Thứ Sáu, 26 tháng 12, 2014

BỬU LONG TỰ

Viếng chùa Bửu Long, ngỡ lạc giữa... châu Âu

GNO - Tọa lạc tại số 81 đường Nguyễn Xiển, P.Long Bình, Q. 9, TP.HCM, chùa Bửu Long, có khuôn viên rộng hơn 11 hecta, nằm trên ngọn đồi phía Tây ngạn sông Đồng Nai.
Buu Long Q9 (1).jpg
Tháp chùa Bửu Long - nhìn từ xa, như một tòa lâu đài ẩn mình trong tán cây xanh mát
Chùa cách trung tâm TP.HCM hơn 20km - là một không gian vừa để tham quan du lịch, vừa là chốn tâm linh Phật giáo bình an, tĩnh lặng.
Chùa Bửu Long thành lập năm 1942, đến năm 2007 chùa được trùng tu và xây dựng thêm. Toàn bộ chánh điện và khuôn viên xung quanh chùa được thiết kế theo bản vẽ của HT.Thích Viên Minh, trụ trì. Sau khi hoàn thành chánh điện, Bửu Long tự giống như một tòa lâu đài sừng sững, oai nghiêm giữa đất trời.
Chùa thuộc Hệ phái Phật giáo Nguyên thủy (Nam tông) do cư sĩ Võ Hà Thuật thành lập năm 1942, đến năm 1958, ông dâng cúng cho thiền sư Hộ Tông, vị Tăng thống đầu tiên của Phật giáo Nguyên thủy Việt Nam, lập thành thiền viện Bửu Long và ông xuất gia với pháp danh Lão Tâm.
Chùa Bửu Long được xây dựng theo nét kiến trúc các chùa ở Đông Nam Á như Thái Lan, Ấn Độ… kết hợp cùng nét kiến trúc các chùa thời Nguyễn - tạo cho chùa Bửu Long có vẻ đẹp rất riêng và độc đáo.
Năm 1961, ngài Narada Mahàthera, Đức Tăng thống Phật giáo Sri Lanka tặng thiền viện một cây bồ-đề chiết từ cây mẹ tại Bồ Đề Đạo Tràng (Ấn Độ), được đem trồng trong khuôn viên chùa, nay đã được tôn tạo thành Bồ-đề Phật cảnh.
Buu Long Q9 (12).jpg
Và nhìn từ phía sau
Buu Long Q9 (10).jpg
Được biết, ngôi tháp là nơi tôn trí xá-lợi Phật, Thánh Tăng để Phật tử xa gần chiêm bái, đảnh lễ
Kiến trúc chùa theo văn hóa Phật giáo cổ đại và liên tục được trùng tu tôn tạo gồm chánh điện, Tăng xá, trai đường, khách đường, tổ đường, thiền thất của chư Tăng, Ni viện, Ni xá và am thất của Tu nữ, tịnh nhân.

Ngoài ra còn có một động khổ hạnh tưởng niệm 6 năm Bồ-tát Tất-đạt-đa tu khổ hạnh và một tượng Phật nằm (tạc từ đá granite dài 8m, nặng trên 50 tấn), xung quanh trang trí 10 trụ đèn cũng bằng đá granite, điêu khắc theo mẫu trụ đá vua Asoka (A Dục) tại các Phật tích Ấn Độ.
Chính điện ngày nay được trùng tu từ di tích cũ - nơi Tổ sư và Đại đức Lão Tâm để lại, chủ yếu là tôn tạo cho khang trang và tiện nghi hơn, nhưng vẫn giữ lại hình dáng như cũ, chỉ thêm phần tiền đường và một vài chi tiết phối hợp giữa kiến trúc Phật giáo Đông Nam Á với kiến trúc triều đại nhà Nguyễn.
Tọa lạc trên một ngọn đồi nên không khí nơi đây mát mẻ quanh năm, kết hợp với khuôn viên rộng rãi, cây xanh phủ bóng làm cho du khách cảm thấy tâm hồn thanh tịnh dịu dàng khi bước chân đến nơi này.
Buu Long Q9 (14).jpg
Ngắm ngôi tháp trong một cự ly gần qua ống kính của PV Giác Ngộ
Buu Long Q9 (18).jpg
Từ bên trong bảo tháp nhìn ra là hồ bán nguyệt xanh thẳm 
cùng không gian trong lành với cây xanh và nắng vàng của ngày cuối năm tĩnh lặng
Ngước mắt lên bầu trời xanh, ngắm nhìn tòa bảo tháp uy nghiêm lộng lẫy, văng vẳng bên tai là tiếng chuông gió phát ra từ trên đỉnh bảo tháp, một không gian lý tưởng để bạn gột rửa tâm hồn, tìm về chốn bình yên sau bao bộn bề của cuộc sống.
Về tới Bửu Long, ngoài việc được tìm về cội nguồn Phật giáo, Phật tử còn có dịp được chiêm bái xá-lợi Phật và Thánh Tăng. Lắng nghe tiếng giảng bài, đọc bài bằng tiếng Pali, ngôn ngữ từ thời Đức Phật - đang được chùa truyền lại cho các em nhỏ. Kết hợp với cây bồ-đề được chiết từ nhánh cây bồ-đề ở nơi Phật thành đạo tại Ấn Độ, sẽ giúp bạn tìm về một chút cội nguồn Phật giáo.
Buu Long Q9 (2).jpg
Những trụ đèn bằng đá quanh tháp tạo nên nét cổ kính, trang nghiêm
Buu Long Q9 (9).jpg
Nét kiến trúc đặc trưng của PG Nam tông trên các trụ đèn
Buu Long Q9 (4).jpg
Buu Long Q9 (3).jpg
Ngắm nhìn những tiểu tiết, những kiến trúc trong khuôn viên chùa
Buu Long Q9 (8).jpg
Con đường này, bạn có thể vừa đi vừa thở vào thở ra nhẹ nhàng, tĩnh lặng
Buu Long Q9 (6).jpg
Bóng tháp soi xuống hồ bán nguyệt
Buu Long Q9 (15).jpg
Buu Long Q9 (16).jpg
Và ở góc này, bạn như đang lạc giữa Âu châu cổ kính
Bài, ảnh: Vũ GianG

BÀI THUỐC

Bài thuốc dân gian từ cải cúc

Cải cúc là món ăn - vị thuốc không thể thiếu với những người bị mắc bệnh đau đầu kinh niên.Cải cúc là món ăn - vị thuốc không thể thiếu với những người bị mắc bệnh đau đầu kinh niên.
Không chỉ là loại rau quen thuộc, mà cải cúc còn cho chúng ta nhiều bài thuốc quý để hỗ trợ, điều trị bệnh vô cùng hiệu quả!
Rau cải cúc còn được gọi là cải tần ô, rau cúc, rau tần ô… Là cây thảo sống hằng năm, lá ôm vào thân, xẻ lông chim hai lần. Cụm hoa ở nách lá, các hoa ở mép màu vàng sẫm, thơm. 
Mùa hoa vào tháng 1 – 3. Rau cải cúc giàu dinh dưỡng như chứa 1,85% protid 2,57% glucid, 0,43% lipid và còn có nhiều vitamin A, B, C…
Theo quan niệm Đông y, cải cúc có vị ngọt nhạt, hơi đắng, the, mùi thơm, tính mát, được xem như một loại rau giúp khai vị làm ăn ngon, giúp tiêu hoá, trừ đờm, tán phong nhiệt. Dùng lá tươi, hoặc đã phơi khô trong mát (âm can) không phơi nắng (làm mất tinh dầu thơm).
Trị đau đầu kinh niên
Cải cúc là món ăn - vị thuốc không thể thiếu với những người bị mắc bệnh đau đầu kinh niên.
Lấy một ít cải cúc đem nấu lấy nước, mỗi ngày dùng độ 30g. Bên ngoài thì dùng lá cải cúc hơ nóng chườm đắp lên đỉnh đầu và hai bên thái dương vào buổi tối trước khi đi ngủ (hoặc mỗi khi thấy nhức đầu).
Chọn những cây cải cúc già, phơi khô cả rễ để dùng dần trong những mùa không có cải cúc.
Trị hoa mắt, chóng mặt
Dùng 200g cải cúc, một con cá diếc độ 1/2 kg, một ít rượu, dầu ăn, và các gia vị vừa đủ.
Làm sạch cá diếc, bỏ vảy, rán vàng, rồi cho rượu vào đảo qua, cho gừng, nước vào tiếp, nấu với lửa nhỏ cho cá chín thì cho cải cúc vào và nấu đến sôi lại, nêm nếm gia vị.
Làm trong liệu trình 10 ngày, tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả.
Trị đau mắt
Lấy 1 nắm rau cải cúc thái nhỏ nấu với một con cá diếc to khoảng 3 ngón tay người lớn để ăn. Ngoài dùng lá rau cải cúc rửa sạch, hơ nóng chườm lên mắt (hoặc cho vào vải mỏng chườm).
Giải cảm
Rau cải cúc tươi 150g, rửa sạch cho ráo nước sau đó cho vào bát to, đổ cháo đang sôi lên trên để 5-10 phút cho đỡ nóng thì trộn rau lên ăn, ngày ăn 2-3 lần. Bài thuốc này vừa đơn giản lại có tác dụng giải cảm nhanh.
 
NguyenDacSongPhuong

Thứ Năm, 25 tháng 12, 2014

SÁCH XƯA

Sách Xưa
Kho chứa sách của Quán Ven Đường
Chủ quán: Huỳnh Chiếu Đẳng
Liên lạc: email nầy .Xin mời trở lại vì còn dài dài sách hiếm sẽ bỏ lên.
  StatCounter - Free Web Tracker and Counter  
Xe đưa về NHÀ KHO CHÁNH


Đây là quyển sử rất lớn, chữ Hán, chỉ có ba quyển (1, 2, và 15)
 
Quyển Kim Vân Kiều nầy rất lớn số bytes, chữ Nôm


Click ngay tấm ảnh liên hệ để download.

Vì các quyển sách nơi đây có số bytes khá lớn, quí khách nên download về computer nhà rồi mới xem.


Click ngay tấm ảnh liên hệ để download. Xin mời trở lại vì còn dài dài sách hiếm sẽ bỏ lên.
Vì các quyển sách nơi đây có số bytes khá lớn, quí khách nên download về computer nhà rồi mới xem.
Vì các quyển sách nơi đây có số bytes khá lớn, quí khách nên download về computer nhà rồi mới xem.
Click ngay các tấm ảnh liên hệ để download
Click ngay các tấm ảnh liên hệ để download
Vì các quyển sách nơi đây có số bytes khá lớn, quí khách nên download về computer nhà rồi mới xem.


 
Click ngay tấm ảnh để download dạng scan từ trang, nguyên bản sách in ngày xưa.
Click ngay tấm ảnh để download dạng scan từ trang, nguyên bản sách in ngày xưa.
Click ngay tấm ảnh để download dạng scan từ trang, nguyên bản sách in ngày xưa.
Quí khách của Quán Ven Đường cần có software (free) là
Adobe Acroreader mới đọc được các quyển sách xưa nầy.
Nếu computer của quí khách chưa có thì có thể install nó nơi đây.
 

Click ngay tấm ảnh liên hệ để download.

Vì các quyển sách nơi đây có số bytes khá lớn, quí khách nên download về computer nhà rồi mới xem.
 
Quoc thu
Click ngay các tấm ảnh liên hệ để download
GDCD
Vì file PDF khá lớn quí khách save về Hard disk trước sau đó hãy open để đọc
quoc van lop 3
nguoi thay thuoc
Nam ky phong tuc ky Click ngay hình để download hay đọc
Vì files có dố bytes lớn các bạn kiên nhẫn chờ.
Phat thanh hoc duong
*** 
Annam Chi Luoc.Pdf         1307
Dai Viet Su Ky Toan Thu.Pdf            6542
Lam Son Thuc Luc.Pdf            309

***

Nông cổ mín đàm (chữ Hán: 農賈茗談; nghĩa là "uống trà bàn chuyện làm ruộng và đi buôn") là tờ báo tiếng Việt do Paul Canavaggio - một chủ đồn điền và thương gia người đảo Corse, hội viên Hội đồng Thuộc địa Nam Kỳ làm chủ nhiệm, chủ bút lần lượt là các ký giả Dũ Thúc Lương Khắc Ninh, Gilbert Trần Chánh Chiếu, Nguyễn Chánh Sắt. Nông cổ mín đàm bàn về nông nghiệp và thương nghiệp, phát hành thứ năm hằng tuần tại Sài Gòn bằng chữ Quốc ngữ. Số 1 ra ngày 1 tháng 8 năm 1901. Một thời gian sau báo được xuất bản một tuần 3 kì. Sau khi phát hành số ra ngày 4 tháng 11 năm 1921 thì báo bị đình bản. Đây được coi là tờ báo kinh tế đầu tiên bằng chữ quốc ngữ.


Click ngay hình để download hay đọc
Click ngay hình để download hay đọc
 
Click ngay hình để download hay đọc
 
Click ngay hình để download hay đọc


Xin click ngay hình quyển sách để xem hay download về computer

Xin click ngay hình quyển sách để xem hay download về computer

Xin click ngay hình quyển sách để xem hay download về computer

Xin click ngay hình quyển sách để xem hay download về computer


Xin click ngay hình quyển sách để xem hay download về computer