Chủ Nhật, 8 tháng 3, 2015

NGỌC LAN

NGỌC LAN
http://images.yume.vn/blog/201210/14/1350228880_hoa%20ngoc%20lan.jpg
 
http://skds3.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2011/02/25/18.1.jpghttp://www.thuvienhoa.com/content_images/1/N/ngoclan/ngoclan.jpghttp://www.cayxanh.com.vn/images/products/products_1285291685.jpghttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiP4Ci81SE5gI8qAPhsdYIZOvZLkw_er1DIIreDuWRwfyX_7ZcDI8ebfwltZQte8bBra8tkIlII5UBCWj4j0Ri8o4BQ-ZgNPHlw-dS4VJ8XlmtTPkOlWwS_11fKzaLRoElBUdILYtFJJBA/s1600/11ukb5k.jpgCây Ngọc Lan hay còn được gọi là Sứ ngọc lan có tên khoa học Michellia champaca thuộc họ Magnoliacee. Cây có nguồn gốc chính từ Ấn Độ, cây có hoa trắng rất thơm, lá đẹp và tạo bóng mát nên được trồng rộng rãi ở các nước nhiệt đới ẩm. Ở nước ta, cây được trồng hầu hết ở các thành phố lớn và đặc biệt được trồng nhiều ở trường học, công viên, chùa chiền...
Gỗ màu nâu cứng đẹp có thể đánh bóng rất láng, dùng làm bàn ghế, đồ tiện khắc, gỗ dán đẹp. Hoa có thể chưng cất dầu thơm, chế nước hoa.
2. Đặc điểm nhân biết
Cây gỗ lớn cao từ 10 đến 15 m, nhánh non có lông. Lá đơn nguyên mọc cách to dài 20 cm, rộng 8 cm, xanh tươi, lá bẹ có lông trắng. Hoa trắng rất thơm dài 3 cm ở chót một nhánh, có 10 – 12 cánh hoa. Tâm bì chín chứa 1 đến 8 hạt màu xám.
Quả kép hình chùy kéo dài, mỗi quả đại có 1 – 8 hạt.Ít khi có trái.
3. Điều kiện sinh sống
Phân bố rộng rãi ở các nước nhiệt đới ẩm, được du nhập vào Việt Nam từ giữa thế kỷ 19, mọc tốt ở những nơi có lượng mưa từ 1.000 đến 2.000 mm/năm. Trồng phổ biến ở đồng bằng Nam bộ.
4. Chọn nguồn giống
Cây bố mẹ được chọn phải là cây khỏe mạnh, không cong queo sâu bệnh, hình dáng đẹp, tán đều, tuổi cây từ 10 – 20 để lấy giống.
Quả to dài từ màu xanh chuyển sang màu nâu là lúc quả chín, lúc đó có thể hái quả, tách hạt để gieo ươm. Quả thường chín vào tháng 1 – 3 dương lịch những quả chưa chín được ủ lại thành từng đống từ 2 – 3 ngày cho quả chín đều, đống ủ không cao quá 50 cm và phải thông gió, mỗi ngày đảo lại một lần. Khi quả chín đem rải đều phơi vài ba nằng nhẹ để tách hạt, thu hạt hằng ngày, sau đó hong khô ở nơi râm mát 2 – 3 ngày. Khi hạt đã khô, sàng bỏ hết tạp vật, thu hạt tốt, cho vào bảo quản nơi khô ráo. Hạt có lớp vỏ cứng bao bọc, dễ bảo quản. Nên dự trữ hạt nơi khô ráo, có ẩm độ thấp.
5. Tạo cây giống
Cây con Sứ ngọc lan có thể được tạo bằng phương pháp gieo hạt hoặc bằng phương pháp chiết
+ Đối với phương pháp tạo cây con bằng cách gieo hạt:
Trước khi gieo, xử lý hạt bằng nước ấm (40 – 50 độ C), hai phần nước sôi ba phần nước lạnh, ngâm hạt trong nước ấm và để nguội dần sau 12 giờ. Sau đó đãi hạt lép bỏ đi, rồi ủ trong túi vải, mỗi ngày rửa chua 1 lần trong nước ấm (30 – 40 độ C), Sau 3- 5 ngày hạt trương cò hiện tượng nứt nanh, lựa những hạt này cho vào bầu ươm cây con hay đem gieo vào các khay cát. Khi cho hạt vào bầu đất hay khay cát cần lấp đất dày 1 cm, sau đó tủ rơm rạ và làm giàn che cho cây con. Độ che bóng từ 60 – 75%, sau 2- 3 ngày gieo, hạt bắt đầu nảy mầm, lúc này lấy bớt rơm rạ, tránh làm tổn hại cây con.
* Bầu đất:
+ Vỏ bầu bằng túi P.E, kích thước 15 x 20cm, nếu trồng phục vụ cho cây cảnh quan đô thị, kích thước bầu phải lớn hơn.
+ Ruột bầu: 80% lớp đất mặt tại chỗ hay có thể vận chuyển từ nơi khác đến, lớp đất này cần tán nhuyễn, kế tiếp ray lại bằng sàng cát và trộn 20% phân chuồng hoai. Tưới đẩm bầu trước khi gieo hạt.
Thời vụ gieo ươm: Tháng 2 – 3 dương lịch .
+ Tạo cây con bằng chiết hoặc cành ghép:
Các cây con tạo bằng phương pháp chiết cành có nhiều ưu điểm là cây ra hoa kết quả sớm, khỏe, cho năng suất ổn định và giữ được phẩm chất dòng cây bố mẹ.
Kỹ thuật chiết cũng tương tự như chiết các loài cây ăn quả khác.
Sau khi chọn được cành, cắt và tách một vòng võ rộng 0,3 – 0,6 cm. Quấn quanh chỗ cắt bằng 1 dây đay hoặc gai để ngăn cho các mép võ phát triển nối lại với nhau. Lấy xơ dừa hoặc rễ lục bình đặt lên chỗ cắt rồi dùng 1 mo cau hoặc 1 miếng nylon dài khoảng 25 cm, rộng 15 cm, bọc lại, rồi buộc túm 2 đầu chắc chắn để giữ ẩm. Khi cành đã ra rễ và khi thấy rễ non chuyển sang màu vàng thì có thể cắt cành chiết khỏi cây mẹ. Và, cấy cành chiết vào túi bầu.
* Chăm sóc cây con trong vườn ươm:
Thời gian đầu cần phải có giàn che, sau đó giảm độ che phủ từ từ và cho cây ra ánh sáng hoàn toàn.bằng cách giảm bớt giàn che, tăng thời gian chiếu sáng (chỉ che đậy khi nắng gắt hoặc trời mưa lớn).
Luôn đảm bảo cho cây đủ ẩm, 2 tuần/lần làm cỏ, phá váng, tưới thêm một ít phân NPK: 30 – 30 – 30, pha loãng 1% để tưới. Sau khi tưới phân cần tưới lại nước lã , để không làm cháy lá cây.
Tiêu chuẩn cây giống:
Cây con khỏe mạnh, không sâu bệnh, cong queo, chiều cao tối thiểu 40cm – 80 cm, nhưng tùy theo nhu cầu có thể trồng cây lớn hơn 1m.
6. Kỹ thuật trồng
Cây Ngọc Lan được trồng chủ yếu cho nhu cầu cảnh quan, nơi công sở, trường học, thường được trồng phân tán, riêng rẻ.
Cự ly trồng 6 x 6 m, hoặc 4 x 4m, mật độ trồng 280 cây – 625 cây, tùy theo điều kiện đất tốt hay xấu mà bố trí mật độ trồng cho thích hợp.
Trước khi trồng cần tiến hành đào hố, kích thước hố: 40 x 40 x 40cm hay 60 x 60 x 60cm.
Tiến hành bón phân: phân chuồng hoai (5 – 10 kg/ hố) và phân NPK (100gr/hố) trước khi đặt cây xuống hố ít nhất 15 ngày.
Lưu ý: Trộn đều phân với lớp đất mặt rồi lấp đầy hố.
Cách trồng:
Dùng cuốc moi đất sao cho vừa đủ đặt cây con vào hố, đặt miệng bầu ngang mặt hố, nén chặt đất xung quanh, rồi lấp đất bằng mặt đất. Lấp đến đâu ặim chặt đến đất. Tưới nước sau khi lấp xong đất.
Lưu ý: nếu trồng bằng túi bầu nylon phải xé túi bầu trước khi trồng.
Cây thường được trồng vào đầu mùa mưa.
7. Chăm sóc nuôi dưỡng
Đối với cây trồng cảnh quan đô thị: trồng cây có kích thước lớn (cao hơn 1,2m), do đó cần phải có khung sắt hoặc gỗ bảo vệ và phải có cây chống đở cây con.
Cây cần được chăm sóc từ 3 – 4 năm đầu: phát sạch cỏ xung quanh gốc cây từ 1 – 2 lần/năm và bón cho mỗi gốc từ 100 – 150gr NPK và 5 – 10 kg phân chuồng.
Cây cần được chăm sóc, bảo vệ không để cho người hoặc súc vất phá hại.. Có như vậy mới tạo được một mảng xanh cho thành phô./.
Ngọc lan thuộc loại cây gỗ nhỡ, thân thẳng, vỏ trám trắng. Cành non và chồi thường phủ lông trắng mềm mượt óng ánh. Hoa mọc đơn lẻ ở nách lá, màu trắng, có từ 9 - 15 cánh, có mùi rất thơm, có thể dùng để cất tinh dầu thơm làm nước hoa. Cây được trồng ở nhiều nơi làm cảnh.
Theo Đông y, hoa ngọc lan có tính hơi ấm, vị đắng, cay, có tác dụng trị các chứng ho, tiểu khó, đầy hơi, buồn nôn, sốt, tăng huyết áp,... Bộ phận dùng làm thuốc lá nụ hoa khi còn chưa nở, thu hái về phơi trong bóng râm đến khô, bảo quản dùng dần.
Hoa ngọc lan được sử dụng làm thuốc như sau:
 
Chữa đau bụng kinh: Hoa ngọc lan (chưa nở) 12g, sắc uống thay trà vào lúc sáng sớm. Dùng 30 ngày là một liệu trình, có tác dụng giảm đau bụng kinh ở phụ nữ.
 
Chữa ho gà: Hoa ngọc lan 8 cái, lá chanh 10g, gừng 3g, sắc uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần. Uống 1 tuần.
 
Chữa viêm phế quản: Hoa ngọc lan 7 cái, hoa hồng bạch 5 hoa, mật ong 15ml. Cho tất cả vào bát hấp cách thuỷ, chia làm 3 lần uống trong ngày. Uống 7-10 ngày.
 
Thanh nhiệt, giải khát: Hoa ngọc lan 20g, đậu xanh 150g, đường phèn 50g. Cách chế biến: Đậu xanh rửa sạch, hoa ngọc lan tách từng cánh, rửa sạch, để ráo nước. Đậu xanh cho nước đun sôi nhỏ lửa khoảng 30 phút cho nhừ rồi cho đường phèn vào, tắt lửa, rắc hoa ngọc lan vào rồi trộn đều là dùng được. Tác dụng thanh nhiệt tiêu thử, giải khát.
BS. Thu Vân
 
Ngọc Lan nằm trong nhóm Michelia, thuộc họ Magnoliaceae - họ Hoa Mộc Lan. Đặc điểm của những loài thuộc họ Mộc Lan này là dạng cây thân gỗ, lá to bản hình thuyền, hương thơm đậm, cánh hoa mịn như sáp, màu trắng ngà, đôi khi hồng, vàng...Tên tiếng Anh : MagnoliaÝ nghĩa : Sự thanh cao, quý phái - NobilityLòng nhân từ, quảng đại - BenevolenceVẻ đẹp lộng lẫy - MagnificienceThông điệp : Tình yêu thiên nhiên - Love of NatureBang Mississippi (U.S) còn được gọi là Magnolia State do Magnolia vừa là biểu tượng hoa (State Flower) vừa là biểu tượng cây (State Tree) của tiểu bang. Magnolia cũng còn là biểu tượng hoa của bang Louisiana
Một chi tiết khá thú vị về nguồn gốc của cái tên "Magnolia" ngày nay : khi được đưa sang châu Âu năm 1688 từ Virginia, do không biết tên châu Á của loài hoa này, những nhà phân loại học đã đặt tên cho Mộc Lan là Magnolia để tưởng nhớ Pierre Magnol, vị giáo sư - nhà thực vật học và y học, giám đốc vườn cảnh ở Montpellier của Pháp vào đầu thế kỷ 18 (ông mất năm 1715)... Họ Mộc Lan là một trong những loài cây có hoa lâu đời nhất trên thế giới từng sống suốt thời đại khủng long. Những hóa thạch của chúng đã được tìm thấy trong những phiến đá trên 100 triệu năm tuổi ở nhiều nơi như châu Á, châu Âu, Bắc Mỹ. Người Trung Quốc đã trồng Magnolia denudata từ thế kỷ thứ 7.Tiếng Trung Quốc tên hoa là "Yu-Lan" có nghĩa là ("Jade Orchid") Lan Ngọc. Người Nhật Bản trồng Magnolia Stellata từ hàng thế kỷ và gọi nó là "Shidekobushi". Còn Champaca lại là đại diện cho họ Mộc Lan này ở vùng Ấn Độ, Java và quần đảo Philippine. Có nguồn gốc từ châu Á (được trồng từ lâu ở châu Á), sau khi được đưa sang Mĩ, Magnolia trở nên rất phổ biến ở miền Nam, thuộc hàng top 10 của những loài cây có hoa ở Mĩ. Cả hai bang Louisiana và Mississippi đều chọn Magnolia làm biểu tượng hoa cho tiểu bang của mình.
Mississippi - The Magnolia StateNgày 28 tháng 11 năm 1900, các trẻ em là học sinh ở Mississippi bỏ phiếu để bầu chọn ra bông hoa đại diện cho tiểu bang từ 42 loại hoa khác nhau được đề cử. Và, kết quả cuối cùng, hoa Mộc Lan (Magnolia) đã nhận được 12745 trên tổng số 23278 phiếu (xếp thứ hai là Hoa Bông Vải - Cotton Blossom : 4171 phiếu, thứ ba là Cape Jasmine : 2484 phiếu...).Nhưng lúc này, Magnolia vẫn chưa thực sự là bông hoa của tiểu bang vì cơ quan lập pháp chưa "chính thức hóa" nó.Năm 1935, the Director of Forestry phát động phong trào chọn biểu tượng cây cho tiểu bang (State Tree). Bốn loài cây được đề cử là : Mộc Lan (Magnolia), Sồi (Oak), Thông (Pine) và Sơn Thù Du (Dogwood). Và lần này, Magnolia lại "chiến thắng" áp đảo. Ngày 1 tháng 4 năm 1938, cơ quan lập pháp Mississippi chính thức công nhận Magnolia là biểu tượng cây của tiểu bang.Ngày 26 tháng 2 năm 1952, hoa Mộc Lan lần cuối cùng chính thức được công nhận là bông hoa của Mississippi.LouisianaLouisian chính thức công nhận Magnolia là State Flower của mình vào ngày 1 tháng 8 năm 1900. Thế nhưng, đến thập niên 1950, hiệp hội Hoa Diên Vĩ Louisiana (Louisiana Iris Soceity) quyết định đã đến lúc phải thay đổi và họ đề cử Iris làm State Flower, đồng thời cũng xếp một phiếu cho Magnolia làm biểu tượng cây - State Tree của tiểu bang nhằm xoa dịu các "Magnolia fans".Một cuộc tranh cãi không tránh khỏi đã nổ ra sau đó. Những người ái mộ Magnolia may mắn vì lúc ấy đang là thời điểm hoa Mộc lan nở, chứ không phải là hoa Diên Vĩ. Những Iris fans đưa ra lý lẽ là Magnolia sống khắp nơi miền Nam trong khi đó "the Louisiana blue iris" là độc nhất ở Louisiana. Hơn nữa, nhiều cư dân Louisiana có họ hàng nguồn gốc từ Pháp, mà Iris là loài hoa biểu tượng của nước Pháp.Tuy nhiên, cuối cùng Magnolia vẫn giữ được chiếc vương miện của mình. Sau đó, Louisiana xem "the Louisiana blue iris" như là State wildflower của mình. Mộc Lan được trồng để lấy bóng mát, gỗ của nó cũng được dùng để đóng những canô lớn và đồ đạc nội thất. Hoa được cất lấy để chế tạo nước hoa. Nụ hoa được sắc lên, pha uống như một loại thuốc bổ. Người Trung Quốc sử dụng hoa để trị viêm xoang và làm thông mũi. Về tác dụng chữa bệnh của cây Ngọc Lan, các bạn có thể tham khảo bài sau đây ở Vnexpress :http://vnexpress.net/Vietnam/Suc-khoe/2001/11/3B9B654C/"Ngoài tác dụng làm cảnh, cây ngọc lan còn hiệu quả trong điều trị các bệnh kinh nguyệt không đều, tiểu tiện khó, bạch đới, đau bụng kinh... Cả thân, lá và hoa ngọc lan đều có thể dùng làm thuốc".

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét