Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2015

ĐẠI HỘI GIA ĐÌNH CÔNG GIÁO

Thành phố Philadelphia tiểu bang Pennsylvania, nơi đang diễn ra đại hội gia đình thế giới lần thứ 8, Do tổng giáo phận Philadelphia phụ trách tổ chức với sự phối hợp của hội đồng tòa thánh về gia đình. Đặc biệt hơn năm nay cũng là năm đầu tiên đại hội được diễn ra tại Hoa Kỳ.

Tín hữu công giáo từ 100 quốc gia

Hàng trăm ngàn tín hữu công giáo từ khắp nơi đến từ 100 quốc gia trong đó có VN đã tụ tập về thành phố Philadelphia tiểu bang Pennsylvania trong 6 ngày để tham dự Đại hội Gia đình Công giáo Thế giới 2015 diễn ra từ ngày 22 đến ngày 27 tháng 9, năm nay với chủ đề “Tình yêu là sứ mệnh của chúng ta, để gia đình đưộc sống dồi dào”. Được chọn để nhấn mạnh đến từng cá nhân trong việc ý thức xây dựng và vun đắp tình cảm gia đình bền chặt, cũng như nhằm tăng cường mối liên kết giữa các gia đình và khẳng định sự tối quan trọng của hôn nhân và gia đình đối với mọi người trong xã hội.
Nhận xét về Đại hội gia đình thế giới lần 8 này, linh muc Giuse Đinh Quang Lộc, Chánh xứ Vĩnh Long, đến từ VN cho chúng tôi biết:
“Tôi chưa đi đại hội nào, nhưng mà thật sự đây là đại hội thứ nhất mà tôi tham dự, tôi thấy tổ chức rất là tốt đẹp từ về phía Đức ông Trí của nhà thờ saint Helen để tiếp đón chúng tôi. Thứ hai là cách người ta mời gọi chúng tôi vào trong những nơi để mà cho chúng tôi những bài diễn thuyết, rồi những bài thảo luận. Những bài chia sẻ thấy rất hay có ý nghĩa, nói đến đời sống con người, đời sống của gia đình đời sống xã hội con người phải mở ra như một Thiên Chúa mở ra để đón nhận con người và như một Thiên Chúa chữa lành con người trong sự đau khổ của ngài. Cho nên mình cũng sẽ chấp nhận sự đau khổ của mình để mà giúp đỡ anh chị em và giúp cho anh chị em giúp đỡ nhau như vậy thì gia đình của Thiên Chúa sẽ tràn đầy sự yêu thương.”
Linh Mục Quốc Đăng Tôn, giáo phận Mỹ Tho cũng cho biết cảm nhận của ngài về những chủ đề mà Đại hội đưa ra:
“Theo tôi thì trong các cuộc hội thảo, những nhà diễn giả  tập trung về đời sống gia đình rất nhiều, cho thấy rằng giáo hội rất quan tâm đến đời sống gia đình, vì trong hoàn cảnh xã hội ngày nay, gia đình bị đe dọa rất nhiều bởi những yếu tố bên ngoài. Cho nên giáo hội Công Giáo muốn nêu lên một số những vấn đề để giúp cho các gia đình được sống tốt, mà nếu gia đình sống tốt thì xã hội sẽ tốt.”
Với trên 200 linh mục và 8 giám mục cùng trên 1 ngàn giáo dân công giáo, chưa kể những giáo dân công giáo người Việt sinh sống rải rác tại 50 tiểu bang Hoa Kỳ và Canada, cũng như tại Nhật. Đã giúp cho con số người Việt Nam tham dự đông thứ 3 trong những sắc dân về tham dự.  Ông Đinh Quang Anh, trưởng nhóm trong ban tổ chức chương trình thăng tiến hôn nhân gia đình, đã phấn khởi chia sẻ với chúng tôi về số lượng khá đông này và những ưu đãi Đại hội dành cho người Việt Nam:
“Cái túc số của người Việt mình bây giờ là ngoài nước Mỹ ra mình đứng thứ ba, nước đông người tham gia nhất trong đại hội này. Ra đó anh thấy trong tất cả các tài liệu của đại hội chúng ta đều có tiếng Việt và trong các bài giảng của các Đức Hồng Y chúng ta đều có thông dịch viên bằng tiếng Việt, đó là một ưu đãi, niềm hãnh diện cho người Việt của mình. Chúng tôi rất vui mừng phấn khởi được tham dự đại hội này.”
dhcg-400.jpg
Đại hội Gia đình Công giáo Thế giới 2015 hôm 26 tháng 9 tại Philadelphia, Hoa Kỳ. RFA PHOTO.
Trong suốt 6 ngày đại hội đã diễn ra nhiều các buổi hội thảo, hội học với nhiều chủ đề liên quan đến gia đình và tình yêu thương của thiên chuá, với nhiều diễn giả của các Đức Hồng Y, đức Giám Mục, giáo sư, tiến sĩ và ngay cả những giáo dân có chuyên môn về lãnh vực gia đình hôn nhân.
Anh Nguyễn Hữu Trứ, đến từ Atlanta, trong ban điều hành thăng tiến hôn nhân chia sẻ về những điều mà anh đã học hỏi được qua các buổi hội thảo:
“Tụi em đến đây để học hỏi, về đại hội gia đình thế giới có rất nhiều cái hay cần phải học hỏi. Tại vì theo tụi em nghĩ thì gia đình hiện giờ nó trên bờ vực đổ vỡ rất nhiều, khoảng hơn 50 %, nên đó là điều tụi em rất quan tâm học hỏi để lấy kiến thức của mình về để có thể áp dụng cho gia đình, rồi sau đó áp dụng với bạn bè, các anh em, cho cuộc sống gia đình của mình, nếu mình có được một cái basic một cái foundation tốt thì con cái mình sau này sẽ có một gia đình tốt hơn.”
Trong khi đó một tín hữu công giáo đến từ V

10 NHÀ THỜ LỚN NHẤT THẾ GIỚI

10 nhà thờ lớn nhất thế giới.

Với diện tích 30.000 m2, Vương Cung Thánh Đường ở Bờ Biển Ngà được sách kỷ lục Guinness xác nhận là nhà thờ lớn nhất thế giới.
                           
Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Hòa Bình, Yamoussoukro, Bờ Biển Ngà.


Theo sách Kỷ lục Guinness thế giới, đây là nhà thờ lớn nhất thế giới, với tổng diện tích 30.000 m².  Riêng khu vực bên trong rộng gần 8.000 m².   Ảnh: wondermondo.


 
Vương Cung Thánh Đường Thánh Peter, Rome, Italy.

Năm xây dựng: 1506-1626
Diện tích: 15.160 m².


 
Thánh đường Đức Mẹ Aparecida, Aparecida, Brazil.

Năm xây dựng: 1955-1980
Diện tích: 12.000 m².


 
Nhà thờ chính tòa Seville, Seville, Tây Ban Nha.

Năm xây dựng: 1401-1538
Diện tích: 11.520 m².


 
Nhà thờ Thánh John the Divine, New York, Mỹ.

Năm xây dựng: 1892 đến nay
Diện tích: 11.200 m².


 
Nhà thờ chính tòa Milan, Milan, Italy.

Năm xây dựng: 1386-1965
Diện tích: 10.186 m².


 
Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Licheń, Licheń Stary, Ba Lan.

Năm xây dựng: 1994-2004
Diện tích: 10.090 m².


 
Nhà thờ chính tòa Liverpool, Liverpool, Anh.

Năm xây dựng: 1904-1978
Diện tích: 9.687 m².


 
Nhà thờ Most Holy Trinity, Fátima, Bồ Đào Nha.

Năm xây dựng: 2004-2007
Diện tích: 8.700 m².


 
Vy An (theo Telegraph)

NHÂM THÌN

Nhâm Thìn
Hồ Thụy Mỹ Hạnh
 
 
 
 
 
 
 
  
Tôi có ông anh sinh năm 1952, tức là tuổi Nhâm Thìn. Năm nay 2012 vòng quay trở lại Nhâm Thìn thì anh tròn sáu mươi tuổi. Tôi thường nghe người ta nói tuổi Thìn mà là nam nhi thì khỏi phải nói, mệnh sang lắm (?).
 
E-hèm! Không biết đúng hay sai, tôi hơi ngờ vực về điều này vì chung quanh tôi cũng lắm ông tuổi Thìn, nhưng có người thì giàu sang, sung sướng. Có người thì nghèo, vất vả. Bao nhiêu nhơn vật tuổi Thìn là bao nhiêu hoàn cảnh kể sao cho xuể! Nên tôi chỉ nói riêng về ông anh Nhâm Thìn của tôi vậy.
 
Trong mười hai con giáp kể từ con tí cho đến con lợn ỉn quả thật không có con giáp nào được đi mây về gió như con rồng, vì vậy nếu nói Rồng là nhất cũng không ngoa. Còn "Thìn" mà lại kết hợp với "Nhâm"? Thì người xưa đã từng ngâm nga "Trai Nhâm, nữ Quý là sang." Đó thôi.
 
Cuộc đời ông anh Nhâm Thìn của tôi có gì khác người? Kể ra thì thân trai mười hai bến nước của anh (Xưa anh đi lính Hải Quân, anh đã qua biết bao nhiêu là bến, nhưng tạm nói là 12 bến cho vừa chẳn một tá thôi!) cũng như mọi người trong nhờ đục chịu, anh đã từng ba chìm, bảy nổi, chín cái lênh đênh.
 
Anh đi lính, đi tù, đi vượt biển, bị bắt lại đi tù, lấy vợ, sinh con, ly dị! Rồi có vài mối tình chi đó...Thứ gì anh cũng trải qua cho...biết với người ta trước khi quay về làm một chàng độc thân vui tính. Dù anh là một người bản lĩnh, không dễ dàng gục ngã trước hoàn cảnh, nhưng thấy anh thui thủi sống một mình, tôi cũng...mũi lòng khi nghĩ thế nào mà anh không gặp phải những khó khăn nào đó vì thiếu bàn tay người phụ nữ nâng khăn, giữ...túi cho anh!
 
Mùa Xuân Nhâm Thìn sắp đến, lại là năm tuổi của anh, tôi hóng chuyện nghe người già thường bảo "Năm ni lấy vợ tốt lắm, năm sau đến cung Quý sinh con thì càng vượng...". Một công đôi chuyện, tôi bèn làm phước khuyên anh:
-Tết này anh nên tìm một người phụ nữ nào tương xứng rước về để dành, phòng khi trái gió trở trời mà nương tựa...
 
Anh la hoảng khi nghe tôi nói, còn đổ oán là tôi xui dại:
-Anh già rồi, đèo bồng chi cho mệt, cô cứ bày chuyện không nên...
 
Tôi trợn mắt phản đối :
-Cái gì? "mới sáu mươi tuổi" mà già! Chưa nói tuổi Nhâm Thìn là sang lắm..., năm tuổi cưới vợ là rất hợp, đừng bỏ qua cơ hội, chờ đến lần Nhâm Thìn tới thì anh đã một trăm hai chục tuổi, lúc đó mới già còn hy vọng gì nữa...
 
Nghe tôi ca cẩm hoài về cái sự "sang", anh bèn yêu cầu tôi giải thích tuổi Nhâm Thìn của anh sang như thế nào.Phát xuất từ lòng tốt mà tôi xúi anh lấy vợ, chứ bảo tôi giải thích thì có bằng...giết tôi! Nhưng vốn là người không "cam lòng" nếu bị nghe ai đó nói "Dốt dựa cột mà nghe", nên tôi cố lục lọi khắp trí nhớ xem có lần nào nghe ai nói gì về tử vi, tướng số của mấy con giáp không để truyền đạt lại. Tuyệt nhiên không nhớ nổi. Vậy là tôi thuyết trình theo...kiểu của tôi:
-Trong mười hai con giáp không có con giáp nào được xếp đứng ở hàng vua chúa ngoài con rồng, còn gọi là...Long! Thử hỏi con hổ là chúa tể rừng xanh còn không được nhắc tới trong bất cứ vật gì cạnh vua, vậy mà "Long" không thể thiếu. Thế mới nói tuổi rồng rất sang. Ví dụ như "Long nhan", "Long ngai", "Long bào", "Long kiếm"...
 
Ông anh Nhâm Thìn của tôi cười phì khi nghe tôi cà khịa như thế:
-Hiểu rồi, cô đừng bảo anh "xuống dưới" làm...Long vương nữa là anh mừng!
 
Tôi làm mình làm mẩy:
-Nhưng anh nói sáu mươi tuổi mà già là em hổng chịu!
-Ừ! Thì không được nói là già, chỉ nói không còn trẻ, vậy được chưa?
 
Tôi quay lại mục đích chính:
-Nhưng năm ni anh có chịu lấy vợ không? Chỉ năm ni thôi...không là phải chờ đến sáu mươi năm nữa mới trở lại năm Nhâm Thìn...
 
Anh gật gù, vẫy vẫy ngược bàn tay ra hướng cửa:
-Được rồi, cô cứ về đi để rồi anh tính.
 
Tôi nhùng nhằng:
-Anh trả lời dứt khoát cho em biết, em mới về.
-Nhưng cô bảo anh cưới ai bây giờ trong khi chưa có cô nào để mắt đến anh?
 
Tôi sực nghĩ đến điều ấy khi nghe anh hỏi:
-Ừ nhỉ? Nhưng anh đừng lo, em có một mớ bạn gái còn ở giá, ế đầy ra đó, để em làm mai cho, anh mà ghé mắt đến thì chắc mấy bả như...trúng số!
-Cô đề cao anh kiểu đó anh chả lấy gì làm hãnh diện...Nhưng thôi cô muốn gã anh cho ai tuỳ cô. Anh giao quyền quyết định cho cô đó, ráng mà hoàn thành sứ mệnh, để xem cô làm tới đâu.Không xong là tui sẽ bắt đền cho cô chừa cái tội xúi dại tui đeo...gông vào cổ!
 
Tôi về nhà, bắt đầu thấy lo lắng vì không biết trong số "Oanh, Yến hay Liên, Hồng, Lan, Đào, Diễm..." có cô nào thích ông anh tuổi Nhâm Thìn của tôi? Họ đang sống độc thân thật nhưng chắc gì là do họ...ế mà tôi dám khẳng định với anh tôi chắc như thế.
 
Phen này là tôi tự làm khó tôi rồi.Tôi biết tìm ở đâu cho anh một cô nàng tương xứng! Tôi cứ suy đi rồi nghĩ lại, cứ thế cho đến giờ đi ngủ nhưng nào có ngủ được, tôi lên giường nằm lăn qua lật lại, thao thức vì trót nhận nhiệm vụ do chính tôi bày ra. Trên đời chẳng có cái ngu nào giống cái ngu nào, chưa nói cái ngu làm mai lại được đứng vào hàng thứ nhất!
ooooo
Tôi bịt tai lại vì tiếng ồn ào, cánh cửa nhà tôi rung lên từng chập do bên ngoài số đông người chen lấn. Họ gọi tên tôi một cách tha thiết. Tôi chưa hiểu chuyện gì đang xảy ra nên cẩn thận ghé mắt qua khe cửa nhìn ra quan sát trước khi mở cửa. Ồ! Rất nhiều người đẹp đang muốn gặp tôi? Trên tay mỗi người còn ôm cả bó hoa to xem chừng muốn vào tặng tôi! (Tôi không biết tôi trở nên quan trọng từ khi nào? Và tại sao?)
 
Tôi bèn mở cửa đồng thời chọn một tư thế lịch lãm nhất để chào các người đẹp, nhưng cánh cửa vừa hé ra là tôi bị xô ngã lăn quay ra đất vì sự hấp tấp, chen lấn của các cô nàng "Tôi xin nộp đơn, hãy nhận của tôi trước", người khác lấn lên "Hãy nhận đơn của tôi, tôi tới đây từ rất sớm, hãy tiến cử tôi với ông anh tuổi Nhâm Thìn của cô", cứ thế vừa "đơn" vừa hoa đè lên người tôi, tôi không thể nào gượng dậy, tôi muốn la lên cầu cứu nhưng chỉ ú ớ không thành tiếng được, tôi bắt đầu ngáp ngáp vì sắp tắt hơi. Và bằng tất cả sức bình sinh tôi vung tay lên thật mạnh...
 
Thế-Là-Tỉnh-Khỏi-Giấc-Mơ! Thì ra trong lúc ngủ, tôi đã vô tình gát tay lên lỗ mũi nên ngạt thở. Tôi thở phào mừng rỡ vì đó chỉ là giấc mơ, nếu không chắc tôi phải hy sanh một cách oan ức vì mãi lo hạnh phúc cho ông anh sáu mươi tuổi của tôi (mà chắc gì được anh mang ơn).
 
"Em ơi có bao nhiêu, sáu mươi năm cuộc đời..." Ừ! Thì sáu mươi năm đấy có sao đâu nào, tại sao phải đếm làm gì năm tháng, cứ sống và tích cực yêu. Tình yêu nào có tuổi mà phân biệt. Con mắt của người đang yêu có...phép mà, họ nhìn đâu cũng thấy niềm vui, nhìn người họ yêu đang già bỗng biến thành trẻ, xấu biến thành đẹp, khuyết điểm thành...ưu điểm, tất tần tật đều lạc quan trước con mắt của tình yêu! Mùa xuân thì rất ngắn trong cuộc đời.
 
Phải tận hưởng chứ! Ngày mai tôi sẽ nói ngay với ông anh Nhâm Thìn của tôi như thế. đừng để khi ngoảnh lại thì mùa xuân đã qua rất xa...
 
(Đơn Dương - Xuân Nhâm Thìn - 2012)
Hồ Thụy Mỹ Hạnh
 

QUY HOẠCH SÀI GÒN

Địa chất Sài Gòn bao gồm hai tầng trầm tích Pleistocen, và Holocen lộ ra trên bề mặt. Trầm tích Pleistocen chiếm hầu hết phần Bắc, Tây Bắc, và Đông Bắc thành phố. Dưới tác động của các yếu tố tự nhiên, và hoạt động của con người, trầm tích phù sa cổ hình thành. Địa hình Sài Gòn thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Vùng cao nằm ở phía Bắc - Đông Bắc và một phần Tây Bắc, trung bình 10 đến 25 mét. Xen kẽ có một số gò đồi, cao nhất lên tới 32 mét như đồi Long Bình ở quận 9. Ngược lại, vùng trũng nằm ở phía Nam - Tây Nam và Ðông Nam thành phố, có độ cao trung bình trên dưới 1 mét, nơi thấp nhất 0,5 mét. Các khu vực trung tâm, một phần các quận Thủ Đức, quận 2, toàn thể huyện Hóc Môn, và quận 12 có độ cao trung bình, khoảng 5 tới 10 mét
Suốt thời Pháp thuộc, các Nhà quy hoạch Pháp đều loại bỏ hướng phát triển Sài Gòn về phía Đông, Nam hoặc Tây Nam là các vùng đất trũng thấp, làm nền móng rất tốn kém. Sài Gòn thời cũ sở dĩ không ngập úng là nhờ có các vùng đất trũng thấp này hứng nước. Hướng phát triển tự nhiên của Sài Gòn được xác định là hướng Bắc cao ráo.
Tuy vậy, trước yêu cầu mở rộng Sài Gòn, bán đảo Thủ Thiêm nằm sát bên hông Sài Gòn luôn được nhắm tới. Người Mỹ và chính quyền Sài Gòn ngay vào giữa những năm 1950 đã dồn sức vào việc xây dựng tuyến đường có lẽ vào hàng hiện đại nhất Đông Nam Á thời đó. Xa lộ Sài Gòn – Biên Hòa dài 30km. Qua đó người ta đã xác định hướng phát triển chính của thành phố là lên phía Bắc, đất đai cao ráo và mở ra miền Đông Nam Phần đầy tiềm năng công nghiệp. Ý định này đã được sự tán đồng của nhóm quy hoạch đô thị quốc tế Doxiadis Từ giữa thập niên 60, chính phủ Hoa Kỳ thông qua Cơ quan Phát triển Quốc tế USAID đã hỗ trợ kỹthuật cho phía miền Nam Việt Nam về quy hoạch đô thị. Kể từ thời gian này, rất nhiều các đồ án quy hoạch, và nghiên cứu về đô thị quy mô, và có chất lượng tại miền Nam được thực hiện. Điển hình là hai đồ án quy hoạch do hai công ty rất có tên tuổi trên thế giới lúc đó thực hiện: Quy hoạch chung thành phố Sài Gòn do công ty Doxiadis Associates – Consultants on Development and Ekistics (Hy Lạp) lập năm 1965, và Quy hoạch phát triển Thủ Thiêm do công ty Wurster, Bernardi and Emmons (Hoa Kỳ) chủ trì lập năm 1972 thực hiện. Bên cạnh đó, Frank Pavick và James Bogle lần lượt thực hiện những báo cáo chi tiết về hoạt động quy hoạch đô thị ở miền Nam và những vấn đề của thành phố Sài Gòn. Cũng tác giả Frank Pavich sau đó còn thực hiện Khảo sát sử dụng đất tại Vùng đô thị Sài Gòn cho Tổng Nha Kiến thiết và Thiết kế Đô thị. Các đồ án quy hoạch nêu trên mặc dù nghiên cứu rất kỹ lưỡng không chỉ về kiến trúc, khí hậu, đất đai mà còn cả nhu cầu giao thông giữa các khu vực và kinh tế/tài chính nữa. Các hồ sơ quy hoạch thường kết thúc với phần đưa ra giải pháp khai triển, tài chính dự án và cả đề xuất rất cụ thể về chính sách cũng như luôn kèm theo thiết kế chi tiết một dự án thí điểm Quy hoạch chính yếu vẫn theo nguyên tắc được thuyết trình là . “.....Đà phát triển trong quá khứ, từ thành phố cổ, thường hướng theo phía Bắc dọc theo những giải phù sa cổ. Kế hoạch phát triển tương lai cũng sẽ theo đường hướng nầy, và bất cứ một kế hoạch thực tế nào nhắm hướng dẫn sự phát triển Thủ đô Sài Gòn cũng phải nhận thức ra những yếu tố nầy........”
– Trích "Đề xuất về hướng phát triển cho Sài Gòn trong Đồ án Quy hoạch bán đảo Thủ Thiêm năm 1972" .
Rồi cuối cùng, sau 1975, với những đầu óc xuất chúng của Tiến sĩ Thủy lợi dỏm, hướng phát triển Sài Gòn về phía Nam, khu vùng trũng và đầm lầy, đi ngược lại với vị trí địa lý của vùng đất này, mà người Pháp, Mỹ, cùng chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã loại bỏ quy hoạch đô thị rồi .
Trong báo cáo quy hoạch phát triển Saigon 2020- 2025 xác định hướng Nam, tiến ra biển đông nêu rõ: " ... Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Sài Gòn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, Thành phố sẽ phát triển với hai hướng chính là hướng Đông, và hướng Nam ra biển. Theo Quyết định của Chính Phủ, Sài Gòn được phát triển theo mô hình tập trung - đa cực, khu vực trung tâm là khu vực nội thành với bán kính 15 km và 4 cực phát triển. Cụ thể, phát triển thành phố theo hướng đa tâm với trung tâm tổng hợp tại khu vực trung tâm hiện hữu gồm Quận 1, Quận 3, một phần Quận 4, quận Bình Thạnh (930 ha) và khu đô thị mới Thủ Thiêm (737 ha); bốn trung tâm cấp thành phố tại bốn hướng phát triển. Bên cạnh đó, phát triển thành phố với hai hướng chính là: hướng Đông và hướng Nam ra biển và hai hướng phụ là: hướng Tây - Bắc và hướng Tây, Tây - Nam. Việc hình thành cơ sở hạ tầng các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu đô thị mới hiện đại, cảng biển và kinh doanh vận tải biển, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển Sài Gòn về phía Nam tiến ra Biển Đông....... "
Rõ ràng, từ hướng phát triển trọng yếu của Sài Gòn là Bắc-Tây Bắc-Đông Bắc từ thời Pháp_Mỹ - Việt Nam Cộng Hòa đã trở thành hướng phát triển phụ.
Đổi lại những Phú Mỹ Hưng hào nhoáng, những cao ốc "hoành tráng" dọc theo đường về Nhà Bè .... thì bây giờ Sài Gòn không ngập mới là chuyện lạ đấy ./.


(FB Thuần Ngô)

TRƯƠNG VĨNH KÝ

Trương Vĩnh Ký và những nỗ lực phổ biến chữ quốc ngữ cuối thế kỷ XIX - Thu Hằng


Trong suốt cuối thế kỷ XVI và nửa đầu thế kỷ XIX, chữ quốc chỉ được dùng trong mục đích truyền giáo. Đây là loại ky tự dùng chữ cái La tinh để ghi lại tiếng nói của người Việt. Công trình này lần lượt được các nhà truyền giáo dòng Tên khởi nguồn và hoàn thiện, từ Gaspard d’Amaral và Antonio Barbosa, hai giáo sĩ dòng Tên người Bồ Đào Nha, cho tới Alexandre de Rhodes (cha Đắc Lộ) hay Pigneaux de Béhaine (cha Bá Đa Lộc), người Pháp.

Khi mới đặt chân tới Tourane (Đà Nẵng) vào năm 1624, cha Đắc Lộ đã không khỏi ngạc nhiên khi nghe người bản địa, đặc biệt là phụ nữ, nói như “chim hót” và đã từng nghĩ không thể nào học được tiếng nói này. Sau này, chính ông là người đã hệ thống hóa và phổ biến loại chữ viết La tinh, vừa dễ học vừa nhanh hơn so với chữ Hán và chữ Nôm. Tuy nhiên, chữ quốc ngữ được hoàn thiện như ngày nay là nhờ vào công sức của cha Bá Đa Lộc trong khoảng cuối thế kỷ XVIII-đầu thế kỷ XIX.
Sau khi chiếm được Sài Gòn và bắt đầu công cuộc khai thác, chữ quốc ngữ trở thành công cụ hữu ích cho chính sách đô hộ. Chính quyền Pháp muốn sử dụng loại chữ viết này để cắt hẳn mọi liên hệ giữa người dân Nam Kỳ, giờ đây nằm dưới sự cai trị của người Pháp, với nền văn minh Trung Hoa, tiếp theo là phổ biến học thuật Pháp và đồng hoá dân bản địa.
Trong thư văn đề ngày 15/01/1866 gởi cho thống đốc Sài Gòn, giám đốc nội vụ Paulin Vial có viết : « Từ những ngày đầu người ta (Pháp) đã hiểu rằng chữ Hán còn là một ngăn trở giữa chúng ta và người bản xứ ; sự giáo dục bằng thứ chữ tượng hình khó hiểu làm chúng ta thất bại ​hoàn toàn ; lối viết này chỉ tổ khó cho việc truyền đạt đến dân chúng những điều tạp sự cần thiết có liên quan tới khung cảnh của nền cai trị mới cũng như cho việc thương mại... Chúng ta bắt buộc phải theo truyền thống nền giáo dục riêng của chúng ta ; đó là cách duy nhất khiến chúng ta có thể gần gũi người An Nam thuộc địa hơn, ghi vào tâm não họ những manh mối của nền văn minh Âu châu đồng thời cô lập họ khỏi ảnh hưởng đối nghịch của các lân quốc của chúng ta ».
Tuy nhiên, các đô đốc Pháp nhanh chóng hiểu rằng rất khó thay đổi được một đất nước chịu ảnh hưởng của Khổng giáo và lòng trung thành sâu sắc của người dân đối với triều đình. Họ chú ý tăng cường ảnh hưởng của Pháp tới đời sống và phong tục của người Nam Kỳ. Để thực hiện thành công chính sách cai trị và “mị dân”, các“quan” Pháp được khuyến khích học chữ hán, chữ quốc ngữ, nghiên cứu phong tục tập quán, ngôn ngữ và lịch sử của Việt Nam. Chính vì thế, rất nhiều tài liệu bằng tiếng Pháp và tiếng Việt mang tính chuyên môn cao được các “học giả” quân sự dịch và soạn thảo trong giai đoạn này.
Mặt khác, họ đưa chữ quốc ngữ ra khỏi khuôn khổ của Giáo Hội để phổ biến trong dân. Ngay từ năm 1864, các trường tiểu học quốc ngữ được thành lập tại các trung tâm quan trọng nhất và các làng công giáo. Mục đích chính là nhằm đào tạo một thế hệ công chức tương lai tận tâm với nước Pháp, đồng thời cắt đứt ảnh hưởng của Nho giáo. Bắt đầu từ năm 1882, chữ quốc ngữ được dùng là văn tự chính thức trong giao dịch, giấy tờ hành chính, tư pháp và thương mại của nhà cầm quyền thuộc địa. Các quan địa phương phải học chữ quốc ngữ và chỉ được thăng chức hay giảm thuế nếu biết đọc, biết viết loại văn tự này.
Biên soạn giáo trình dạy chữ quốc ngữ
Về phần mình, từ khi được bổ nhiệm làm chủ nhiệm tờ Gia-định báo (16/09/1869), Trương Vĩnh Ký có cơ hội để phát triển sự nghiệp dịch thuật và viết văn. Đây cũng là vị trí và công cụ giúp ông phổ biến rộng rãi hơn chữ quốc ngữ. Thái độ ủng hộ việc truyền bá học thuật bằng ky tự La tinh này đã được ông thể hiện với Richard Cortembert ngay từ chuyến công du sang Pháp.
Sau này, lợi ích và vai trò của nó còn được ông nhấn mạnh trong cuốn Manuel des écoles primaires (Giáo trình cho các trường tiểu học, 1876) như sau : « Chữ quốc ngữ phải trở thành chữ viết của nước nhà. Cần phải nắm vững nó cho điều tốt đẹp và cho sự tiến bộ. Vì thế, chúng ta phải tìm mọi cách để phổ biến chữ viết này ». Ông cho rằng loại chữ viết đơn giản, dễ học này sẽ là phương tiện hiệu quả để tiếp thu những kiến thức mới vì ba lý do : Thứ nhất, do nạn mù chữ  trong dân, tiếp theo là chữ hán sẽ không còn có ích một khi người Pháp cai trị Nam Kỳ và cuối cùng, chỉ cần ba tháng là có thể biết đọc và viết chữ quốc ngữ.
Ngoài ra, ông còn khuyên nhủ người học như sau :
« Sách nầy là sách rút tóm lại những điều người ta phải học, để cho con trẻ mới vô trường, học những đều đại lược mà phá ngu, cho đặng đến sau khi vào trường chung nghe dạy nghe giải rộng các đều ấy thì mau hiểu hơn là một ; hai nữa là để mà tập coi, tập đọc tập viết tiếng Annam trong chữ quốc-ngữ cho trúng tiếng, cho nhằm giọng, phân biệt ra cho rõ-ràng.
Khuyên các trò hãy bớt tính ham chơi, mà chuyên việc học-hành, chữ-nghĩa, văn-chương cho được vào đường công-danh với người-ta cho sớm, trước là cho đặng đẹp mặt nở mày cha mẹ, giúp đời dạy dân, sau là cho mình được công thành danh toại, thơm danh, tốt tiếng ở đời ».
Dù tên sách viết bằng tiếng Pháp nhưng đây là bộ ​sách giáo dục giành cho giáo viên, gồm hai phần, phần một là « phép học chữ quốc ngữ, lịch sử An Nam và Tàu », và phần hai gồm « các khái niệm khoa học cơ bản ». Trong đó, Trương Vĩnh Ký giải thích cách tổ chức một buổi lên lớp, các hoạt động hay cách đánh giá học sinh.
« Hễ trò nào mới vô thì phóng vở theo đã ra trước nầy, giao cho nó, cấp cho một trò cũ đã biết mà nhác-biểu chỉ-vẽ cho nó.
Phân lớp ra mà dạy cho dễ : Như học-trò đã biết viết, biết đọc thì băt nó viết mò, băt đọc một đoạn sách cho lẹ cho xuôi. Viết mò thì lấy những tuồng, văn, thơ, phú, mà nói cho nó viết, viết rồi thì thầy coi mà sửa lại cho nó, cho đúng câu ​đúng ​ chữ.
Còn mỗi bữa học, bát nó kiếm câu hát, câu đối, lời phương ngôn tục ngữ, diêu ngôn vân vân, mà viết ra một đô​i​câu chẳng hạn, đem tới nộp cho thầy sửa, góp những cái ấy lại, để một nơi.
Dạy toán thì trước hết dạy bốn phép, cộng, trừ, nhơn, chia, cho rõ. Rồi cứ ra bài đố cho nó mần cho quen. Dạy phép đo cũng vậy… Những tập nó học nó viết mỗi bữa học thì thầy sửa rồi đề ngày vô cho nó, cho dễ xét đứa nào trễ-nải, đặng như quan có đòi thì thầy có sẵn mà nộp cho quan ».
Một tài liệu 
khác được Trương Vĩnh Ký biên soạn nhằm chinh ​yếu vào giới quan lại địa phương khi có nghị định bắt buộc dùng chữ quốc ngữ trong các văn bản hành chính. L’Alphabet quốc ngữ en treize tableaux avec des exercices de lecture (Vần quốc ngữ thông qua 13 bảng và các bài tập đọc, 1887) giúp các quan học loại chữ viết này trong một thời gian ngắn. Tám bảng đầu dạy học nguyên âm và phụ âm cùng với sáu thanh điệu và cách ghép vần. Các bảng còn lại gồm các bài tập đọc, từ đơn giản tới phức tạp.
Sưu tầm-chuyển ngữ
Song song với việc soạ tài liệu Trương Vĩnh Ký dùng chữ quốc ngữ ghi lại những cuốn sách Tàu và những tác phẩm được viết bằng chữ nôm. Trên thực tế, hai loại chữ tượng hình trên dần dần bị sao nhãng và ngày càng có ít người sử dụng. Chữ Hán chỉ giành cho một bộ phận nhỏ gồm các nhà nho và quan lại. Trong khi đó, chữ Nôm còn phức tạp hơn do mượn Hán tự. Vì vậy, cần phải biết chữ Hán mới có thể học được loại chữ này.
Hơn nữa, Trương Vĩnh Ký cho rằng văn học Việt Nam mới chỉ có thơ ca với nhiều thể loại khác nhau, song không có văn xuôi và các loại khảo cứu, nghị luận. Dịch thuật là một cách giúp học làm văn và làm giàu ngữ 
vựng tiếng Việt. Chính vì thế, không có gì ngạc nhiên khi một phần ba trong tổng số 118 tác phẩm của ông là các công trình dịch thuật.
Vấn đề phiên dịch các tác phẩm Tầu ra thể văn vần chữ quốc ngữ cũng đã được Luro, một thanh tra bản xứ ,trong bản báo cáo ngày 06/01/1873,
​ghichú 
 : « Từ lâu, tôi thỉnh cầu một cách vô hiệu rằng người ta phải phiên dịch, dưới sự chăm sóc của một hội đồng có đủ quyền hành, lịch sử nước An Nam và những sách cao quí triết lý của Trung Hoa. Người dân ít nghe tiếng Quan thoại, họ sẽ rất sung sướng có được những cuốn sách dịch bằng ngôn ngữ thường ngày của họ một cách thanh nhã. Họ sẽ mua, sẽ đọc những cuốn sách đó. Trong số các thừa sai và viên chức của chúng ta, chúng ta có nhiều người có đủ khả năng để hoàn thành những sách dịch thanh nhã từ tiếng Quan thoại ra tiếng nói hàng ngày ».
Như vậy, cả chính phủ Pháp và Trương Vĩnh Ký đều tận dụng thời cơ để phổ biến chữ quốc ngữ. Chính quyền Pháp muốn « mượn tay » những công chức Pháp hóa để tách rời dân chúng khỏi ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc. Còn Trương Vĩnh Ký thì hoàn toàn tin vào chính sách khai hóa của nước Pháp. Và, theo ông, công cụ duy nhất để có thể đạt tới trình độ « Học thuật Châu Âu » là chữ quốc ngữ. Chính vì thế, ông tìm mọi cách để loại chữ viết La tinh này được phổ biến rộng rãi tới các tầng lớp dân chúng.
Từ khi chữ quốc ngữ trở thành văn tự chính thức tại Nam Kỳ vào năm 1882, ông chuyển ngữ ngay nền văn chương truyền khẩu bình dân, gồm những áng văn vần và chuyện dân gian rất được ưa chuộng, như : Phép lịch sự Annam (1881), Thơ dạy làm dâu (1882), Thơ mẹ dạy con (1882), Nữ tắc (1882), Thạnh suy bỉ thới phú (1883), Cờ bạc nha phiến (1884), Ngư tiều trường điệu (1884)… 
Trong cuốn Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan đã nhận định rất đúng khi viết : « Hồi đó, ông (Trương Vĩnh Ký) cần phải xuất bản như thế, cốt dùng những chuyện phổ thông làm cái lợi khí cho chữ quốc ngữ được lan rộng trong nhân gian... »
Tất cả đều được bán với giá rất hợp lý. Thường những tập dày 7 đến 10 trang, được bán với giá từ 35 đến 50 xu franc và từ 1 đến 2 franc đối với những tập dày trên hai mươi trang.
Viết văn
Thông qua những bản dịch, lần đầu tiên một loại hình văn học mới được đưa vào Việt Nam. Đó là văn xuôi, với nhiều thể loại khác nhau, như tiểu luận, ky sự hay tiểu thuyết. Tại thời kỳ đó, thể loại này còn chưa được ưa chuộng và không được coi là « văn học », vì người ta cho rằng văn xuôi viết bằng chữ quốc ngữ ngang như lời nói. Công bằng mà nói, lời nhận xét khá đúng, vì ngôn t ngữ  và cách hành văn trong các tác phẩm thời đó thiếu trau chuốt và tự nhiên như văn của thế hệ sau này.
Bài văn xuôi đầu tiên do Trương Vĩnh Ký biên soạn, dài khoảng bẩy trang, xuất hiện trên tờ Gia-định báo vào năm 1863, dưới tựa đề Ghi về vương quốc Khơ Me (1863). Phải chờ tới năm 1881, Trương Vĩnh Ký viết một tập bút ky khác, Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi (1876), công phu hơn và trau chuốt hơn. Tuy nhiên, ông phải mượn rất nhiều ​danh ​từ Hán để có thể miêu tả tỉ mỉ chuyến đi này. Không bàn tới mục đích của chuyến công du Bắc Kỳ của Trương Vĩnh Ký, ở đây chúng ta chỉ quan tâm sau chuyến đi này, ông viết một bản hồi ky ghi lại những ky niệm, những điều « mắt thấy tai nghe », vị trí địa lý, lịch sử, những phong tục tập quán của những địa phương nơi ông đi qua.
Ví dụ văn phong trong một đoạn miêu tả « Chợ » ở Bắc Kỳ : « Chợ-búa nội cả tỉnh cũng nhiều lắm. Mà chợ lớn có tiếng và đủ đồ hơn hết tại Bắc-kỳ, thì là những chợ kể trong câu ví nầy : Xứ Nam là chợ Bằng Vồi ; xứ bắc Giâu, Khám, xứ đoài Xuân Canh ; nghĩa là tỉnh Hà-nội, Hưng-yên, Ninh-bình, Nam-định là phía nam, thì có chợ Bằng, chợ Vồi có tiếng hơn hết. Còn bắc là Bắc-ninh, thì có chợ Giâu, chợ Khám ; xứ đoài là trên Sơn-tây thì là chợ Thâm-xuân-canh ».
Một nhà nghiên cứu nhận xét đây là « một trong vài tác phẩm viết bằng chữ quốc ngữ sớm nhất của thế kỷ XIX, Chuyến đi Bắc kỳ năm Ất Hợi để lại nhiều dấu ấn ngôn ngữ với những phương ngữ, tiếng Việt cổ có giá trị về mặt ngôn ngữ. Câu văn khúc chiết, sinh động chứng tỏ năng lực viết văn xuôi quốc ngữ của tác giả trong buổi sơ khai của loại chữ mới mẻ này ».
Tới năm 1918, quốc ngữ trở thành chữ viết bắt buộc tại Bắc Kỳ. Từ giai đoạn này trở đi, các nhà trí thức trẻ không ngừng trau dồi, phát triển và phổ biến nền văn học hiện đại Việt Nam. Năm 1954, quốc ngữ trở thành chữ chính thức của các cơ quan hành chính Việt Nam. Điều này đã khẳng định tiên đoán cũng như mong muốn của Trương Vĩnh Ký vào năm 1876 : « Chữ quốc ngữ phải trở thành chữ viết của nước nhà ».