Dưới đây là vài sai lầm thường phạm phải khi ăn rau quả chúng ta nên biết mà tránh
Ăn cà chua trước bữa cơm
Cà chua rất giàu vitamin A và C nên được phụ nữ dùng nhiều để nấu nướng, ăn
sống, xay sinh tố, đắp mặt nạ... Tuy vậy không nên ăn cà chua trước
bữa cơm vì sẽ làm tăng chất chua trong dạ dày, dẫn đến nóng ruột, đau bụng.
Cà chua hay được dùng chung với dưa chuột trong món salad. Sự kết hợp này cũng
không có lợi về mặt dinh dưỡng, vì dưa chuột chứa chất dung môi, có thể phân
giải và phá hủy vitamin C trong cà chua.
Cà chua cũng chứa một số thành phần phản ứng với acid dạ dày, gây đầy
bụng, khó tiêu. Vì vậy, không nên ăn vào lúc đói.
Uống sinh tố cà rốt và uống rượu gần nhau quá
Các nhà khoa học Mỹ chuyên nghiên cứu về thực phẩm phát hiện rằng, nếu uống
nước cà rốt có hàm lượng caroten cao và uống rượu vào những lúc gẩn nhau quá
thì trong gan sẽ sản sinh ra độc tố nguy hại cho gan.
Vì vậy, các chuyên gia khuyên chúng ta không nên uống nước cà rốt ngay trước
hoặc ngay sau khi uống rượu.
Không trần qua mướp đắng trước khi xào
Trong mướp đắng có chất acid oxalic ảnh hưởng đến việc hấp thu calcium chứa
trong thức ăn. Nếu xào mướp đắng mà không trần qua nước sôi, bạn đã vô tình để
cho acid oxalic trà trộn vào trong thức ăn
Ăn vải thiều khi đang đói
Ăn nhiều vải thiều khi đang đói có thể khiến đường thâm nhập quá nhanh và
nhiều vào cơ thể gây say, thậm chí hôn mê.
Ăn chuối tiêu khi đang đói
Chuối tiêu chứa nhiều magnesium. Nếu bạn ăn chuối tiêu khi đang đói thì sự quân
bình giữa magnesium và calcium trong máu sẽ bị mất và do đó ảnh hưởng xấu tới
tim mạch.
Không luộc măng trước khi chế biến
Nhiều người nghĩ măng mua ở chợ đã được luộc rồi nên về nhà chỉ cần chế biến là
xong. Thực ra lúc này trong măng còn chứa nhiều chất độc glucozit. Nó
sẽ sinh raaxit cyanhydric khi gặp men tiêu hóa trong dạ dày, gây ngộ độc, nôn mửa giống
như ngộ độc sắn. Vì vậy, cần luộc kỹ măng để glucozit hòa tan trong nước và bay
hơi theo nước sôi.
Tránh những độc hại từ rau củ
Rau, củ, quả đem lại những lợi ích cho sức khỏe, nhưng cũng cần lưu ý, một số
loại có chứa độc tố dễ gây ngộ độc.
Trong những bữa ăn của người Việt, hầu như đều có sự hiện diện của rau, củ, quả
tươi. Bài viết này nhằm lưu ý một số trường hợp độc chất từ rau, củ, quả có thể
gây hại cho sức khỏe.
1. Khoai tây đã mọc mầm, lớp ngoài vỏ xanh của nó có chứa chất độc là sôlamin.
Sôlamin là một ancaloit, tương đối độc. Triệu chứng ngộ độc nhẹ là: đau bụng,
tiêu chảy, táo bón. Nặng hơn là giãn đồng tử, yếu liệt hai chân, làm hệ thần
kinh trung ương bị tê liệt, khiến trung tâm hô hấp không hoạt động được, làm
ngừng tim do tổn thương cơ tim. Ngoài khoai tây mọc mầm, thì khoai tây bị hư
cũng có chứa sôlamin.
2. Măng cũng chứa glucozit sinh a-xít xyanhydric. Trong măng
tươi có nhiều độc chất hơn măng ngâm chua hoặc măng khô. Để phòng ngộ độc, phải luộc măng kỹ,
bỏ nước trước khi chế biến, khi ăn thấy có vị đắng lạ thì phải bỏ.
3. Sắn nào cũng có glucozit sinh a-xít xyanhidric, nhưng sắn đắng có
nhiều hơn (từ 6 đến 15 mg/100g, so với sắn thường 2-3 mg/100g), thường có nhiều
ở vỏ dày hai đầu củ và lõi sắn. Những trường hợp ngộ độc thường hay xảy ra với
trẻ nhỏ, ăn sắn sống, luộc chưa chín hoặc ăn sắn cả vỏ. . Tùy theo
liều lượng ăn phải nhiều hay ít, ngộ độc có thể cấp tính hoặc ngộ độc chậm. Ngộ độc cấp tính
có các triệu chứng: nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, tê lưỡi, rối loạn thần kinh,
co giật, giãn đồng tử, co cứng cơ hàm, ngạt thở, thở chậm, mạch không đều, sắc
mặt tím tái, và có thể tử vong. Triệu chứng ngộ độc chậm gồm nhức đầu, chóng
mặt, buồn nôn, mệt toàn thân, mắt đỏ, khô cổ họng và mũi. Để đề phòng
ngộ độc do sắn, theo các bác sĩ, cần bóc vỏ, bỏ hai đầu củ sắn và ngâm nước sau 24 giờ mới
sử dụng, không ăn sắn sống, khi ăn thấy đắng phải bỏ ngay.
nhiều hơn (từ 6 đến 15 mg/100g, so với sắn thường 2-3 mg/100g), thường có nhiều
ở vỏ dày hai đầu củ và lõi sắn. Những trường hợp ngộ độc thường hay xảy ra với
trẻ nhỏ, ăn sắn sống, luộc chưa chín hoặc ăn sắn cả vỏ. . Tùy theo
liều lượng ăn phải nhiều hay ít, ngộ độc có thể cấp tính hoặc ngộ độc chậm. Ngộ độc cấp tính
có các triệu chứng: nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, tê lưỡi, rối loạn thần kinh,
co giật, giãn đồng tử, co cứng cơ hàm, ngạt thở, thở chậm, mạch không đều, sắc
mặt tím tái, và có thể tử vong. Triệu chứng ngộ độc chậm gồm nhức đầu, chóng
mặt, buồn nôn, mệt toàn thân, mắt đỏ, khô cổ họng và mũi. Để đề phòng
ngộ độc do sắn, theo các bác sĩ, cần bóc vỏ, bỏ hai đầu củ sắn và ngâm nước sau 24 giờ mới
sử dụng, không ăn sắn sống, khi ăn thấy đắng phải bỏ ngay.
4. Cà chua xanh, có chứa độc tố tomatidin có thể dẫn đến ngộ độc với các triệu
chứng: nôn mửa, váng đầu, chảy nước dãi, ủ rũ người. Nặng hơn có thể gây nguy
hiểm đến tính mạng. Phòng nhiễm độc cà chua, tốt nhất không nên ăn cà chua xanh
sống, nên chế biến chín, hoặc cho ít giấm để phá bỏ cấu trúc phân tử của
tomatidin.
5. Một số loại quả họ đậu, như đậu kiếm, đậu mèo… cũng chứa hàm lượng tương đối
lớn glucozit sinh a-xít xyanhydric. Để phòng ngộ độc, không nên ăn nếu chưa ăn
bao giờ, không ăn sống các loại đậu này.
6. Nấm mèo đen còn tươi có chứa một chất thuộc họ porphyrin, rất nhạy cảm với
tia nắng mặt trời. Khi ăn xong ra ngoài nắng có thể sẽ bị viêm da. Những chỗ da
để lộ ra ngoài bị nổi mẩn, tấy đỏ, mọng nước, nước mắt nước mũi chảy giàn giụa.
Trường hợp trúng độc nặng làm cuống họng phồng rộp, mọng nước gây khó
thở. Không dùng nấm mèo đen còn tươi, cho dù có nấu kỹ, chỉ ăn nấm mèo đen đã chế biến và
phơi khô.
7. Một số rau xanh hay dùng như: rau cải trắng, cải bẹ, cần tây, cần ta
có chứa chất nitrat, nếu rau bị úa, hư, hoặc muối dưa quá lâu, muối này sẽ bị
khử bớt ôxy, tạo thành nitrit ăn vào sẽ có nguy cơ ngộ độc với các triệu chứng:
nhức đầu, mỏi mệt, buồn nôn, buồn ngủ, tim đập dồn dập, chân tay lạnh, các ngón
tay bầm tím.
8. Nhiều loại nấm dùng chế biến thành món ăn ngon, giàu dinh dưỡng, có tác dụng
chữa bệnh như nấm hương, nấm rơm, nấm kim chi, nấm gà... Nhưng, cũng không ít
loài nấm độc (nhất là nấm hoang dã ngoài tự nhiên) như nấm bắt ruồi, nấm chó
(còn gọi là nấm mũ trắng). Khi ăn các loại nấm này có thể gây tử vong (chết
người) rất nhanh. Không sử dụng nấm tự nhiên nếu không biết chắc chắn
đó là loài nấm ăn được. Không ăn nấm có màu sắc sặc sỡ, có mùi thơm hấp dẫn vì nấm này thường là nấm độc.
Kết luận : Trong trường hợp chẳng may bị ngộ độc do ăn phải rau, củ, quả có độc
chất, phải kịp thời sơ cứu bằng cách cho nôn hoặc uống nhiều nước để làm loãng
chất độc trong cơ thể. Nhanh chóng đưa người bị ngộ độc đến cơ sở y tế gần nhất
để cấp cứu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét