Qua cửa vòng Thành lầu Hữu nghị, nếu bạn đi thẳng xuống chân dốc, vượt qua ngã ba theo đường bên tay phải:
bạn sẽ đến Mồ Đại thanh Vạn Nhân. Được giới thiệu là mồ chung của các
chiến binh hi sinh trong trận Trấn Nam quan giữa quân đội Pháp và quân
đội nhà Thanh Trung quốc vào tháng 3 năm 1885:
Nếu bảng này không còn, bạn có thể nhận biết bằng tấm bia đá có dòng chữ Hán " Đại Thanh Quốc Vạn nhân phần" này:
Trận này được Bách khoa toàn thư mở Wikipedia mô tả như sau:
Trận Ải Nam Quan và Lạng Sơn
Quân Pháp hành binh lên Lạng SơnMột đạo quân viễn chinh Pháp gồm 2 lữ
đoàn hành quân lên miền bắc xứ Bắc kỳ và chiếm Lạng Sơn vào tháng 2 năm
1885. Một lữ đoàn sau đó tiến về giải vây Tuyên Quang, nên tại Lạng Sơn
chỉ còn lại một lữ đoàn không có lực lượng yểm trợ. Chỉ huy đơn vị này
vì muốn tiêu hao sức mạnh tấn công của quân Thanh nên tổ chức tấn công
quân Thanh dọc biên giới và bị đánh bại tại trận Trấn Nam Quan. Quân
Pháp rút lui về Lạng Sơn và đánh bại cuộc tấn công của quân Thanh trong
trận Kỳ Lừa. Tuy nhiên trong khi giao chiến, viên chỉ huy Pháp bị
thương, và người thay thế ông ta, có lẽ bị hoảng hốt, vội vã hạ lệnh bỏ
Lạng Sơn vào ngày 28 tháng 3. Lữ đoàn rút chạy hỗn loạn về vùng châu thổ
sông Hồng, mất hết các chiến quả thu được trong chiến dịch năm 1885,
khiến cho chỉ huy quân viễn chinh Pháp, Henri Briere de l'Isle, tưởng là
tình hinh vùng trung châu đã trở nên hết sức nguy kich. Ông ta đánh
điện báo về Paris, và hậu quả là chính phủ của thủ tướng Jules Ferry sụp
đổ.
Vài ngày sau, Briere de l'Isle nhận ra là tình hình không đến nỗi xấu
như ông ta tưởng, tuy nhiên Nội các mới lên thay ở Pháp đã quyết định
chấm dứt chiến tranh.
Trận thua này, mà người Pháp gọi là "Sự kiện Bắc kỳ", là một scandal
chính trị lớn cho những người ủng hộ chủ nghĩa việc bành trướng thuộc
địa. Mãi cho đến cuối thập niên 1890 họ mới giành lại được sự tín nhiệm
trên chính trường.
Mặc dù phải rút khỏi Lạng Sơn, nhìn tổng thể thì quân Pháp vẫn chiếm ưu
thế, cộng với các chiến thắng trên biển, khiến cho Lý Hồng Chương phải
ký một hiệp ước gây nhiều tranh cãi ngày 6 tháng 9 năm 1885. Theo hiệp
ước này, nhà Thanh chấp nhận Hòa ước Huế và từ bỏ quyền bá chủ trên lãnh
thổ Việt Nam. Không lâu sau An-nam (Trung kỳ) và Bắc kỳ bị sát nhập vào
miền Nam kỳ thuộc Pháp. Ảnh hưởng đáng kể nhất của cuộc chiến với Pháp
là nó hạ bệ chính phủ lâu năm của Ferry. Ông Ferry không bao giờ có thể
lại trở thành Thủ tướng được nữa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét