Thập mục ngưu đồ - Mười bức tranh chăn trâu
Thập
mục ngưu đồ là mười bức tranh chăn trâu nổi tiếng trong Thiền tông,
tương ứng với quá trình hành đạo của một người phát nguyện đạt Giác ngộ.
Mười bức tranh này có thể xem là biểu hiện cô đọng nhất, trình bày tinh
hoa của Phật giáo Đại thừa.
Các
bức tranh chăn trâu được sáng tạo trong thời nhà Tống (960-1279) và
ngay từ đầu đã được xem như những bức hoạ tiêu biểu, trình bày tinh hoa,
cốt tuỷ của Thiền Trung Quốc. Có nhiều bộ tranh - có thuyết nói là bốn,
thuyết khác nói là 5, 6 chăn trâu khác nhau - nhưng có lẽ nổi danh nhất
và cũng bao hàm ý nghĩa nhiều nhất là bộ với mười bức tranh của Thiền
sư Khuếch Am Sư Viễn (~1150), được lưu lại trong bản sao của hoạ sĩ
người Nhật tên Châu Văn ( ?-1460).
Một
bộ khác với sáu bức tranh cũng thường được nhắc đến. Ban đầu, Thiền sư
Thanh Cư chỉ vẽ có năm bức nhưng sau, Thiền sư Tự Đắc (tk. 12) vẽ thêm
bức tranh thứ sáu. Trong bộ này, con trâu dần dần trắng ra và cuối cùng
thì trắng hoàn toàn, một biểu tượng cho chân tâm thanh tịnh, vô cấu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét