chết.
 Hành trang mang đi vẫn chỉ bóng hình con.
 Có chút hơi tàn, cha mẹ muốn giối giăng:
 Con hạnh phúc, con sướng vui bất tận.

 Thôi, vài hàng gửi con...
 Mẹ của con




Má mi ơi! Bỏ con xuống, con.. mắc... quá hà!
Uhm, ráng chút đi con, má leo qua mỏm đất này là tới nhà mình rồi!
Dạ, con ráng.. mà lở con có làm má.. ướt lưng, má đừng la con à nha!
Uhm, má hứa!..
*:) happy

The eyes are the doorway to the soul, as passion is the  gateway to the Heart...   I miss YOU      ringo Một Nắng Hai Sương



10 ĐIỀU

1.  Cầu nguyện không phải là "bánh xe dự phòng" để lấy ra khi gặp khó khăn, nhưng là "tay lái" để lái đi đúng đường suốt cuộc tạm hành trên đất nầy.

2.  Tại sao xe hơi có KIẾNG TRƯỚC lớn hơn nhiều so với KIẾNG CHIẾU HẬU?  Vì QUÁ KHỨ của chúng ta không quan trọng so với TƯƠNG LAI. Vậy, hãy nhìn thẳng phía trước và đi tới.

3.  Tình bạn như một QUYỂN SÁCH.  Chỉ cần vài phút để đốt đi, nhưng cần vài năm để viết.

4.  Tất cả những điều mình có trong đời sống nầy đều tạm bợ. Nếu được hanh thông, hãy vui hưởng, vì nó sẽ chóng qua. Nếu không thuận lợi, cũng đừng lo lắng, vì nó cũng sẽ không kéo dài.

5.  Bạn cũ là Vàng! Bạn mới là Kim Cương! Nếu ta có Kim Cương, đừng quên Vàng! Vì muốn giữ được Kim Cương, ta luôn cần Vàng để bọc Kim Cương!

6.  Thường khi ta mất hy-vọng và nghĩ đây là đoạn cuối đường, THƯỢNG ĐẾ ở trên cao cười và nói: "Hãy thư giản, con yêu của ta, đó chỉ là khúc quanh, chứ không phải là đường cùng.

7.  Khi Thượng Đế giải quyết những vấn đề của ta, ta đặt niềm tin nơi Ngài.  Khi Thượng Đế không giải quyết những vấn đề của ta, Ngài đặt niềm tin vào khả năng của ta.
 
8.  Một người mù hỏi thánh Anthony: "Có thể còn điều nào khổ hơn là bị mù không?  Ông thánh trả lời: "Có, lúc ngươi mất định hướng!"

9.  Khi chúng ta cầu nguyện cho người khác, Thượng Đế lắng nghe và ban phước cho người đó, và đôi khi chúng ta bình an, hạnh phúc, hãy nhớ rằng một người nào đó đã cầu nguyện cho ta.

10.  Sự LO-LẮNG không dẹp bỏ được sự KHÓ-KHĂN ngày mai.  Nhưng nó lấy đi sự BÌNH-AN hiện tại.

Hãy sống đơn giản.  Yêu thật nhiều.  Lo tận tụy.  Ăn nói nhân hậu.  Hãy giao hết cho THƯỢNG ĐẾ. NGÀI yêu thương bạn. NGÀI  luôn luôn yêu thương bạn.
 
********  **** ** *****   ** ** **

10 Commandments.

*1.  Prayer is not a "spare wheel" that you pull out when in trouble, but it is a "steering wheel" that directs the right path throughout the journey.

*2.  So why is a Car's WINDSHIELD so large and the Rear View Mirror so small?  Because our PAST is not as important as our FUTURE.  So, Look Ahead and Move on. 

*3.  Friendship is like a BOOK.  It takes a few minutes to burn, but it takes years to write. 

*4.  All things in life are temporary.  If going well, enjoy it, they will not last forever.  If going wrong, don't worry, they can't last long either.

*5.  Old Friends are Gold!  New Friends are Diamond!  If you get a Diamond, don't forget the Gold!  Because to hold a Diamond, you always need a Base of Gold! 

*6.  Often when we lose hope and think this is the end, GOD smiles from above and says: "Relax, sweetheart, it's just a bend, not the end!

*7.  When GOD solves your problems, you have faith in HIS abilities; when GOD doesn't solve your problems HE has faith in your abilities. 

*8.  A blind person asked St. Anthony: "Can there be anything worse than losing eye sight?" He replied: "Yes, losing your vision!"

*.  When you pray for others, God listens to you and blesses them, and sometimes, when you are safe and happy, remember that someone has prayed for you. 

*10.  WORRYING does not take away tomorrow's TROUBLES, it takes away today's PEACE. 

Live simply. Love generously. Care deeply. Speak kindly. Leave the rest to God.  God loves you; He always has & always will.

Please note:  If you forward this email please delete the forwarding history, which includes my email address. It is a courtesy to me and others who may not wish to have their email addresses sent all over the world. Deleting the history helps prevent spammers from mining addresses and sending out viruses. Thanks

TRĂM NỤ HÔN

TRĂM NỤ HÔN !
Một ông viết thư cho vợ :
 
Này mình
 ơi, lương bổng tháng này
Anh chẳng còn một cắc trong tay 
Khắp toàn cầu: khủng hoảng kinh tế 
Cho dù có tiền rừng bạc bể
Chẳng ai còn dư
 gửi vợ con
Thôi thì anh tặng trăm nụ
 hôn
Em giữ
 lấy, liệu bề xoay xở.

 
Một tuần sau ông nhận thư vợ :
 
Cám
 ơn anh nhiều lắm, anh yêu!
Em dùng hôn thay thế
 tiền tiêu 
Tuy chật vật, nhưng không đến nỗi
Ông giao sữa bằng lòng trao đổi
Hai nụ
 hôn cho mỗi chục bình 
Ông điện lực thì tính rất nhanh
Bẩy n
 hôn , ông không cúp điện
Ông chủ nhà (tính tình hà tiện)
Cứ
 mỗi ngày nhận một nụ hôn
Thay tiền thuê, chẳng kể
 thiệt, hơn 
Ông chủ
 chợ mi là khó chịu 
Trả
 bằng hôn vẫn kêu rằng thiếu
Đòi ‘cái kia’ em cũng ... phải chiều 
Anh hiểu cho ... Em rất biết điều 
Đã để
 riêng bốn mươi nụ nữa 
Cho những chuyện linh tinh, lẻ
 t
Nhưng đùng lo, em vẫn còn dư
Cả
 băm lăm nụ để phòng hờ 
Như
 thế đó, anh cho em biết
Tháng tới có nên ... làm giống hệt không?
             
                                              Em của anh, yêu anh thật nhiều !

Thứ Năm, 13 tháng 8, 2015

DU LỊCH TRUNG QUỐC

Văn hóa LỪA HIỆN ĐẠI kiểu Ba Tàu

Nhóm chúng tôi có 12 người đi du lịch Trung Quốc, khởi hành từ Sài Gòn, theo chương trình sẽ đi thăm Bắc Kinh, Tô Châu, Quế Lâm. Hầu hết thành viên trong nhóm đều là cán bộ nghỉ hưu, gom góp mấy đồng tiền còm trong sổ tiết kiệm, và con cái phụ thêm cho chuyến tham quan. Người “có máu mặt” nhất là chị Lâm, vợ một ông tướng công an đương chức. Chị bao cho mẹ đẻ và mẹ chồng trong chuyến đi dối già.
Đến Bắc Kinh nhóm chúng tôi nhập vào một nhóm du lịch khác cũng từ Việt Nam sang hơn hai chục người, được một hướng dẫn viên người Trung Quốc đưa đi tham quan các nơi theo chương trình.
Phải nói Bắc Kinh là một thành phố vĩ đại, giàu bản sắc văn hóa Trung Quốc, nhiều công trình kiến trúc đẹp, nhiều di tích lịch sử rất đáng được chiêm ngưỡng và suy nghiệm. Thành phố này trật tự, nền nếp hơn Sài Gòn, Hà Nội, không chen chúc xe máy, không có người ăn xin, chụp giựt níu kéo du khách chặt chém từ vài quả cóc, lon nước đến bịch lạc rang như ở bờ Hồ Gươm.
Nói như vậy không phải người Trung Quốc thật thà, mà họ thuộc hạng siêu lừa. Họ lừa có bài bản, lừa theo kiểu “kích dục mê tâm” – kích thích cái tham, làm cho lòng người mê mẩn thiếu sáng suốt rất dễ bị lừa. Phải thừa nhận là họ có “văn hóa lừa” hẳn hoi, ăn sâu, ăn đậm, không ăn vặt.
Khi chúng tôi lên xe đi thăm Cố Cung, tay hướng dẫn viên du lịch nói nói:
- Thưa các bạn Việt Nam, Cố cung, là nơi các triều đại nhà Minh, nhà Thanh ngự trị suốt mấy trăm năm, lịch sử Trung Quốc trải qua bao thăng trầm xuất phát từ chốn cung vàng điện ngọc này… Viện bảo tàng Cố Cung.
Tay hướng dẫn viên nói như hát. Hắn mới khoảng hai nhăm tuổi, ăn mặc lịch sự, nói tiếng Việt làu làu, nhớ không ít tục ngữ ca dao Việt Nam, biết cả chửi thề, khoe rất thích ăn món thị chó rựa mận rìa đê Yên Phụ, Hà Nội và món cà pháo canh cua quán cơm bà Cả Đọi, Sài Sòn.
Nghe hắn nói Cố cung hấp dẫn, ai cũng háo hức, nhưng hắn không cho vào thăm ngay, mà cho xe chạy qua cổng Bắc thành. Tôi hỏi sao lại đi vòng thế, hắn nói:
- Muốn vào thành phải được sự chấp thuận của các quan gác cổng, hôm nay tôi dẫn đoàn qua cổng Bắc, vượng khí đang ở hướng đó.
Nghe hắn như rót mật vào tai, ai cũng gật gù.
Vừa tới cổng thành, đã thấy bộ tứ linh Long, Ly, Quy, Phượng rực rỡ nhảy múa đón rước. Rồi cả một ban tiếp tân, ăn mặc chỉnh tề, ân cần mời đoàn thăm quan lên lầu. Một căn phòng sang trọng, những dãy ghế đánh vec-ni bóng nhoáng. Các du khách vừa an vị, tay hướng dẫn viên trịnh trọng giới thiệu vị giáo sư lịch sử ra nói chuyện với đoàn. Nhìn vị giáo sư, thấy nghi nghi, hình như đây là một diễn viên đóng thế, bởi gương mặt non choẹt. Nhưng anh ta tỏ ra một diễn viên có tài, từ điệu bộ đến lời nói rất đĩnh đạc, nghiêm trang. Hắn nói một mạch về lịch sừ Cố cung, về các triều vua, rất uyển chuyển không hề vấp váp, rồi chốt lại bằng câu chuyện con Tủy Hưu thật hấp dẫn. Hắn nói:
- Thưa quý vị, đời vua Minh Thái Tổ, giữa lúc quốc khố bị rỗng, một đêm ngài nằm mơ thấy một con vật mình rồng, đầu to, ngực to, mông to, có sừng nhọn, lông dày, đứng hút nhanh từng thỏi vàng sáng chói vào bụng. Sau giấc mơ đêm ấy, nhà Minh hưng thịnh, quốc khố đấy vàng, nhà vua cho làm con đường vào thành theo trục Bắc Nam, hướng tài lộc, cho xây cồng Bắc thành này và dùng ngọc phỉ thúy tạc tượng con vật trong mơ, gọi là Kỳ Hưu, nghĩa là kỳ diệu, sau gọi là Tỳ Hưu , đặt tại đây, gọi là tài môn, cổng tài lộc. Hôm nay may mắn đoàn du khách Việt Nam được qua cổng tài lộc vào Tử Cấm thành, may mắn hơn vì quý vị sẽ được chiêm ngưỡng con Tỳ Hưu bằng ngọc phỉ thúy, tạc từ thời Minh Thái tổ…
Mọi người vỗ tay rào rào. Vị “giáo sư” mỉm cười nhã nhặn, ra hiệu mọi người ngồi xuống, nghe nói tiếp về sự mầu nhiệm của Tỳ Hưu.
- Tỳ Hưu là một con vật cực kỳ linh thiêng, mầu nhiêm, có đầu to, ngực to, mông to, nhưng bụng nhỏ và không có hậu môn, chỉ hút vàng bạc châu báu của trời đất vào mà không nhả ra, chỉ làm giàu cho chủ mình chứ không để thất thoát đi đâu một đồng nào. Vì thế người đời xưa gọi là con Thiên Lộc. Từ đời nhà Minh đến đời nhà Thanh, vua ban sắc lệnh chỉ có vua và Hoàng hậu mới được thờ Tỳ Hưu, các hoàng tử, công chúa không được thờ. Đặc biệt nghiêm cấm các quan trong triều tuyệt đối không được thờ Tỳ Hưu, vì sợ quan sẽ giàu hơn vua .
Có một người dấu vua thờ Tỳ Hưu, là Hòa Thân, thời Mãn Thanh, đời Càn Long. Hòa Thân, tạc một con Tỳ Hưu bằng ngọc phỉ thúy, to hơn con Tỳ Hưu của vua, trưng trong biệt phủ của mình. Nhờ con Tỳ Hưu ấy Hòa Thân làm quan đến tột đỉnh, chỉ dưới một người trên muôn người, vơ vét hết của cải thiên hạ. Theo thống kê thời ấy, Hòa Thân có biệt phủ 3.000 phòng, 606 gia nhân, 600 thê thiếp, 32 km2 đất, 42 ngân hàng, 75 tiệm cầm đồ 600 cân sâm Cát Lâm, 60.000 lạng vàng, 100 thỏi vàng lớn mỗi thỏi 1.000 lạng, 56.000 thoi bạc mỗi thỏi 100 lạng, 90.000.000 lạng bạc lẻ .v..v.. Ưóc tính tài sản của Hòa Thân gấp 15 lần ngân quỹ quốc gia.
Có tiếng xuýt xoa của du khách. Mấy người cười khúc khích, nói với nhau: “Việt Nam mình cũng có vài Hòa Thân rồi đấy!”. Vị “giáo sư” ra hiệu mọi người im lặng rối nói:
- Không chỉ có Tỳ Hưu sinh tài, còn nhiều loại Tỳ Hưu khác mầu nhiêm không kém, như Bồ Lao, Trào Phong, Toàn Nghê, Bi Hi, Bế Ngạn, Phu Hi… Ai muốn con cháu văn hay chữ tốt thì thờ Phu Hi, muốn yên ổn bình an thì trưng Tiêu Đồ, muốn quyền cao chức trọng tiếm loát thiên hạ thì trưng Bế Ngạn…
Mấy vị du khách, mắt sáng lên, lấy sổ tay ghi tên loại Tỳ Hưu hợp với mình. Bà vợ ông tướng công an, không ghi kịp hỏi tôi:
- Cái con gì giữ quyền cao chức trọng anh nhỉ?
Tôí nói:
- Tên nó là Bế Ngạn chị ạ! Hình dáng nó như con hổ, loài chúa sơn lâm đấy.
Vị “giáo sư” đưa mắt nhìn khắp lượt, rồi bằng một thái độ hết sức trịnh trọng, anh ta mời mọi người qua phòng bên xem con Tỳ Hưu ngọc phỉ thúy, anh ta nhắc đi nhắc lại, chỉ được đi lướt qua, liếc mắt nhìn, tuyệt đối không sờ tay vào con vật linh thiêng. Tay hướng dẫn viên cúi rạp người xuống cám ơn vị “giáo sư”, rồi dẫn mọi người qua cái cửa hẹp vào phòng lớn.
Bốn người mặc quần xanh nẹp đỏ, đội mũ quan thời Minh, đứng canh cái bệ gỗ, trên bệ phủ mảnh vải đỏ. Sau khi thắp hương vái, bốn người cầm bốn góc tấm vải hất lên, phía dưới hiện ra con Tỳ Hưu lung linh dưới ánh đèn mầu nhấp nháy. Mọi người không được nhìn kỹ, nên chả biết con Tỳ Hưu bằng ngọc hay bằng đá? Tay hướng dẫn viên hối sang phòng bên.
Căn phòng rộng thênh thang, bày la liệt đủ các loại Tỳ Hưu to nhỏ lớn bé, trên kệ gỗ, trong tủ kính. Gần chục cô gái bán hàng sốt sắng chào mời khách. Tay hướng dẫn viên nói, chỉ ở đây mới có các loại Tỳ Hưu thứ thiệt, mỗi con vật linh thiêng này được đưa vào Cố cung bày trước anh linh vua Minh Thái Tổ xin ban phúc lộc, rồi mới mang ra đây bán cho du khách.
Mọi người như bị mộng du, bước chân đi rón rén, không giám nói cười, và cứ ngoan ngoãn móc ví đếm tiền mua Tỳ Hưu. Bà vợ tướng công an mua một lúc bốn con Bế Ngạn bằng ngọc, giá mỗi con 9.000 tệ. Bà ta nói với tôi:
- Trưng ở nhà hai con, chỗ làm việc cùa nhà em hai con bác ạ!
Một con Tỳ Hưu nhỏ nhất ở đây có giá 3.200 tệ, tương đương 500 đô la, tức 11.000.000 đồng Việt Nam. Tôi nói nhỏ với ông bạn đi cùng nhóm:
- Hình như không phải bằng ngọc ông ạ? Tôi trông giống hệt mấy con Tỳ Hưu bán ở Hà Nội, Sài Gòn, giá chưa đến một triệu một con?
Ông bạn vênh mặt lên:
- Không có tiền nên nói thế !
Ông rút một nắm tiền ném lên mặt tủ kính. Tôi vội lánh sang chỗ khác, nhìn những cô gái tíu tít đếm tiền, miệng cười tươi như hoa.
Khi đã bán được 26 con Tỳ Hưu, thấy không ai mua nữa, tay hướng dẫn viên du lịch mời mọi người lên xe vào Cố cung.
Đến đây mọi người chỉ được xem qua, vì kỷ luật bảo vệ di tích của Trung Quốc rất nghiêm khắc, hơn nữa theo chương trình còn đi thăm Vạn Lý Trường Thành.
Cách điểm thăm quan Vạn Lý Trường Thành không xa, tay hướng dẫn viên nói với du khách:
- Thưa quý vị, Vạn Lý Trường Thành được Hoàng đế Tần Thủy Hoàng xây dựng từ thế kỷ thứ 5 trước công nguyên, dài 3.980 dăm, nơi đây, Mao Chủ tịch đã đến khắc bảy chữ vàng “Bất đáo trường thành phi hào hán” nghĩa là chưa đến Vạn lý trường thành thì chưa phải là một anh hùng. Muốn lên Vạn Lý Trường thành phải có sức khỏe tốt, vì vậy cơ quan y tế Trung Quốc đã thành lập một Trung tâm khám sức khỏe miễn phí cho du khách. Hôm nay trước khi lên Vạn Lý Trường Thành tôi xin giúp quý vị kiểm tra lại sức khỏe, cô bác nào có bệnh sẽ được điều trị ngay tại chỗ.
Cái trung tâm ấy là một tòa nhà bốn tầng, khang trang. Cũng như ở cổng Cố cung, các bác sỹ ra tận cửa đón rước, mời chúng tôi lên phòng khám bệnh thênh thang, từng hàng ghế kê ngay ngắn. Các nhân viên mang nước mời mọc ân cần. Rồi năm, sáu người mặc blu-trắng xuất hiện, giới thiệu rất trịnh trọng, đây là giáo sư tiến sỹ Lu Zeng Ung nổi tiếng nhất Trung Quốc, đây là bác sỹ Hua Twen Xuang nổi tiếng nhất Bắc Kinh.
Những vị giáo sư, bác sỹ vạch miệng, vạch mắt, nghe tim phổi và bắt mạch cho từng người trong hai nhóm du khách với thái độ rất thân thiện, khi nheo mắt tỏ vẻ lo lắng, khi mím môi tỏ vẻ nghiêm trọng, rồi nhoẻn miệng cười đầy vẻ cao đạo. Khốn nạn thân chúng tôi, ở nhà khỏe re, mà đến đây ai cũng có bệnh. Không cao huyết áp thì phù thận, suy tim, có người bị chứng xơ gan mới khiếp chứ!? Nhưng lại mừng vì phát hiên ra bệnh sớm và vị giáo sư, tiến sỹ nói, đã tới đây thì bách bệnh sẽ được tiêu trừ hết, bởi Trung tâm này đã từng chữa bệnh cho nhiều vị nguyên thủ quốc gia Trung Quốc và thế giới. Chúng tôi được kê đơn thuốc, có chữ ký của vị giáo sư tiến sỹ đàng hoàng, có con dấu của Viện Đông y thế giới Bắc Kinh đỏ choét. Ai cũng cảm thấy hả hê vì may mắn. Ở nhà đi bác sĩ tư thì bị chặt chém, đi bệnh viện công thì bị hành, chuyến đi này, vừa được thăm quan du lịch vừa khám chữa bệnh bốc thuốc, được tiếp đón ân cần như bố người ta thì còn gì sướng bằng?
Nhưng ít phút sau thì mọi người hơi ngán, bởi các giáo sư, bác sỹ, chỉ khám miễn phí, còn thuốc phải mua, mà đây là một Viện y học nổi tiếng, nên thuốc rất đắt. Mỗi bịch thuốc theo toa của “giáo sư, bác sĩ” rẻ nhất là 1.000 tệ tương đương 160 đô la Mỹ.
Như bị ma ám, ai cũng bỏ tiền ra, ôm một mớ thuốc nam và mấy hộp cao đơn hoàn tán. Các vị giáo sư tiến sĩ Trung tâm y dược vẫn chưa chịu buông tha các con mồi. Họ kéo mọi người sang phòng bên ngồi xung quang cái sân khấu hình tròn.
Một anh chàng nhảy lên sân khấu, hung dữ như một thằng du đãng. Hắn hét toáng lên, rồi chạy xuống lôi một thanh niên đang ngổi lẫn trong đám du khách lên sân khấu. Chả rõ nguyên cớ vì sao, thù hằn gì mà hắn thượng cẳng chân hạ cẳng tay, đánh anh thanh niên ghê thế. Đến nỗi du khách phải la lên phản đối. Thằng du đãng bỏ anh thanh niên nằm lăn lóc, lủi mất. Bấy giờ một bác sỹ chạy, tới vén quần, vén áo anh thanh niên lên. Ôí cha mẹ ơi, từ ngực trở xuống, từ đít trở lên thâm tím như những quả đa mồi. Anh ta không ngổi dậy được, rên ư ử như sắp chết. Bà bác sỹ lấy một viên thuốc cho anh ta uống, lấy một lọ thuốc nước đổ lên các vết thương, và, thật kỳ diệu, thuốc chảy đến đâu vết thương lành đến đấy. Chai thuốc hết, anh thanh niên đừng dậy, khỏe re, toe toét cười. Tiếng vỗ tay vang lên và sau đó, tiếng xuýt xoa thán phục râm ran trong nhóm du khách.
Tiếp theo, một phụ nữ lên sân khấu, đổ cồn vào tay, châm lửa cháy đùng đùng. Khi lửa tắt bàn tay chị phồng rộp lên, Vị giáo sư liền mang lọ thuốc nước trong suốt ra, rưới vào tay chị, và chao ơi thuốc thần thuốc thánh cũng không hiệu nghiệm bằng, rưới đến đâu da tay chị phụ nữ hết phồng, trắng hồng trở lại đến đấy.
Thế là mọi người nhắm mắt, nhắm mũi, xỉa tiền mua thuốc bỏng, thuốc trị thương. Tôi thách bạn nào đi trong nhóm du lịch ấy, trong hoàn cảnh ấy, mà không mua một thứ gì. Mình cũng được khám bệnh như mọi người, bác sỹ nói mình có bệnh, kê đơn đàng hoàng sao mình không mua thuốc. Nói không có tiền giữa đám khách du lịch với nhau thì mắc cỡ lắm. Tôi đã bị người đàn ông trong nhóm khinh thường nên vội tránh đi nơi khác.
Lên Vạn Lý Trường Thành, nhìn núi non trùng điệp bao la, hiểu thêm, đất nước Trung Hoa vĩ đại bao nhiêu thì ta càng thấy tham vọng của Trung Nam Hải càng dữ dội bấy nhiêu, mưu sâu kế hiểm bấy nhiêu, lừa lọc, lòng dạ rất hẹp hòi, lừa đảo như chớp, không rộng rãi như miệng lưỡi họ nói.
Những người đóng vai quân lính, người hầu cận vua chúa ngày xưa đứng bên những chiếc kiệu, sẵn sàng phục vụ du khách, những nhiếp ảnh viên đon đả mời chụp ảnh kỷ niệm, ân cần lắm, nhưng nhìn sâu vào mắt họ không có chút chân thành nào. Một người ra dáng thi nhân ngồi sau cái bàn viết thi pháp bán cho du khách.
Tôi mua tờ giấy hoa văn hai mươi tệ, mượn bút viết mấy câu bằng chữ Hán:
“Thử địa nhược đại mông. Bá đạo nhân thực nhân” - Nơi này ôm mộng lớn, toàn quân ăn thit người!. Tôi tặng lại người viết, anh ta vái một vái, rồi gập tờ giấy lại đút vào túi.
Nhóm chúng tôi đến Tô Châu vào một buổi chiều. Thành phố cồ kính nổi tiếng bởi nhà thơ Trương Kế, thời vua Đường Túc Tông, với bài Phong kiều dạ bạc:
Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên
Cộ tô thành ngoại hàn sơn tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền
Cụ Tản Đà đã dịch cực hay là :
Đêm tàn tiếng quạ kêu sương
Lửa chài cậy ánh sầu vương giấc hồ
Thuyền ai đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn Sơn.
Trước khi được đi thăm Hàn sơn tự, xây dựng 70 năm trước khi Trương Kế ra đời, để viết Phong kiều dạ bạc, chúng tôi được “mời” uống trà Loa Xuân, nổi tiếng Tô Châu. Hướng dẫn viên du lịch là một cô gái trẻ, miệng lưỡi không thua kém anh chàng Bắc Kinh, lại hấp dẫn hơn bởi sự duyên dáng. Cô nói:
- Mời các anh các chị, các chú các bác vào uống trà, tại nơi sản xuất loại trà Loa Xuân, nổi tiềng Trung Quốc .
Trong hoa viên lộng lẫy, ban giám đốc và nhân viên xếp hai hàng, ăn mặc chình tề đón tiếp khách du lịch như đón nguyên thủ quốc gia. Một dãy sa lon bọc vải đỏ chót trong căn phòng mát lạnh. Uống trà khác với uống cà phê, càng khác với cà phê đá, trà đá, ở chỗ tĩnh, mát . Người Tô Châu hiểu như vậy, nên làm phòng trà mát lạnh. Khách vừa ngổi ấm chỗ, nước được bưng lên, những gói trà được mang tới, và những cô gái trẻ trang phục bằng loại lụa tuyệt đẹp xứ lụa Tô Châu, nhanh nhẹn pha trà bằng các động tác chuẩn xác đến mức, một cô cầm chiếc ấm có cái vòi dài gần hai mét rót nước vào miệng cái bình trà nhỏ xíu mà không rớt ra ngoài giọt nào. Hàng chục cặp mắt cứ trố ra nhìn, tấm tắc khen, sao họ khéo thế.
Từng ly trà được mời từng vị khách. Giám đốc nhà máy cúi gập đầu chào mọi người, rồi nói xuất xứ loại trà Loa Xuân, sự kỳ công trong trồng tỉa, chế biến và tác dụng của nó. Kết thúc câu chuyện, là mời du khách mua trà với khuyến mãi đặc biệt.
Được tiếp đãi như thượng khách, đã uống trà của người ta mời, chả nhẽ nhổ đít bước ra tay không? Có mà ế mặt! Hơn nữa lại là khách đi theo đoàn, đoàn Việt Nam hẳn hoi, chơi không đẹp ảnh hưởng quốc thể chứ đâu bỡn. Lại sợ người cùng đi nhìn mình, khinh mình kẹt sỉn, thế là đồng loạt rút ví. Cũng phải thừa nhận uồng tách trà họ vừa pha ngon thật, bập vào môi có vị hơi đắng , mùi thơm thoảng, uống vào có vị ngọt trong cổ họng. Tôi nói với người giám đốc, xin mua những gói trà vừa bóc ra pha cho chúng chúng tôi uống, hắn ta “hảo hảo” rồi lánh đi , không tiếp chuyện nữa!
Từ Tô Châu vế Quế Lâm, ăn món tương ớt và món mỳ thịt ngựa nổi tiếng, nhưng sau mới biết bị lừa , ăn phải mỳ thịt chuột. Nhưng rồi cũng cho qua chuyện để đi thăm công viên Thất Tinh, núi Tượng tị , đồi Trăng Khuyết…
Đến mả Mã Viện, thấy tượng hắn đúc bằng đồng, cưỡi trên lưng con ngựa chiến, mặt hắn vênh lên, hai con mắt trừng trừng, miệng như đang gào thét, chằng biết muốn đâm chém ai, hay đang dau đớn vì bệnh ỉa chảy, tôi vụt nhớ câu thơ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi tới đây gần nửa thế kỷ trước: “Trăm năm mới đến nơi này, Ngàn năm mới thấy mặt mày ở đây!”.
Chúng tôi chia tay nhau ở sân bay Tân Sơn Nhất. Hầu như các loại thuốc quý đều vứt lại khách sạn bên Trung Quốc. Bà vợ viên tướng công an nói với tôi:
- Bác Minh Diện ơi , mấy sợi dây chuyền ngọc trai là đồ dỏm bác ạ, cái con Tỳ Hưu tử tiệt cũng dỏm. Sao bác biết mà không bảo em?
Tôi đưa mắt nhìn ông bạn cùng nhóm, ông nhếch miệng cười như mếu:
- Nó lừa mình khéo quá anh ạ! Mả cha cái bọn Tàu!
Minh Diện
Theo Bùi Văn Bồng blog
Bọn Trung Cộng nổi tiếng cả thế giới về hàng dỏm, hàng giả, hàng nhái; đã nhiều lần bị quốc tế lên án vì các thực phẩm độc hại... Bị phỉ nhổ vì các hành vi ăn cắp các công trình nghiên cứu và phát minh của Hoa kỳ.

Việt nam, thật đáng thương khi không may ở gần anh Trung Cộng xấu xa, là thùng rác khổng lồ để Trung Cộng tuôn hàng dỏm, hàng độc hại có nguy cơ gây ung thư, không ngừng giết hại dân ta từ từ mỗi ngày.
Chưa hết, chúng còn có âm mưu thâm độc và to lớn hơn khi được chính quyền Việt cộng tham lam và ngu dốt tiếp tay, đó là âm mưu sửa lại lịch sử, địa lý, văn hóa... của nước ta bằng cách in và phát hành hàng lọat các sách giáo khoa cho các trẻ thơ, trắng trợn dạy dỗ trẻ em: VN là một phần đất của Trung Cộng!

Qua bài viết trên đây, tác giả đã lột tả những hành động lừa lọc rất tinh vi của Ngành du lịch TC nhằm móc túi của du khách.

Trước sự xâm lăng biển, đảo, đất đai của VN một cách ngang ngược, đầy hiếu chiến; tàn phá môi trường thiên nhiên, biến đất đai của chúng ta thành những "tô giới" của Trung Cộng ngay trên quê hương của chúng ta, ở đó họ tự ý đưa người của họ vào VN, xây dựng nhà cửa, đường xá, trường học, bệnh viện, phố xá, hòan toàn xử dụng tiếng Hoa, có luật pháp riêng... Không một người dân Việt nào, kể cả bộ đội, chính quyền địa phương được bén mảng tới.

Trước các âm mưu thâm độc, hành động bỉ ổi, lừa lọc, xâm chiếm lãnh thổ, lãnh hải một cách trắng trợn như thế, là người Việt nam còn chút lương tri, còn nghĩ tới quê hương, dân tộc khốn khổ của mình, có ai còn lòng dạ nào để du lịch China?

Có ai còn nghĩ đến việc mang đô la về VN để tiếp tay cho kẻ thù xâm lược tàn phá quê hương?