Chào các bạn,
Khi ta phải làm một
quyết định rất khó khăn trong lòng—ví dụ, ly dị hay không—các tư vấn tâm lý hay
tư vấn gia đình thường khuyên chúng ta làm hai danh sánh—lợi và hại—cho mỗi
quyết định có thể–ly dị, ly thân, không làm gì hết—rồi so sánh lợi hại trong
mỗi đường, cuối cùng chọn quyết định ta thấy là có lợi nhất.
Chẳng biết là có ai bán
chương trình computer cho các cặp vợ chồng không? Nếu đã làm danh sách cách này
thì chắc dùng computer thì nhanh hơn. Trả lời xong xuôi, ấn nút, máy bảo “Gài
số zde ngay lập tức!” Hôm sau bèn lên tòa nộp đơn ly dị.
Các quí vị cố vấn kiểu này chắc là chưa bao giờ biết yêu, chưa bao giờ có kinh nghiệm khó khăn gì trong gia đình. Cách đây lâu lắm rồi, mình có đọc một bài viết của một chị là tư vấn gia đình cả 20 năm. Đùng một cái, chồng chị bỏ chị đi theo người khác, đứa con gái trở thành lêu lỏng, nói gì làm gì cũng không nghe. Chị trở thành tuyệt vọng và mất tự tin hoàn toàn. “Hóa ra cả 20 năm tôi cứ tưởng là tôi biết, và tôi cố vấn cho đủ mọi hạng người về mọi vấn đề gia đình. Bây giờ đụng chuyện tôi mới biết là tôi không biết gì hết, và cả 20 năm tôi chỉ toàn nói dóc.”
Các quí vị cố vấn kiểu này chắc là chưa bao giờ biết yêu, chưa bao giờ có kinh nghiệm khó khăn gì trong gia đình. Cách đây lâu lắm rồi, mình có đọc một bài viết của một chị là tư vấn gia đình cả 20 năm. Đùng một cái, chồng chị bỏ chị đi theo người khác, đứa con gái trở thành lêu lỏng, nói gì làm gì cũng không nghe. Chị trở thành tuyệt vọng và mất tự tin hoàn toàn. “Hóa ra cả 20 năm tôi cứ tưởng là tôi biết, và tôi cố vấn cho đủ mọi hạng người về mọi vấn đề gia đình. Bây giờ đụng chuyện tôi mới biết là tôi không biết gì hết, và cả 20 năm tôi chỉ toàn nói dóc.”
Đúng như thế. Các vấn đề
tình cảm không có công thức. Rất nhiều người đã từng chống lại mẹ cha họ hàng
bạn bè, chống lại cả xã hội, chối bỏ cả tương lai vinh hoa phú quí, để chỉ chạy
theo tiếng gọi của con tim. Làm bản quyết toán thì bên bị “mất” có đến cả hàng
trăm món, bên “được” chỉ có một chữ “Nàng.” Tất cả mọi người đều nói là phải bỏ
Nàng chọn các thứ kia. Nhưng, sự thực là các chuyện tình Romeo và Juliette vẫn
xảy ra thường xuyên ngày nay. Đâu có hiếm. Và báo chí và các nhà văn thích ca
ngợi các cuộc tình vượt biên giới như thế.
Thực ra, con tim của ta
làm quyết đinh, chứ đầu óc không làm quyết định. Đầu óc (lý luận) chỉ là tên
lính “vâng dạ” chạy theo con tim mà thôi. Trong ví dụ trên, trong bản quyết
toán, nếu bên cột phải, con tim của chàng yêu Nàng chưa đủ mạnh và, bên cột
trái, chàng yêu hằng trăm thứ khác rất mạnh, thì con tim chàng bèn chọn các thứ
này và bỏ Nàng. Và chàng nói, “Theo bảng quyết toán này thì bỏ Nàng là hợp lý,”
coi như đó là một quyết định do luận lý. Nhưng thực ra, ta thấy đó là quyết
định của con tim, theo ý thích của con tim, rồi sau đó dùng “lý luận” của bảng
quyết toán để “hùa theo” con tim mà thôi.
Ngược lại, nếu chàng yêu Nàng như Romeo yêu Juliette, thì chàng chọn Nàng và bỏ tất cả mọi thứ. Rồi chàng lại lý luận, “Cuộc đời còn nghĩa lý gì nếu không có Nàng. Chọn Nàng là hợp lý.”
Lý luận chỉ cho input
(đầu vào), gồm các dữ kiện (facts) và vài suy nghĩ (thinking). Nhưng lý luận
không bao giờ làm quyết định. Con tim làm quyết định, và lý luận chỉ “vâng dạ”
theo con tim. Đây là qui tắc làm quyết định của con người. Computer không làm
quyết định kiểu này được, vì computer không có con tim.
Mà con tim của mỗi người
có một cách xúc cảm hoàn toàn khác nhau. Hai người có thể có hai quyết định
hoàn toàn khác nhau trong cùng một hoàn cảnh. Ví dụ: Đi đường này thì rất bận
rộn và mệt, nhưng sẽ có nhiều tiền. Đi đường kia thì phè nhưng sẽ có ít tiền.
Người thích tiền, chọn đường đầu. Người thích nhàn, chọn đường sau. Và đường
nào cũng đúng.
Vì vậy, mỗi khi bạn ta
có vấn đề tình cảm, ta chỉ có thể an ủi và hỗ trợ, và có thể cho một tí cố vấn
tổng quát, nhưng thực sự là không thể cố vấn chi tiết được. Con tim của một người
chỉ người ấy thực sự biết. Và khi ta có vấn đề, cũng không ai có thể cố vấn chi
tiết cho ta được. Vì vậy, cảm giác cô đơn thường rất cao khi ta có vấn đề tình
cảm khó khăn.
Hơn nữa, tình cảm thì
không rõ ràng như luận lý, mà như là một dòng sông tuôn trào mọi ngõ ngách—vừa
yêu, vừa đau, vừa thương, vừa hận…–cho nên tình cảm, dù rất mãnh liệt, hay có
tính lờ mờ. Vì vậy, quyết định tình cảm khó khăn và nhức đầu hơn là tìm lời
giải cho một bài toán.
Thêm vào đó, lo sợ về
tương lai—điều gì sẽ xảy ra ngày mai—làm cho việc quyết định lại càng khó khăn,
vì ta không biết quyết định hôm nay có tốt cho ngày mai không? Nhỡ quyết định
sai thì sao? Nhất là khi quyết định hôm nay mang lại thay đổi lớn cho đời sống,
ngày mai lại càng đáng sợ.
Nhưng, tương lai không
nên là yếu tố quan trọng trong việc giải quyết một vấn đề hôm nay. Nhiều người
hay nói “Lúc đó tôi cứ làm đại, thế mà thành.” “Làm đại” hay “làm liều” chỉ có
nghĩa là quyết định mà không quan tâm đến tương lai. Và chúng ta làm thế rất
thường. Thông thựờng là những người làm thế thì “làm đại, thế mà thành.” Đây
không phải là do may mắn, nhưng nó chỉ có nghĩa là những người “làm đại” là
những người tích cực và nhanh lẹ. Bất cứ việc gì đến trong tương lai, họ cũng
xoay sở tốt, thế thôi. Tương lai lệ thuộc vào khả năng xoay sở liên tục của ta,
chứ không lệ thuộc vào “quyết định lúc này đúng hay sai.”
Vì vậy, vấn đề hôm nay
thường giản dị hơn rất nhiều, nếu ta bỏ đi yếu tố “ngày mai” trong đầu.
Vậy thì, điều gì làm cho
ta thấy thoải mái nhất ngày hôm nay? Điều gì lòng ta muốn nhất ngày hôm nay?
Giải quyết vấn đề theo hướng thoải mái nhất cho lòng ta. Kể cả chẳng giải quyết
gì cả, nếu trong lòng chẳng muốn giải quyết gì hôm nay. Và đừng lo cho ngày mai
hay ngày mốt, mỗi ngày đến, trong lòng ta sẽ nói cho ta biết nên làm gì cho
ngày đó.
Đó chính là sống Lúc Này
Ở Đây. Sống với “the NOW and THEN.”
Làm quyết định như thế
là sống gần gũi với quả tim của mình. Nó đòi hỏi mình tĩnh lặng để nghe tiếng
nói của con tim mỗi ngày. Để theo đó mà quyết định trong ngày.
Và sống với con tim của
mình chính là sống với mình, sống cho mình.
Tĩnh lặng để nghe con tim của mình, đòi hỏi mình phải… tĩnh lặng. Nghĩa là làm thế nào để đừng tức tối quá, đừng u buồn quá, đừng nhức nhối quá, đừng lo lắng quá… Dĩ nhiên là những cơn bão lòng đến thường xuyên, có thể là hơn một lần một ngày, không tránh được. Nhưng cơn bão nào thì cũng chỉ một lúc. Để tự nhiên nó sẽ đi qua. Và khi nó đã qua, đương nhiên là tâm ta có thể tĩnh lặng lại.
Tĩnh lặng để nghe con tim của mình, đòi hỏi mình phải… tĩnh lặng. Nghĩa là làm thế nào để đừng tức tối quá, đừng u buồn quá, đừng nhức nhối quá, đừng lo lắng quá… Dĩ nhiên là những cơn bão lòng đến thường xuyên, có thể là hơn một lần một ngày, không tránh được. Nhưng cơn bão nào thì cũng chỉ một lúc. Để tự nhiên nó sẽ đi qua. Và khi nó đã qua, đương nhiên là tâm ta có thể tĩnh lặng lại.
Dù sao đi nữa thì chỉ có
một tiếng nói có giá trị cho mình, hãy lắng nghe nó: Tiếng nói của con tim.
Bên trên, chúng ta dùng
ví dụ trở ngại về đời sống tình cảm lứa đôi, vì đây là loại ví dụ khó giải
quyết nhất. Nhưng phương cách tư duy này cũng được dùng cho tất cả các quyết
định khác—như học môn gì, làm nghề gì, có nên đi xa không, có nên đổi việc
không… Con tim của ta thông minh hơn ta tưởng, hãy lắng nghe nó. Và nó sẽ không
bao giờ phụ lòng ta.
Chúc các bạn một ngày
vui
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét