Thứ Tư, 18 tháng 3, 2015

10 CÂU NÓI DÀNH CHO ĐÀN ÔNG

10 câu nói để đời của đàn ông trong chính cuộc đời mình



1. ‘Đàn ông giống như thép. Đàn ông mà không cứng rắn là đàn ông không đáng một xu’ – Chuck Norris
2. ‘Đến một độ tuổi nhất định, đàn ông sẽ có trách nhiệm với ngoại hình và sức khỏe của mình’ – Albert Camus
3. ‘Những người đàn ông làm nên nghiệp lớn là những người có khả năng làm tốt ngay từ những việc nhỏ nhặt nhất’ – Theodore Roosevelt
4. ‘Đàn ông làm những gì mà họ cho là cần làm, phải làm, bất chấp hậu quả, bất chấp trở ngại, bất chấp nguy hiểm và áp lực. Đó là nguyên tắc đạo đức số một của đàn ông’ – John Kenedy
5. ‘Rất ít người đàn ông có đủ phẩm chất để leo nên nấc thang danh vọng cao nhất’ – William Churchill
6. ‘Giữa đàn ông và phụ nữ không có tình bạn. Chỉ có tìnhyêu, sự đam mê hoặc thù địch, tuyệt đối không có tình bạn’ – Oscar Wilde
7. ‘Không tồn tại những danh hiệu làm cho người đàn ông trởnên vĩ đại, chính những người đàn ông làm nên sự vĩ đại của danh hiệu’ – Michiavelli
8. ‘Giây phút người đàn ông nói xấu kẻ khác, họ đánh mất niềm tin của những người xung quanh’ – Plato
9. ‘Thời gian cướp đi những gì quý giá nhất của một người đàn ông’ – Napoleon
10. ‘Một người đàn ông thành công là người thức dậy vào buổi sáng, đi ngủ vào buổi tối và làm bất cứ điều gì anh ta muốn vào khoảng thời gian ở giữa’ – Bob Dylan
ST

VIÊT NAM - MỘT DÂN TỘC CHƯA TRƯỞNG THÀNH

Việt Nam – Một dân tộc chưa trưởng thành

Khi nói về văn hóa là ta đang nói về mọi mặt đời sống tinh thần của một dân tộc. Chúng ta vẫn luôn tự hào có nền văn hiến 4000 năm nhưng theo tôi đó chỉ là cái ảo ảnh mà chúng ta tự vẽ lên để huyễn hoặc mình, nó không có thật, nó là cần thiết để gắn kết những cá thể của một dân tộc lại với nhau, cho chúng ta một niềm tin để vượt qua những khó khăn để tồn tại. Vì sao là huyễn hoặc? sự hình thành văn hóa của một dân tộc giống như quá trình phát triển của một con người từ sinh ra đến trưởng thành, già cỗi và tái sinh hoặc chết đi.
Một con người muốn trưởng thành phải trải qua sự học hỏi bởi những sóng gió trong đời và quan trọng là cần sự tiếp nối liên tục. 4000 năm chúng ta có được bao lâu là tự đứng trên đôi chân của mình? Cứ mỗi lần bị đô hộ là mỗi lần những thành quả mà chúng ta xây dựng bị tẩy sạch, và những quảng thời gian ấy chúng ta sống dựa vào nền văn hóa của “nước mẹ”, rồi sau đó khi dành lại độc lập, chúng ta lại bắt đầu lại từ đầu với những gì của mình và tiếp nối cái văn hóa từng là “nước mẹ” kia, nó giống như một đứa trẻ đang trong quá trình phát triển thì bỗng dưng bị mất trí, phải học lại những bài học đầu tiên, phải sống dựa vào sự hiểu biết của kẻ khác – mà sự hiểu biết này không phải là tinh túy vì nó chỉ do vay mượn mà có. Chính vì thế với tôi Việt Nam là một dân tộc chưa trưởng thành.
Dân tộc ta giống như một cậu thiếu niên chưa lớn, do thời gian bắc thuộc quá dài mà nền văn hóa phần lớn đều là vay mượn. trong văn hóa Việt Nam có bao nhiều phần trăm vay mượn từ Trung Quốc? Chí ít cũng 70-80%, sự ảnh hưởng sâu rộng đến nỗi kể cả ngôn ngữ cũng hao hao giống nhau. Theo tôi văn hóa chúng ta là thứ văn hóa bắt chước, cái gì chúng ta cũng bắc chước, hãy tìm trong những biểu hiện của nền văn hóa, bạn sẽ thấy rất rất nhiều, nó đều giống giống như của Trung Quốc. Nếu có sự khác biệt thì đó chính là ý chí kiên cường, tình đoàn kết đùm bọc lẫn nhau của… một kẻ yếu, vì nếu không có những đức tính đó thì dân tộc ta bị diệt vong từ rất lâu.
Cũng có thời chúng ta muốn thoát ly nền văn hóa vay mượn như việc bỏ chữ Hán dùng chữ Nôm, nhưng than ôi! Chúng ta có thể làm được sao? Khi mà những gì chúng ta được dạy được học và sống bằng những gì được vay mượn, đó có lẽ là nỗi đau của tiền nhân nước Việt. Chúng ta là một dân tộc yếu kém và lạc hậu thì lấy gì để tạo ra một con đường mới ưu việt hơn cái nền văn hóa vĩ đại ở kề bên?
Bằng sức của mình chúng ta tiến 1 thì kẻ kia đã tiến đến 4-5, đơn giản vì kẻ kia có một nền tảng vô cùng vững chắc, trong khi nền tảng của chúng ta là sự vay mượn. Khi con đường chúng ta tự tạo kém cỏi hơn thì không có cách nào khác ngoài sữ dụng những thành quả đã đạt được của kẻ kia. thế nên chúng ta cứ mãi đi sau, chúng ta sử dụng thành quả của nó nhưng lại không có nền tảng và tinh túy. Đó là nỗi đau của một dân tộc ở bên cạnh một dân tộc lớn.
Nhưng cuối cùng thời đại đã thay đổi, với sự phát triển của công nghệ thông tin, mọi nền văn minh được kéo lại gần nhau và hòa lẫn vào nhau. tất cả tinh hoa nhân loại đều phơi bày ra trước mắt ta, đó là cách tốt nhất để có thể thoát khỏi nền văn hóa to lớn bên cạnh. Đơn giản vì nền văn hóa đó so với các nền văn hóa vĩ đại khác thì vẫn còn kém vài bước. Một dân tộc thông minh là một dân tộc biết học hỏi những gì là tinh túy và biến thành của mình.
Nhật và Hàn là những ví dụ cụ thể. còn chúng ta thì thế nào? Chúng ta vẫn mãi dậm chân tại chỗ, không những thế nền văn hóa chúng ta ngày càng trở nên suy đồi hơn, chúng ta mãi là cậu thiếu niên chưa lớn, chỉ biết bắt chước, chỉ lười biếng học những gì có sẵn, chỉ ham muốn những hạnh phúc nhỏ nhoi do vật chất mang lại, chỉ nhìn thấy những gì trước mắt, chỉ thấy bản thân mình là lớn nhất vĩ đại nhất, chỉ biết đỗ lỗi cho hoàn cảnh, chỉ biết che dấu và biện hộ cho những sai trái của mình, chỉ biết bo bo giữ lấy những thành quả của mình trong khi đặt trên bình diện thế giới thì nó nhỏ nhoi vô cùng, chỉ biết sống trong một cái ao bé tẹo để được yên thân trong khi những kẻ khác đang cố gắng tìm ra biển lớn. Ôi! bao giờ dân tộc ta mới thật sự trưởng thành?
Nếu sự thay đổi của thời đại là một cơ hội cho chúng ta chuyển mình thì khi không biết nắm bắt cơ hội sẽ trở thành tiền đề cho sự diệt vong. bởi vì cái cơ hội đó không chỉ đến với riêng chúng ta. Ngày xưa để diệt một dân tộc thì người ta chỉ có một biện pháp là chiếm đóng bằng vũ lực rồi đồng hóa dần, để tự vệ chúng ta có thể đoàn kết giết giặc chống ngoại xâm. Nhưng ngày nay thì sao? Có vô số cách để đô hộ, dùng kinh tế, dùng chính trị, dùng văn hóa, dùng vũ lực… đó là sự xâm lăng một cách từ từ không đau đớn.
Chúng ta giống như một con ếch trong nồi nước nóng dần, con ếch vẫn cứ hồn nhiên bơi lội và khi nước sôi cũng là lúc nó chết, chết bởi sự hôn mê mà nó không biết. Hãy nhìn những gì diễn ra với Ukraine, một phần quốc gia mất đi với sự ủng hộ đa số của dân chúng nơi đó, sự phân hóa đã ngấm vào tận xương tủy dân tộc đó và nhiều dân tộc nhược tiểu khác. Than ôi chúng ta vẫn là một đứa trẻ tưởng mình đã lớn.
Không ít lần tôi đã khóc cho quê hương khi nhìn con đường mà chúng ta đang đi, tôi thấy mình bất lực, có lúc tôi đã cố gắng lên tiếng, nhưng sau đó tôi thấy tim mình chai đá. Trên đất nước này chúng ta tự hào mình là người Việt Nam, nhưng hãy hỏi những ai từng đi ra ngoài, hỏi họ xem khi đứng trước những dân tộc khác họ cảm thấy gì. Ước gì đứng trước Mỹ ta có thể vỗ ngực: “Kinh tế và giáo dục nước tôi không hề thua bạn”, đứng trước Nhật chúng ta tự hào: “Dân tộc tôi là một dân tộc chăm chỉ và có lòng tự trọng cao”, đứng trước Đức chúng ta mỉm cười và nói: “Nền triết học nước tôi đang tiến gần sát anh” và đứng trước Trung Quốc chúng ta có thể lớn tiếng bảo: “Hãy giao trả Hoàng Sa – Trường Sa, nếu không quân đội chúng tôi sẽ đè bẹp các người”. Nếu chúng ta có thể làm được những điều đó thì mới đáng để tự hào, còn lúc này? tự hào để làm chi khi nền dân trí thấp và đang sống trong nghèo nàn lạc hậu.
Mắt Đời ( Triết Học Đường Phố )

CON GÁI CỤ HOÀNG HOA THÁM

Objet : Nữ tài tử chiếu bóng Việt Nam đầu tiên là ai ?

Nếu như lịch sử điện ảnh Việt Nam khởi đầu từ năm 1930, với các tài tử là đào kép cải lương ở rạp Quảng Lạc, Hà Nội, thì trước đó 2 năm (1928) nữ tài tử chiếu bóng Việt Nam đầu tiên xuất hiện trong cuốn phim Pháp là cô Hoàng Thị Thế, con của nhà cách mạng Hoàng Hoa Thám, tức cụ Đề Thám, khởi nghĩa ở đất Yên Thế miền Bắc.
 
 
 
 
 
 
  Nữ tài tử chiếu bóng Việt Nam đầu tiên là ai ?
 
 
      
ky-niem-2-622
Hình Cô Hoàng Thị Thế, con của nhà cách mạng Hoàng Hoa Thám, tức cụ Đề Thám, trong cuốn hồi ký của Cô.
Courtesy photo
Your browser does not support the audio element.
Nếu như lịch sử điện ảnh Việt Nam khởi đầu từ năm 1930, với các tài tử là đào kép cải lương ở rạp Quảng Lạc, Hà Nội, thì trước đó 2 năm (1928) nữ tài tử chiếu bóng Việt Nam đầu tiên xuất hiện trong cuốn phim Pháp là cô Hoàng Thị Thế, con của nhà cách mạng Hoàng Hoa Thám, tức cụ Đề Thám, khởi nghĩa ở đất Yên Thế miền Bắc.

Người con gái Việt

Và sau đây là câu chuyện kể của kỷ sư Nguyễn Bá Lãng, từng du học ở Pháp về (kỹ sư Nguyễn Bá Lãng là con của quan Tổng Đốc Nguyễn Bá Trác). Câu chuyện một người con gái Việt, từ là đứa con yêu quí của nhà cách mạng trên hai mươi năm vẫy vùng ở nước non Yên Thế, đến một cuộc đời điêu linh nơi đất Pháp, và rồi trở nên một tài tử màn ảnh. Tâm trạng của cô Hoàng Thị Thế là tất cả một sự quay cuồng của hoàn cảnh, mà ai nghe qua rồi cũng khó quên.
Vào năm 1928, tại đất Pháp dư luận sôi nổi lên về cuốn phim “Một Bức Thơ”, mà lúc bấy giờ người Việt ở trong nước, hoặc ngay cả các người Việt đang du học ở Pháp, cũng không ngờ cuốn phim ấy có liên quan đến một cô gái Việt Nam. Dư luận sôi nổi không phải là vì cuốn phim ấy hay nhất của thời đó, mà sôi nổi ở chỗ cuốn phim đã được cái vinh hạnh một có công chúa Trung Hoa đóng tuồng. Họ quảng cáo vị công chúa Trung Hoa này rùm beng lên để gợi cho công chúng sự háo kỳ, để rồi thiên hạ đi coi cuốn phim ấy như đi xem một kỳ quan thứ tám của thế giới.
Vào lúc ấy trong buổi thanh bình, mọi người Âu cũng như Á sống một cuộc đời bình thản, và rồi cái kỳ lạ ấy đã khơi lên trong lòng mọi người một sự nô nức, nhờ đó mà cuốn phim được hoan nghinh, hay nói rõ hơn là được nhiều người coi. Họ tranh nhau coi mặt một vị công chúa Tàu, nhưng có điều là báo chí ở Âu Châu thời ấy lại mù tịch về việc đó, các báo đã không hề cải chánh mà lại còn loan tin thêm, cho nên hãng phim vẫn tiếp tục quảng cáo om sòm để hốt bạc. Ngay cả nhân vật ấy cũng làm thinh không biết là với ý định gì, hoặc là trong hợp đồng đóng phim có cam kết điều gì mà không được nói ra chăng?
Nhưng rồi chẳng bao lâu thì người ta cũng được biết vị công chúa Trung Hoa ấy chính là cô Hoàng Thị Thế, con gái út của nhà cách mạng Hoàng Hoa Thám, tức cụ Đề Thám. Trong thời gian nổi lên chống Pháp, sau những trận giao tranh gây thiệt hại nhiều cho quân Pháp, cuối cùng thì cụ Hoàng Hoa Thám đã anh dũng nằm xuống tại cứ địa đấu tranh, vùng đất Yên Thế, để các thế hệ sau ghi nhớ và noi gương bất khuất của cụ.
Theo lời kỹ sư Lãng thì sau ngày cụ Hoàng Hoa Thám mất thì mẹ cô Thế bỏ trốn, cô trở thành đứa bé lưu lạc được người nào đó tạm nuôi. Thấy cô có nét mặt thông minh, khả ái nên được một viên sĩ quan cao cấp người Pháp xin đem về làm con nuôi, và để ở Hà Nội hơn một năm ngoài, rồi đem cô về Pháp cho đi học, cho ăn mặc theo Pháp.
Cô Hoàng Thị Thế vốn dòng thông minh, đi học từ năm 12 tuổi và đến năm 21 tuổi thì đậu Tú Tài, cô đang thoải mái nhẹ bước trên đường học vấn thì thương ôi, ông già nuôi mãn phần, anh em người Pháp tranh giành gia tài chia xẻ nhau. Riêng cô Thế là đứa con nuôi mũi tẹt da vàng chỉ được may mắn cho ở, ăn báo hại nơi nhà của người con trưởng của ông già nuôi ấy mà thôi .
Nhưng rồi, tình đời ghẻ lạnh với sự ăn nhờ ở cậy ấy không được bao lâu thì cô Thế chịu không nổi, mới từ giã nhà người anh nuôi mà ra giữa cuộc đời tự lập nơi xứ lạ quê người, với gió bụi và phong sương kiếm nghề thư ký và bán hàng nuôi sống. Tâm trạng của cô trong những ngày phiêu bạt ấy không cần phải nói lại, sự đau khổ đến thế nào...
Tình cờ một ngày kia, vào cuối năm 1928 có một nhà đạo diễn phim vào mua hàng một tiệm buôn nọ, bỗng bất chợt thoáng thấy một cô gái Á Đông rất duyên dáng đang đứng tiếp khách. Nhà đạo diễn lúc bấy giờ đang băn khoăn tìm một người phụ nữ phương Đông đóng vai công chúa Tàu cho cuốn phim “Một Bức Thơ”. Sau khi ướm lời với chủ tiệm thì chủ tiệm bằng lòng nhường lại cô gái bán hàng ấy, và giới thiệu đó là một công chúa Trung Hoa, sau ngai vàng đổ nát của vua cha đã phải lưu vong qua đất địa nước Pháp.

Từ cô bán hàng đến tài tử chiếu bóng

Thế rồi từ cô gái bán hàng với số lương 200 quan mỗi tháng, cô Thế đã nghiễm nhiên thành một tài tử chiếu bóng với số lương 2000 quan mỗi tháng, từ đây với số lương gấp mười, cô sống một cuộc đời tạm gọi sung túc.
De_Tham-400.jpg
Nhà cách mạng Hoàng Hoa Thám, tức cụ Đề Thám, chụp ảnh bên các cháu của ông. Courtesy wikipedia.
Khi cuốn phim “Một Bức Thơ” ra đời, đi khắp các thành phố đều được thiên hạ đón xem, người ta cố tình xem mặt của vị công chúa Trung Hoa đã lưu vong và trở thành cô đào màn ảnh. Thấy cô đẹp, họ bàn tán xôn xao và một số đông đã yêu cô, vì tuy xem cô đóng vai tuồng giả công chúa Trung Hoa, mọi người nhận thấy ở cô một vì công chúa thật, nhất là với nét mặt u buồn. Trong phim họ đã xét thấy tâm trạng đau khổ của một nàng công chúa, từ bên cạnh một ngai vàng rơi vào trong bụi đời hải ngoại, họ ái ngại và thương yêu cô vì thế.
Và cũng sau cuốn phim ấy thành hình, cô Hoàng Thị Thế đã phải tiếp đón hàng ngày hơn trăm người khách lạ, hoặc tới thăm viếng tặng hoa, hoặc tới phỏng vấn an ủi, hoặc tới mời cô đi dự tiệc, nhất là các công tử và phú gia đều cạnh tranh nhau để được cùng khoác tay đi chơi, hoặc dự tiệc với nàng công chúa ấy.
Trong lúc này đến các du học sinh Việt Nam ở Pháp, mà về sau tốt nghiệp đã về nước như: Bác Sĩ Phạm Ngọc Thạch, kỹ sư Nguyễn Bá Lãng, kỹ sư Thái Thiện Nghĩa v.v... đều có hân hạnh lui tới tặng hoa, thăm viếng, và có khi những tấm chèque to tát được trịnh trọng đem dâng cho nàng để cầu nói chuyện trong giây lát.
Nhưng rồi thì giữa cảnh tiếp đón tấp nập ấy, một thanh niên trí thức người Pháp có thế lực, đã lọt vào mắt xanh cô Hoàng Thị Thế, đôi nam nữ ấy yêu nhau và một đám cưới linh đình đã diễn ra trong năm 1931, giữa sự mến tiếc của những người “hỏng thi”.
Tưởng đâu chiếc thân bèo dạt nhờ cơ hội ấy mà yên cửa nhà, không dè sau một thời gian ân ái, đức lang quân mới hỏi đến gia tài ngày trước. Cô Hoàng Thị Thế mới đem hoàn cảnh sự thật nói cho chồng biết rằng, vào năm 1909 sau khi ông Hoàng Hoa Thám nghị hòa với quân Pháp, thì toàn quyền Paul Doumer có cắt đất Yên Thế, gồm có lối 5 ngàn cây số vuông, giao trọn cho nhà cách mạng, tức ông già vợ của chàng rể và là chủ nhân cô Thế nói trên. Chàng ta mới dùng thế lực của mình kiện chính phủ Đông Dương, lúc áy do toàn quyền Pasquier cầm đầu, để lấy lại đất đai của ông già vợ mình, đất đai thời đó trị giá những 100 triệu phật lăng! Vụ kiện đó kéo dài hai năm, bị bác bỏ.
Không thấy được kết quả, thì bấy giờ cô Thế mới thấy được lòng dạ của chồng, là từ ấy trở đi cơm không lành canh không ngọt, mặc dầu với đức hạnh của một gái Đông phương biết chiều chồng nuôi con, vẫn không an ủi chồng được, và ngày ngày vẫn kiếm chuyện xích mích gây gổ, nào “trái ấu không tròn”, nào là “bồ hòn cũng méo”. Thì ra sau khi biết rõ rằng nàng không phải đúng một vị công chúa Tàu như người ta đồn, mà chỉ là con của một người “cach m ang” của xứ “An Nam” thì không bao lâu cái gia đình Pháp – Việt ấy tan rã, chặt đứt oan tình.
Thế rồi, cô Hoàng Thị Thế lại sống giữa cô đơn và bụi đời ở nước ngoài, tiền của dần dần cạn sạch, bấy giờ cô mới lục lại danh thiếp của bao kẻ hâm mộ nàng ngày xưa. Và ngày xưa họ đã tìm tới nhà nàng để cầu trịnh trọng được hôn bàn tay, thì lần này chính nàng lại phải kiếm gõ cửa nhà họ để nhắc lại mối cảm tình ngày trước, và cũng xem trong chuyến đò tình sang sông, còn có khách nào mến cây da cũ, con đò xưa chăng?
Thì than ôi! Nàng đâu còn là một gái xuân sắc với cặp mắt huyền mơ của ngày xưa tươi đẹp nữa. Giữa tàn tạ nàng phải sống một cuộc đời tuy không đến nỗi dơ dáng dại hình, song cũng không được xáng lạn cho lắm.
Kỹ sư Nguyễn Bá Lãng kết luận rằng: “Cuộc đời của nàng sau mối tình lang bạt kia nghe qua mà lòng se lại, tôi cũng rất tiếc cho con người tài hoa xinh đẹp ấy, nhiều khi vì sự sống còn ở nước người, đã phải đi gõ cửa từng nhà bạn quen, để giải quyết vấn đề bao tử của ngày ấy!
Từ sau trận đại chiến ở Âu Châu, kiều bào ở Pháp không còn ai gặp lại cô Hoàng Thị Thế nữa, không biết trong loạn lạc lúc ấy nàng có phải làm con thiêu thân cho bom đạn chăng? Nhưng cái ngày chót mà các Việt kiều du học ở Pháp được gặp nàng là vào cuối năm 1939, và cô Thế có cho hay trên một chuyến tàu rằng, nàng sang nước Bỉ. Mấy tháng sau thì quân của Hitler ào ào tràn sang Bỉ mà tiến qua Pháp, đạo binh ấy có quét nàng đi như một hạt bụi, hay như một chiếc lá khô giữa đàng chăng?”

LÁ SỐ TỬ VI

Hãy tìm hiểu tử vi xem sao
CÁC CÁCH VỀ CUNG THIÊN DI TRÊN LÁ SỐ TỬ VI
(Anh Việt)
Sau đây là các cách chính về cung Thiên Di (Sự giao nhau giữa các sao ở cung Thiên Di và các cung chiếu). Chúng tôi xin dành lại những ý kiến luận bàn về ý nghĩa của cung Thiên Di, sẽ xin trình bày sau này. Các cách tốt gồm những sao miếu, vượng, đắc địa, những cách xấu gồm những sao hãm địa. Có những sự kiện nào đặc biệt, chúng tôi xin ghi ngay tại cách được nêu lên.
A
Ác tinh (hãm): ...............................Gặp cảnh chết đường
Ân, Quý gặp Ấn, Tướng: ................Cách sang, người có vị
B
Binh, Hình, Tuế:.............................Người tranh đấu
Binh, Đẩu: .....................................Hay bị lừa
Binh, Mã (hãm): .............................Đi không về
C
Cô, Quả: .......................................Có những hạn vô ích
Cơ (hãm): .....................................Người lẩn thẩn
Cơ, Lương (ở La, Võng): ...............Rất tốt
Cơ, Lương, Khôi, Việt: ..................Được nhiều người giúp, nể
Cơ, Tả, Hữu, Thanh: .....................Được nhiều may mắn
Cơ (hãm) gặp 2 cát tinh: ................Lại rất tốt
Cơ (hãm) Linh, Hỏa (hãm): .............Số long đong
Cái (Hoa Cái): ...............................Có bạn là quý nhân
Cự, Hỏa, Linh (hãm): ....................Chết đường
Cự, Kị (ở La, Võng): .....................Bị chết đuối
Cự, Kị (ở 10 cung kia): .................Bị chết đuối hụt
Cự, Kị, Không, Kiếp hãm: .............Bị chết đuối
Cự, Kị, Không, Tham hãm: ............Bị chết đuối
Cự và lưỡng Phù (hãm): ................Hay cãi cọ
D
Diêu, Hình ở Thiên di: .....................Có nhiều người oán
Diêu, Kị, Tham (hãm): .....................Chết đường
Diêu, Kị (hãm): ...............................Nhiều người oán
Dưỡng (ở Thiên Di hay ở Quan): .....Nhiều người biếu, hoặc mời
Dưỡng, Lực, Phá: ..........................Quí cách
Dưỡng, Lực, Tướng: ......................Đàn bà đẻ ở đường
Dương, Đà: ...................................Ít cái hay, nhiều cái dở
Dương, Sát (hãm): .........................Chết đường
Dương, Thái Tuế : ..........................Khẩu thiệt
Dương, Phù, Tuế: ..........................Bị khẩu thiệt nặng
Dương (đắc địa), Tuế: ....................Vẫn thắng được
Dương, Đà, Không, Kiếp (hãm): .....Chết đường
Đ
Đẩu, Phục hãm, ở Di: ....................Hay bị lừa
Đào, Hồng: ...................................Hưởng sự thân ái
Đào, Hồng, Thiên Không: ...............Có tài và quỷ quyệt
Đào ngộ Thiên Không: ...................Có tài láu
Địa Kiếp tại Di (hãm): ....................Chết đường
Điếu, Tang (hãm): .........................Nhiều lo âu
Đồng (Thiên Đồng miếu): ...............Nhiều bạn quí
Đồng, Tướng: ...............................Nhiều bạn quí
Đà, Mã: .......................................Hay ngao du sơn thủy, du lịch
H
Hỏa, Linh (hãm): ............................Nhiều bạn tà tâm
Hỏa, Tham (miếu): .........................Người hiên ngang
Hóa (Tam hóa miếu): ......................Nhiều bạn quí
Hình, Kị, Liêm, Tham: .....................Người tù tội
Hổ, Tang (cũng như Điếu, Tang): .....Nhiều lo âu
Hư, Khốc ở Di: ..............................Tánh bi sầu
Hữu, Tả: ........................................Nhiều bạn giúp đỡ
Hao (Song Hao): ............................Tán tài
K
Kị, Tham ở Di: ...............................Chết đường
Kị, Thiên Không: ............................Nhiều người oán
Kiếp sát, Phá toái: .........................Bị kẻ thù hãm hại
Kiếp (Địa kiếp ở Dần, Thân): ...........Tù tội
Kiếp, Không (miếu): .......................Giầu mà không bền
Kiếp, Không (hãm): ........................Chết đường
Khôi, Việt: .....................................Tốt đẹp, hanh thông
Khôi, Việt, Quyền, Lộc: ..................Hay lý sự, nhiều bạn tốt
Khúc, Xương, Quyền, Lộc: .............Hay lý sự
Khúc, Xương, Tấu: ........................Có trí nhớ, sáng suốt
Khúc, Xương, Tấu, Kình, Đà: ..........Số phận long đong
Khoa, Quyền, Tử, Phủ: ..................Đại phú
L
Liêm, Phù (hãm): ............................Nghèo
Liêm, Phủ, Phù (hãm): ...................Chết vì nghề
Liêm, Thất (hãm): ..........................Bị tai vạ
Liêm, Phá, Thất, hai Phù: ...............Chết đường
Liêm, Tham, Hình, Kị (hãm): ...........Hạn tù
Liêm, Vũ đồng cung hãm: ...............Nghèo
(thêm Mã hãm: ..............................Long đong)
Long ngộ Mã (hãm): .......................Sống long đong
Linh Tinh (hãm): .............................Hay gặp nạn
Lộc ngộ Dưỡng: .............................Hay sinh tài
Lộc, Mã, Song Lộc: .......................Hay sinh tài
Long, Phượng: ..............................Nhiều bạn tốt
Lộc, Quyền: ..................................Hiển vinh
Lương, Khoa, Quyền: ....................Đại phú
Lương, Vũ, tam Hóa: .....................Đại phú
Linh, Hỏa, Mã: ...............................Long đong
N
Nhật, N g uyệt đồng cung: ................Có bạn quý
Nhật, Nguyệt minh: ........................Có nhiều cái hay
Nhật, Nguyệt hãm: .........................Có nhiều cái dở
Nhật ở Di, cư Ngọ: ........................Có nhiều bạn sang
Nhật tam Hóa: ...............................Có nhiều bạn giúp đỡ mình
Nhật, Nguyệt, Tả, Hữu: .................. Có n hiều bạn giúp đỡ mình
P
Phù, Tuế (hay Phá, Tuế): ...............Hay cãi cọ, kiện cáo
Phá Quân ở Tí, Ngọ: .....................Võ tướng
Phá, Khúc, Xương: .......................Có nhiều bạn quí
Phá, Thất sát: ...............................Chết đường
Phá Quân ở Di: ............................Số vất vả
Phá ngộ Triệt: ...............................Cũng như Tướng ngộ Triệt: nguy nan
Phá, Tham, Dương, Đà: ................Bị nạn
Phá, Hình, Kị, Không, Kiếp: ...........Bị nạn
Phá, Hình, Kị, Khốc, Hư: ...............Bị nạn
Phá Quân (ở La Võng): ..................Bị nạn
Phúc, Quan: .................................Được nhiều âm công
Phủ, Tử, tam Hóa: .........................Đại phú
Phủ, Tử, Khôi, Việt, Tả, Hữu: .........Đại phú
Phủ, Tướng ở Di: ..........................Có nhiều bạn tốt
Phủ, Tướng chiếu Di: .....................Tốt bạn
Phủ (Thiên Phủ ở Di): .....................Nhiều bạn tốt
Phủ (Thiên Phủ) ở La Võng: ............Nhiều bạn tốt
Phủ (Quan Phủ) ở Tuất: ..................Xấu, hay kiện cáo
T
Tham, Linh, Hỏa, Không, Kiếp: .......Nhiều bạn giúp đỡ
Thanh, Vượng: .............................Cản ngăn các may mắn
Triệt hay Tuần: ..............................Nghèo
Thất Sát ở Thiên Di: ......................Đại phú
Tử Vi, tam Hóa, Tướng quân ngộ Triệt:...Giặc cướp giết (xin xem bài luận về Triệt trong số này)
Tướng ngộ Không, Kiếp: ................Mất vị
Tướng ở Hợi cung: .......................Rất tốt
Trinh ở Di: ....................................Nghèo
Vũ, Khoa, Quyền: .........................Nhiều tài

1000 NĂM TRANG PHỤC VIỆT NAM

1000 năm trang phục Việt Nam
 
Nancy Duong
 
Nancy Dương là một nghệ sĩ có niềm đam mê to lớn dành cho văn hóa Á Đông, đặc biệt là Việt Nam, Nancy Dương đã dùng nét vẽ kỹ thuật số hiện đại để thổi sức sống mới vào các giá trị truyền thống của người Việt.
 
Để bổ sung cho “Bộ sưu tập một số hình ảnh về 54 Dân tộc Việt Nam” xin trân trọng giới thiệu cùng Quý vị và các bạn!
 
 
Sự tiến hóa của áo dài Việt Nam trong lịch sử (Evolution of Vietnamese Clothing) Theo: (blog.zing.vn) - (lilsuika.deviantart.com)
 
Một số hình ảnh tư liệu mà Nancy Dương đã tham khảo để thực hiện các hình vẽ “1000 năm trang phục VN”
Các kiểu Tóc và Mũ trong lịch sử Việt Nam (Hats and Hair Fashion History: Vietnam)- Theo: (blog.zing.vn) – (lilsuika.deviantart.com)
 
 
 
 
 

Thứ Ba, 17 tháng 3, 2015

CHỢ

6 KHU CHỢ KỲ DỊ GIỮA SAIGON



Chợ sung sướng, chợ thuốc độc, chợ ve chai ngàn đô, chợ rắn chuột... là những ngôi chợ "độc" làm nên một Sài Gòn độc đáo. 
                    Chợ sâu bọ "độc nhất"

Ngay trung tâm Sài Gòn, bên hông Thuận Kiều Plaza (đường Hồng Bàng, Q.5) có một góc phố nhỏ chuyên bán sâu bọ, cào cào, châu chấu... Chợ tự phát gần 15 năm nay, rộng chưa đến 30m2 nhưng góc phố này tạo nên nét riêng, khá đặc biệt của Sài Gòn hiện đại. Nhiều người hay gọi là chợ cào cào, châu chấu; cũng có người gọi chợ sâu bọ…
Chợ hình thành từ những người chuyên săn bắt cào cào, nuôi dế, sâu... ở H.Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh và các tỉnh miền Tây tụ họp về để buôn bán, phục vụ khách hàng - là những người nuôi chim, cá. Một số người phải lấy hàng từ đầu mối, nhưng cũng có người trực tiếp đi bắt ngoài đồng, bỏ vào rọ rồi mang đến đây bán.
Chợ hoạt động từ sáng đến chiều tối, một phần chợ là nơi trao đổi, mua bán chim. Những người bán ở đây, cho biết bán dế, châu chấu chẳng lời lãi được bao nhiêu, nhưng có nhiều khách mua nên cũng đủ sống qua ngày. Phổ biến nhất là dế được bán với giá 5.000 đồng/bọc, châu chấu giá 2.000 đồng/bọc. Các loài sâu được bán theo lon.

 
Góc phố nhỏ chuyên bán sâu bọ, cào cào, châu chấu... bên hông Thuận Kiều Plaza (đường Hồng Bàng, Q.5.

                            Chợ "thần chết"

Hình thành từ những năm 60 của thế kỷ trước tại P.13, Q.5, TP.HCM, khu chợ Kim Biên có khoảng trên 40 sạp kinh doanh hóa chất. Đặc biệt ở đây có cả các loại hóa chất công nghiệp vô cùng nguy hiểm. Bất chấp lệnh cấm và hạn chế sử dụng, nhưng người dân vẫn có thể dễ dàng mua được các loại hóa chất độc hại tại khu chợ “thần chết” này. 
Mỗi sạp buôn bán sỉ lẻ trên dưới 50 mặt hàng các loại hóa chất thực phẩm, bột chống mốc, hút ẩm, hương liệu các loại… Ở chợ có hàng chục loại hóa chất làm chín trái cây, biến trái cây non các loại thành chín đẹp sau 3-4 giờ. 
Từ các loại bột dùng làm chín trái cây, pha trà sữa hay chế nước lèo bún bò, bún riêu... đến những hương liệu tạo màu thực phẩm, các loại hương như hương tẩm vào mứt, café, bánh; thậm chí cả hương thịt heo, thịt bò dùng để tẩm ướp thịt đã hư, thối cũng đều được tìm thấy tại đây một cách dễ dàng. 
Tất cả các loại trái cây, rau củ quả, thịt cá… có vấn đề chỉ cần “phù phép” bằng các hóa chất đều trở thành tươi mới, và người tiêu dùng không hề hay biết nên lãnh trọn hậu quả. 
Nhiều loại hóa chất công nghiệp như như KClO3 (kali clorat), phốt pho, lưu huỳnh, bột nhôm (vốn được sử dụng để tạo phát sáng cho pháo) cũng được bày bán với giá khá rẻ… Toàn bộ những sạp hay công ty có bán hóa chất công nghiệp đều hoàn hoàn không hỏi, hay yêu cầu người mua chứng minh mục đích sử dụng, mà chỉ cần đơn giản là “hỏi giá - trả tiền - đong hóa chất”. 
Những loại sản phẩm dễ gây cháy nổ khác như hộp quẹt gas khủng (to gấp hàng chục lần hộp quẹt thông thường) hay các loại bình gas, bình khò (dùng để thui thịt gia súc, gia cầm)…cũng dễ dàng có thể tìm thấy.

 
Các loại hóa chất được bày bán tại chợ Kim Biên.

                       Chợ "ve chai" ngàn đô

Tại đường Nơ Trang Long, Q.Bình Thạnh, vào sáng chủ nhật, con hẻm nhỏ dưới chân cầu Băng Ky lại trở nên nhộn nhịp bởi phiên chợ ve chai nhóm họp. Những món ve chai tại đây có khi chỉ vài trăm ngàn nhưng có khi giá trị của nhiều món lên tới cả chục ngàn đô. Bên cạnh đó, mỗi món đồ tại đây đều mang giá trị tồn tại một thời trong lịch sử, một câu chuyện, thân phận một con người và có một “lý lịch”riêng. Từ ý tưởng thành lập một khu chợ “ve chai” trên mạng để những ai có đam mê sưu tầm đồ cũ có diễn đàn chia sẻ, sau nhiều năm hoạt động, sàn giao dịch ảo biến thành một chợ thật. 
Chợ trưng bày đủ thứ hàng, từ thượng vàng đến hạ cám như đèn dầu, điện thoại, máy may cũ, đồ dùng ăn cơm, nhạc cụ, máy ảnh, máy quạt, loa, ampli cho đến tranh, dây giày, giỏ xách, zippo, đồng hồ, mắt kính cổ, đến cả xe hơi, mô-tô. 
Có những món đồ đối với người này là không còn giá trị sử dụng nhưng với người khác thì nó là vô giá. Nhiều người tới đây theo thói quen, giống như một thứ nghiện. Có khi không tha về nhà được món nào nhưng có thể mang về nhiều kiến thức khác nhau về các món hàng “cổ lỗ sĩ” của cái thú chơi ve chai độc đáo. Cũng có những thứ là vô giá vì chủ nhân của nó chỉ mang đến “khoe” chứ không bán dù được trả giá rất cao. Mỗi một món đồ được bán đều được chủ nhân thuyết trình về giá trị lịch sử, nguồn gốc của các chi tiết trên món đồ của mình, đồng thời giải đáp thắc mắc của người xem. Khách quen có, khách mới đến lần đầu cũng có, người trong, ngoài thành phố, Việt kiều và cả người nước ngoài cũng có. 
Chợ ve chai “hạng sang” này có nhiều mặt hàng giá vài trăm ngàn, cũng có khi giá trị lên đến vài chục ngàn đô như đồng hồ đeo tay Citizen 100.000 đồng/chiếc nhưng đồng hồ Uply vào thập niên 1950 – 1960 có giá tới 11.500.000 đồng; Omega mạ vàng 300 - 400 USD/chiếc; moto cổ sản xuất trước năm 1900 giá 6.000 USD,…

 
            
  
            Chợ "ve chai" ngàn đô tại đường Nơ Trang Long, Q.Bình Thạnh

                      “Chợ sung sướng”

Ở Sài Gòn, có nhiều con đường chuyên cung cấp các loại "thần dược phòng the"mà giới ăn chơi Sài thành gọi là "chợ sung sướng” hay “chợ thuốc tình yêu”. Trong số đó, nổi tiếng nhất vật là “chợ sung sướng” trênđường Châu Văn Liêm, Q.5 được mệnh danh là thánh địa của các loại thần dược phòng the, muốn gì cũng có, giá cả lại phải chăng. 
Rải đều trên đoạn đường chưa đầy 400m này là hàng chục chiếc tủ nhỏ của bà già, phụ nữ và cả những thanh niên trai tráng dùng để bán thuốc lá và... cả thuốc kích dục bán từ sáng sớm cho đến thâu đêm. “Áo mưa”, các loại thuốc kích dục, công cụ hỗ trợ cho chuyện ấy được người bán giấu nhẹm trong các bao thuốc lá. Còn có một số người bán không bày biện tủ mà chỉ ngồi đó với chiếc túi xách, trong đó có đủ các loại thuốc tình yêu. Với những người này, khi được hỏi mua thần dược, không phải người bán nào cũng nói có, trừ khi đã quen biết, mua hàng một, hai lần hoặc có người dắt đến. 
Các loại thần dược ở chợ thuốc "sung sướng" này thường là thuốc ba không: không có nguồn gốc rõ ràng, không hạn sử dụng và không có nhãn tiếng Việt. Người mua được người bán tư vấn miễn phí cách sử dụng nhưng chính người bán còn mập mờ, thậm chí chẳng biết gì về loại thuốc mà họ đang bán. 
Có khá nhiều thành phần tìm đến chợ "sung sướng" Châu Văn Liêm. Ngoài những kẻ đi tìm thuốc, dụng cụ để phục vụ nhu cầu trụy lạc, nhiều người đến đây với hy vọng tìm được loại thuốc thần kỳ chữa căn bệnh "súng cướp cò". Gái mại dâm cũng thường xuyên tìm đến mua thuốc bôi trơn hoặc "đồ chơi" để khi khách có nhu cầu.

 
             
                           "Chợ sung sướng" trên đường Châu Văn Liêm, Q.5

          Chợ rắn, chuột của dân nhậu Sài Gòn

Khi dân nhậu Sài Gòn chán các món trong nhà hàng thì chợ rắn, chuột, ếch... ở huyện Củ Chi càng sôi động hơn. Nằm trên tỉnh lộ 8, đoạn đường qua xã Phước Vĩnh An (huyện Củ Chi, TP.HCM) dài hơn 200m nhưng có đến gần chục “gian hàng” bày các loại động vật hoang dã để đáp ứng nhu cầu “đổi gió” của những người sành nhậu. 
Mỗi “gian hàng” có 4 - 5 bao cước đựng các loại rắn như trun, nước, hổ hành, hổ ngựa, bông súng… hàng chục con chuột trưởng thành bị nhốt trong chuồng sắt. Trong khi đó bìm bịp, cu rừng,... người bán chỉ bày 1 - 2 con để chào hàng. Những người bán hàng quảng cáo ở đây toàn là “mồi độc”, động vật hoang dã chính hiệu,“chất” đồng quê thật sự chứ không phải nuôi nhốt. Rắn được dân nhậu khoái nhất nhưng giá hơi đắt. Rắn hổ ngựa có giá 200.000 đồng/kg, còn rắn nước, trun là 160.000 đồng. Khách hàng tới đây có thể thoải mái lựa chọn. Nếu khách yêu cầu, người bán làm thịt ngay tại chỗ.

 
 
                 Các loại rắn bỏ trong bao cước được bày bán bên đường ở Củ Chi

Hàng chục con chuột được nhốt trong chuồng, còn chim bìm bịp hay chim cu chỉ bày 1-2 con để chào hàng, khi có khách yêu cầu nhiều sẽ có cò mang tới.

   Chợ mua của người chán bán cho người cần

Hình thành một cách ngẫu nhiên, chẳng có hóa đơn, không quảng cáo rầm rộ nhưng vẫn bán được hàng và tồn tại gần 10 năm nay, đó là chợ “mua của người chán, bán cho người cần” tại đường Phạm Văn Bạch và Tân Sơn (P.15, Q.Tân Bình). Tại hai con đường này, rất nhiều cửa hàng đã chất đầy hàng “second-hand”từ trong nhà cho đến ngoài mặt đường. 
Chợ được hình thành bởi khu vực này tập trung nhiều dân lao động và công nhân, những nhà gốc thành phố giàu lên nên thay đổi đồ liên tục nên nhiều người tới mua rẻ hoặc bán như ve chai, thấy đồ còn tốt nên về tích lũy, sửa sang lại chút rồi bán cho người khác. Những người khó khăn về kinh tế khi đến chợ sẽ tùy ý lựa chọn những sản phẩm giá cả rất hợp túi tiền. Hàng hóa ở đây rất da dạng, như tủ lạnh, tủ đông, tivi, bàn ghế, chén đũa, móc treo đồ... đủ đáp ứng nhu cầu mở quán... của những ông bà chủ ít vốn. 
Để có được những mặt hàng phong phú “hút khách”, các chủ mua bán đồ cũ cần có “mạng lưới” thông tin dày đặc. Hễ nơi đâu có nhà chuyển đi, đến, các hàng quán buôn bán ế ẩm muốn bán tháo đồ là phải có mặt ngay để “nhập hàng”. Lực lượng cung cấp thông tin chủ yếu là những người mua bán ve chai. Buôn bán nhỏ nhưng chợ này cũng thăng trầm theo nền kinh tế đất nước. 
Khi kinh tế đi xuống, quán xá đóng cửa nhiều, nhà ít xây nên hàng bán chậm dần. Giờ thì khách chỉ lèo tèo, tuy vậy họ vẫn phải bám nghề vì đã lỡ “ôm” hàng trong kho quá nhiều. Nhiều chủ tiệm cầm cự không nổi, một thời gian sau buộc phải giải phóng hàng tồn bằng cách bán phế liệu. Gian nan là thế nhưng khi được hỏi có muốn bỏ nghề vì buôn bán ế ẩm không thì người nào cũng lắc đầu. “Trót chọn rồi thì phải theo. Nghề này cũng thú vị vì giúp khách tiết kiệm được chi phí. Bán chậm một chút nhưng vẫn có thể đắp đổi qua ngày. Hy vọng kinh tế đất nước hồi phục dần, hàng hóa rồi sẽ bán chạy hơn. “Khó khăn rồi cũng sẽ qua. Hàng mình phong phú, đồ cũ giá rẻ hơn hàng mới 35-40%, chất lượng lại tương đương nên chắc chắn vẫn thu hút khách. Chừng nào còn sinh viên, công nhân và dân nhập cư lao động nghèo thì chợ đồ cũ ở P15Q.Tân Bình vẫn có cơ hội tồn tại.

TỰ DO

Tranh luận---thay vì chửi bới, chụp mũ, nhục mạ, mạ lỵ, phỉ báng vô liêm sỉ và trơ trẽn lẫn nhau của bọn con đồ, hạ cấp--- đòi hỏi không những đồng ý về định nghĩa của ngôn từ của đề tài tranh luận, mà còn có một thái độ trọng sự thật và luận lý. 

Về vần đề tự do, khi sống trong một tập thể, tự do cá nhân (làm những gì mình thích, chớ không phải bị sai bảo bởi một quyền lực) bị hạn chế bởi trọng tự do của người khác và nhu cầu của tập thể. 

Wissai
canngon.blogspot.com

On Mar 16, 2015, at 9:22 AM, Huy Thai thaitronghuy1953@yahoo.com [chinhnghia] <chinhnghia@yahoogroups.com> wrote:
 
Tự do âm - Tự do dương

Có thể tạm phân biệt:
Freedom: sự tự do.
Liberty: quyền tự do.

    Một trong các nguyên nhân khiến nhiều cuộc thảo luận, tranh luận của người Việt, trên mạng hoặc ngoài đời, thường bị “tắc tị”, là do các bên tham gia không hiểu và/hoặc không thống nhất được với nhau về các khái niệm cơ bản, tức là vấn đề định nghĩa.

    Một trong nhiều chủ đề gây tranh cãi là tự do. Và chủ đề này không chỉ gây tranh cãi mà đôi khi còn là nguồn gốc của những căng thẳng, mâu thuẫn về chính trị trong xã hội, khi có những người đấu tranh đòi hỏi “tự do cho Việt Nam” và có những người không hiểu tại sao lại phải “đòi tự do” ở một đất nước ổn định chính trị, không có chiến tranh, không phải thuộc địa, như Việt Nam.

    Muốn thảo luận một cách nghiêm túc, có chất lượng khoa học, thì trước hết các bên phải thống nhất được với nhau về một số điểm, như quy tắc tranh luận, tức là “luật chơi”, và các thuật ngữ hay khái niệm chung.

    Vậy, tự do là gì?

Bạn thích định nghĩa nào?

    Xưa nay đã có nhiều triết gia định nghĩa về tự do. Ví dụ, độc giả Việt Nam hẳn là đã quen thuộc với định nghĩa này của Friedrich Hegel (1770-1831): “Tự do là cái tất yếu được nhận thức”. Nó được đưa hẳn vào chương trình giáo dục công dân hay có thể coi như chương trình triết học căn bản phổ thông trong các trường học ở Việt Nam.

    Để làm cho định nghĩa của Hegel trở nên dễ hình dung hơn, giáo viên có thể giải thích: “Đây nhé, các em là học sinh, nghĩa vụ của các em là đến trường, đi học. Khi đi học thì phải làm bài đầy đủ, thi cử nghiêm túc. Đó là những nghĩa vụ tất yếu. Các em ý thức được đó là cái tất yếu thì các em sẽ học hành chăm chỉ, không trốn tiết, bỏ thi, và cứ làm đúng như thế là các em có tự do. Nếu không làm đúng như thế thì các em sẽ bị trừng phạt, tức là bị kỷ luật, bị thầy cô giáo và cha mẹ nhắc nhở và mất tự do. Như thế nghĩa là tự do là nhận thức cái tất yếu”.

    Có thể bạn sẽ thấy với định nghĩa này, tự do vẫn có cái gì đó hạn hẹp quá, trong khuôn khổ quá. Tóm lại, nó không thỏa đáng.

    Một triết gia khác, John Locke (1632-1704), đưa ra định nghĩa: “Tự do là khả năng con người có thể làm bất cứ điều gì mà mình mong muốn mà không gặp bất kỳ cản trở nào”.

    Căn cứ vào định nghĩa của Locke, rõ ràng là nếu ai cũng có thể làm bất cứ điều gì mình mong muốn mà không gặp bất kỳ cản trở nào, thì cuối cùng tự do của người này sẽ xâm phạm và cản trở tự do của người kia; hay nói cách khác, tự do của người này đồng thời lại là sự mất tự do của người kia. Có thể nào như vậy chăng? Định nghĩa này xem ra cũng không thỏa đáng lắm.

    Năm 1958, có một triết gia người Do Thái, sinh ra tại Nga nhưng di tản sang Anh, đã có một bài giảng nổi tiếng nhan đề “Hai khái niệm tự do” [Two Concepts of Liberty]. Ông cho rằng, tồn tại hai loại, hay nói đúng hơn, hai cách hiểu về tự do: Tự do âm và tự do dương. Định nghĩa của ông về hai khái niệm tự do này chưa được biết đến nhiều ở Việt Nam, nhưng có lẽ nó lại giúp chúng ta có hình dung về tự do một cách đầy đủ và rõ ràng nhất. Ông là Isaiah Berlin (1909-1997).


Tự do âm là gì?

    Đây là cách hiểu chung của Thomas Hobbes, John Locke, Friedrich von Hayek và Ludwig von Mises về tự do, theo đó, tự do là khả năng một người có thể làm bất cứ điều gì mình muốn mà không chịu sự can thiệp nào từ bên ngoài. Từ gốc trong tiếng Anh là “negative freedom”, trong đó từ “negative” có thể được dịch sang tiếng Việt là âm tính, phủ định, tiêu cực, thụ động. Tuy nhiên, tự do âm hoàn toàn không mang nghĩa tiêu cực, mà chỉ hàm ý là không có sự can thiệp từ bất cứ ai/cái gì bên ngoài. Hiểu như vậy thì chính tự do âm mới là tự do tuyệt đối.

    Trong tác phẩm “Hiến pháp của tự do” [The Constitution of Liberty], cho rằng hình thức can thiệp phá vỡ tự do nhất là sự cưỡng chế, cưỡng ép [coercion] – tức là những hành động có chủ ý của một/các cá nhân khác nhằm khống chế/ kiểm soát môi trường hoặc hoàn cảnh của một người nào đó, buộc người ấy phải hành động (hoặc không hành động) không theo ý chí thống nhất của mình mà là theo ý muốn của một/các cá nhân khác đó.

    Định nghĩa của Hayek về sự cưỡng chế, cưỡng ép có hai điểm quan trọng là “hành động có chủ ý” và “của cá nhân khác”. Ví dụ, nếu bạn bị rơi xuống hang và bị kẹt trong đó, không ra được, thì như thế không phải là mất tự do. Chỉ khi có kẻ nào đó đẩy bạn vào hang và/hoặc nhốt bạn trong hang (có chủ ý) thì khi ấy bạn mới mất tự do. Ngay cả nếu kẻ kia chỉ vô tình khóa bạn lại trong một căn buồng (không chủ ý) thì cũng không thể nói bạn mất tự do được.

Ngoài ra, nếu bạn bị cản trở hành động bởi những nguyên nhân bên trong bạn (không phải các tác nhân bên ngoài) thì đó cũng không phải là sự can thiệp làm mất tự do. Một người tàn tật, ốm yếu chẳng hạn, không thể đi bộ băng qua đường nếu không có ba-toong hay xe lăn, thì cũng vẫn được coi là tự do: Anh/chị ta có quyền tự do sang đường.


Tự do dương là gì?

    Từ việc tự do âm hàm ý không có sự can thiệp, có thể suy luận rằng tự do dương là thứ tự do có điều kiện. Tự do dương [positive freedom] là việc một người có thể và thực sự có khả năng hành động theo ý nguyện của mình. Nói cách khác, cá nhân có tự do (dương) khi anh/chị ta làm chủ chính mình và có thể tự chịu trách nhiệm về hành động của bản thân.

    Như vậy, một người tàn tật, ốm yếu, không thể đi bộ băng qua đường dù muốn lắm, thì là người mất tự do. Anh/chị ta bị hạn chế tự do bởi vì không làm chủ được cơ thể mình, đôi chân của mình. Những người nghèo, dù được toàn quyền mua nhà ở, thức ăn nước uống, quần áo, nhưng không có nổi tiền để mua những thứ đó dù rất muốn, thì cũng là không có tự do. Anh/chị ta bị hạn chế tự do bởi vì không có đủ năng lực (tài chính) để hành động theo ý nguyện cá nhân.

    Một triết gia đại diện cho cách hiểu này về tự do là Jean Jacques Rousseau (1712-1778).

    Từ hai khái niệm về tự do nói trên, bạn có thể thấy: Theo quan điểm của những người ủng hộ “tự do âm”, nhà nước tôn trọng “tự do âm” của người dân là nhà nước tối thiểu, ít can thiệp nhất có thể [minimal state]. Còn đối với những người theo quan niệm về “tự do dương”, nhà nước tôn trọng “tự do dương” của người dân là nhà nước có những biện pháp để thúc đẩy xã hội theo hướng họ muốn, ví dụ xóa đói giảm nghèo để tăng năng lực cho một bộ phận dân chúng, đánh thuế để điều chỉnh thu nhập của người giàu và chia cho người nghèo, v.v.

    Isaiah Berlin cho rằng cách hiểu về tự do theo nghĩa “tự do dương” thật ra rất nguy hiểm vì nó gợi ý khả năng một hoặc một số người tự cho mình quyền phán xét xem ai đang tự do, ai đang không tự do. Trên bình diện xã hội, nó mở đường cho việc nhà nước can thiệp, định hướng, và kịch bản tồi tệ nhất là trở thành chuyên chế.

    Còn bạn, bạn ủng hộ kiểu tự do nào?

Dựa theo cuốn “Political Philosophy: A Complete Introduction”, Phil Parvin & Clare Chambers, 2012.


Xem thêm:


***