Thứ Tư, 24 tháng 12, 2014

SỰ THẬT CÒN CHƯA BIẾT ?

Một nửa sự thật đã bị giấu nhẹm...



Ở VN, khi học lịch sử Chiến tranh Thế giới thứ II, mình không được học về trận Trân Châu cảng, mà chỉ học về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống 2 TP Hiroshima và Nagasaki, cùng những bài học lên án và nguyền rủa Mỹ.
Sau này qua Mỹ, mình mới biết có trận Trân Châu cảng (Pearl Harbor), khi Nhật bất ngờ tấn công căn cứ quân sự của Mỹ ở Hawaii ngày 7/12/1941, hàng ngàn quân nhân Mỹ thiệt mạng, hàng trăm máy bay Mỹ bị Nhật bắn phá, mà Tổng thống Franklin Roosevelt đã tuyên bố lúc đó, rằng ngày 7/12/1941 là "ngày sống mãi trong sự khinh bỉ" (A date which will live in infamy).
Do trận Trân Châu cảng, nên mới có chuyện Mỹ tuyên chiến với Nhật Bản, Đức Quốc Xã và Phát xít Ý tuyên chiến với Mỹ, và Chiến tranh Thế giới thứ II nổ ra. Vụ Mỹ ném 2 quả bom nguyên tử xuống 2 TP ở Nhật cũng từ đó mà ra. Thế nhưng ở VN, ngày trước mình chỉ được học 1 phần lịch sử Chiến tranh Thế giới thứ II.
Không rõ bây giờ học sinh ở VN đã được học về trận Trân Châu cảng chưa? Nếu chưa thì có thể lên mạng xem các phim tài liệu để hiểu thêm. Đây là phim tài liệu về trận đánh này: 
Kể cũng hay ở chỗ, Mỹ và Nhật đã từng đánh nhau kinh hoàng như thế, nhưng sau đó Mỹ đã giúp Nhật xây dựng lại đất nước, giúp Nhật trở thành một siêu cường châu Á, và họ đã trở thành đồng minh của nhau. Nhật cũng không xem Mỹ là kẻ thù dai dẳng như lãnh đạo VN xem Mỹ là kẻ thù, dù cuộc chiến VN kết thúc gần 4 thập niên.
Tin Không Lề - Facebook


Những hình ảnh lịch sử
Nhật Bản tấn công Mỹ tại Trân Châu Cảng


Trận Trân Châu Cảng là đòn tấn công bất ngờ của hải quân Nhật Bản tiến hành nhằm vào căn cứ hải quân Mỹ tại Trân Châu Cảng ngày 7/12/1941,
dẫn đến việc Mỹ quyết định tham gia vào Thế chiến thứ hai.

Trân Châu Cảng (Pearl Harbor) là hải cảng quân sự trên đảo O'ahu, Hawaii của Hải quân Mỹ, là trung tâm chỉ huy của Hạm đội Thái Bình Dương. Tại đây diễn ra cuộc chiến nổi tiếng giữa Đế quốc Nhật Bản và Mỹ - trận Trân Châu Cảng ngày 7/12/1941. Trận chiến này đã hối thúc Mỹ tham gia vào Chiến tranh Thế giới II.

Bắt đầu vào 7h48, trong hơn 2 tiếng đồng hồ sau đó, trận công kích tổng lực của Nhật Bản đã khiến 2.402 lính Mỹ thiệt mạng và nhiều người khác bị thương, đánh chìm 4 chiến hạm hạng nặng và làm hư hỏng nhiều tàu chiến khác của hải quân Mỹ.

Trận Trân Châu Cảng đã “động viên” Mỹ bước vào Thế chiến II, mang lại chiến thắng cho Khối đồng minh, đánh bại Nhật Bản và các cường quốc trong trục Đức - Ý - Nhật.

Dưới đây là các bức ảnh lịch sử ghi lại thời khắc các máy bay Nhật Bản
không kích dồn dập hải quân Mỹ


Sáng ngày 7/12/1941, Đô đốc Isoroku Yamamoto phát động cuộc chiến nhằm vào căn cứ
Hải quân Mỹ tại Trân Châu Cảng. Hơn 180 máy bay được sử dụng trong đợt công kích đầu tiên này.

Trong ảnh: Các máy bay của Nhật Bản cất cánh từ tàu sân bay Shokaku chuẩn bị tấn công Trân Trâu Cảng




7:00, radar đã cảnh báo cho tổng đài về dấu hiệu cho thấy đợt tấn công thứ nhất của Nhật.  Nhưng các sĩ quan nhận được cảnh báo lại cho rằng sự việc chưa quan trọng đến mức cần phải hành động ngay lập tức.
Đây là ảnh chụp từ trên cao nhóm 8 tàu Battleship Row khi cuộc không kích bắt đầu. 





Đội bay của Nhật tấn công hầu hết các tàu chiến của Mỹ ở đảo Oahu ngay trước 8:00. Đây là ảnh một chiếc máy bay của Nhật bay ngang qua Trân Châu Cảng và đám khói đen bốc lên từ khu vực này.



Nhật cũng có cơ hội vừa tấn công sân bay quân sự vừa ném bom vào hạm đội đóng tại Trân Châu Cảng.
Mục đích tấn công liên tiếp là để hủy diệt các máy bay của Mỹ trước khi nó kịp cất cánh đáp trả. 




Hơn 90 tàu của Mỹ đang neo đậu ở khu vực này ngày hôm đó. Mục tiêu chính là 8 tàu chiến
trong nhóm Battleship Row. Bức ảnh này chụp lại lúc nhóm 8 tàu bị tấn công.




Chiến hạm West Virginia (trái) bên cạnh chiến hạm Tennessee. West Virginia là một
trong những tàu chiến đầu tiên bị đánh chìm trong cuộc tấn công.
Nhật Bản đã thành công hủy diệt toàn bộ 8 tàu chiến của Hải quân Mỹ.




Khoảng 8:10, chiến hạm Arizona phát nổ vì kho đạn ở mạn trước bị trúng bom và bốc cháy.
Gần một nửa số lính Mỹ trên tàu đã thiệt mạng lúc đó.
Đây là ảnh chụp lúc chiến hạm Arizona bị tấn công.




Và một bức hình khác của Arizona.



Tàu khu trục Shaw phát nổ trong 3 giờ công kích của Nhật.

Khoảng 8:30, cuộc tấn công tạm ngưng trong chốc lát. Chiến hạm Nevada bị hư hỏng đang cố gắng chạy thoát theo lối kênh đào đổ ra cửa biển nhưng đã không gặp may khi trở thành mục tiêu của 170 chiếc máy bay Nhật trong đợt tấn công thứ 2. Nhiệm vụ lần này là đánh chìm Nevada trên con kênh và chặn lối ra vào Cảng Trân Châu. Con tàu đã bị nhấn chìm, làm 60 người trên boong thiệt mạng.





Một máy bay của Nhật bị bắn rơi sau khi trúng đạn của Hải quân Mỹ.
Nhật đã mất gần 30 máy bay trong cuộc chiến. 




Khoảng 188 máy bay Mỹ bị phá hủy và 159 chiếc hư hỏng. Đây là ảnh những chiếc máy bay
bị bỏ lại Căn cứ không quân Hickam Field gần Cảng Trân Châu.




Các thủy thủ ở sân bay hải quân ở Kaneohe, Hawaii
cố gắng cứu máy bay bị trúng bom của máy bay Nhật Bản.




Người dân ở Quảng trường Thời đại, New York mua báo có tựa đề "Japs Attack US" (Nhật tấn công Mỹ).
Sau cuộc tấn công bất ngờ tại Trân Châu Cảng, Mỹ đã quyết định tham gia vào Chiến tranh Thế giới thứ II.




Công tác cứu hộ trên các tàu khu trục Cassin và Downes. Nhật Bản đã không thể
hủy diệt bất cứ tàu sân bay nào của Mỹ vì lúc đó chúng đã không có ở cảng.




Một máy bay phóng ngư lôi của Nhật được kéo lên khỏi đáy biển.
Chỉ có khoảng 10% số máy bay Nhật bị mất tích trong ngày 7/12.




Trong ảnh là chân vịt của chiến hạm Oklahoma nổi lên trên mặt nước.
Con tàu này được cho là đã quá cũ và không đáng để tiến hành tu sửa
.



Một thủy quân lục chiến cầm mảnh bom lấy ra từ cánh tay của anh sau cuộc công kích. 



Các thủy thủ tham gia một buổi lễ tưởng niệm
hơn 2.400 binh lính thiệt mạng trong vụ công kích.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tờ Business Insider, một trang tin công nghệ lớn của Mỹ. Business Insider nổi tiếng bởi các bài viết tổng hợp từ nhiều nguồn tin với các chủ đề nổi trội liên quan đến công nghệ, chính trị, quân sự…





 


 

Minhhà

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét