Thứ Hai, 23 tháng 2, 2015

NHẬT BẢN

Những tập tục kỳ lạ của văn hoá Nhật Bản

Nhật Bản là một quốc gia được biết đến nhiều bởi nền văn hoá độc đáo và các lễ nghi nghiêm ngặt. Sau đây là một vài những quy tắc xã hội và những truyền thống của người Nhật mà những du khách nước ngoài nên để ý nếu đi du lịch đến quốc gia này.
alt
 ăn uống ở những nơi công cộng hay trên tàu là thô lỗ. Photo courtesy: Business Insider
 
- Nhật Bản là một quốc gia được biết đến nhiều bởi nền văn hoá độc đáo và các lễ nghi nghiêm ngặt. Sau đây là một vài những quy tắc xã hội và những truyền thống của người Nhật mà những du khách nước ngoài nên để ý nếu đi du lịch đến quốc gia này.
 
1. Con số 4 không bao giờ được sử dụng cho giá tiền:
 
Tại Nhật Bản, số 4 thường được tránh sử dụng vì nó phát âm giống với chữ "tử  - chết". Cũng tương tự như số 13 trong văn hoá phương Tây, số 4 là con số vô cùng xui xẻo và người Nhật hạn chế sử dụng con số này càng ít càng tốt. Vì vậy khi tặng quà cho ai, người Nhật không tặng số lượng 4 món. Trong thang máy cũng thường không có tầng thứ tư. Thậm chí, một số nơi còn không có những tầng từ 40 đến 49. Số 49 là con số đặc biệt không may mắn vì nó phát âm giống với ''đau đến chết''. 
 
Việc tránh động đến con số 4 không chỉ có ở Nhật Bản mà còn phổ biến ở nhiều quốc gia Đông Á và Đông Nam Á khác.
 
2. Hỉ mũi nơi công cộng là thô lỗ:
 
Với người Nhật, hành động hỉ mũi nơi công cộng không chỉ bị xem là thô lỗ mà còn bị xếp vào những hành động đáng kinh tởm. Người Nhật thường khịt mũi ở những nơi kín đáo. Vì vậy nếu bạn cần phải xì mũi, bạn hãy tìm một nơi vắng vẻ và kín đáo chứ đừng vô tư xì mũi nơi công cộng.
 
3. Cho tiền tip được coi là hành động xúc phạm:
 
Việc cho tiền tip ở Nhật Bản là thô lỗ và hèn hạ. Nhiều khách du lịch nước ngoài đã rất ngạc nhiên khi nhân viên của một tiệm ăn đuổi theo họ để trả lại tiền tip. Đối với người Nhật, tiền tip không hề có trong từ điển của họ.
alt
Nhiều người Nhật khó tính còn cho rằng ăn uống ở những nơi công cộng hay trên tàu là thô lỗ.Photo courtesy: Business Insider
 
4. Vừa đi vừa ăn thể hiện bạn là một con người cẩu thả:
 
Mặc dù việc vừa đi vừa ăn được xem là thuận tiện và được chấp nhận rộng rãi ở nhiều nền văn hoá phương Tây. Tại Nhật Bản, đây lại là một hành động khiến người khác đánh giá về con người của bạn. Nhiều người Nhật khó tính còn cho rằng ăn uống ở những nơi công cộng hay trên tàu là thô lỗ. Tuy vậy vẫn có những ngoại lệ cho quy tắc này, chẳng hạn như bạn vẫn có thể vừa đi bộ vừa nhâm nhi một cây cà rem trên đường phố Nhật mà không sợ bị người khác khó chịu.
 
5. Tại Nhật có những người chuyên làm việc đẩy bạn lên một chiếc xe điện đông đúc: 
 
Oshiya là những người làm việc tại các trạm xe điện ngầm. Họ mặc đồng phục, đội mũ đen và đeo găng tay trắng. Các Oshiya làm công việc đẩy người lên các chiếc xe điện đông đúc. Họ được trả tiền để bảo đảm rằng tất cả mọi hành khách đều được lên xe điện và không bị ngã ra khỏi tàu.
 
6. Mọi người có thể ngủ trên xe lửa và gục đầu trên vai của bạn: 
 
Nếu ai đó buồn ngủ khi đang ngồi trên tàu điện, họ có thể ngủ gục và ngả đầu lên vai của người kế bên. Những người bị rơi vào tình trạng này thường chọn cách chịu đựng cảnh 'trở thành chiếc gối' bất đắc dĩ trong suốt chuyến hành trình của họ. Người Nhật phải di chuyển những quãng đường rất dài và làm việc chăm chỉ, vì vậy nhiều người thường xuyên ngủ gục trên tàu.
 
7. Luôn có dép dùng riêng trong khu vực nhà vệ sinh:
 
Người Nhật có phong tục đổi dép khi bước vào trong nhà của một ai đó. Thậm chí là nhà hàng truyền thống, đền chùa và đôi khi là các bảo tàng, phòng trưng bày nghệ thuật. Hay nói cách khác, bất kể khi nào đến Nhật Bản, bạn nhìn thấy những đôi dép (slippers) được xếp thành hàng, bạn hãy cứ mang chúng vào. Đặc biệt bên trong nhà vệ sinh của một ngôi nhà Nhật Bản luôn có sẵn một đôi dép chỉ dùng riêng trong nhà vệ sinh.
 
8. Khi được mời đến thăm nhà của người Nhật, bạn hãy nhớ mang theo một món quà để tặng chủ nhà:
 
Tại Nhật Bản khi bạn được mời đến thăm nhà ai đó là một niềm vinh hạnh. Nếu được mời đến nhà ai đó, bạn đừng quên mang theo quà. Món quà cũng cần phải được gói kỹ lưỡng và buộc dây nơ đẹp mắt. Và bạn cũng đừng bao giờ từ chối một món quà khi được tặng.
 
9. Tự rót rượu vào ly của mình cũng là hành động thô lỗ:
 
Tại Hoa Kỳ và nhiều nước khác trên thế giới, bạn thường rót rượu cho những người khác trong bàn rồi mới rót cho mình. Nhưng ở Nhật Bản, bạn đừng khi nào tự rót cho mình. Nếu bạn rót rượu vào ly của những người khác đang ngồi cùng bàn, hãy hy vọng rằng có ai đó sẽ phát hiện ra là ly của bạn đã trống rỗng và sẽ rót thêm vào ly của bạn.

10. Húp sùm sụp mì không chỉ được xem là lịch sự mà còn có nghĩa là bạn rất thích bữa ăn của bạn:
 
Húp sùm sụp khi ăn mì ở Nhật Bản được xem là lịch sự vì nó chứng tỏ bạn đang thưởng thức một món mì ngon. Trên thực tế, nếu tiếng húp mì của bạn không đủ lớn, người Nhật có thể hiểu rằng bạn không thích món ăn của họ.
 
Người Nhật húp mì không hoàn toàn vì phép lịch sự, mà còn để tránh lưỡi bị phỏng. Súp và mì của Nhật thường được ăn khi còn nóng, nên húp mì sẽ giúp 'giảm nhiệt' món ăn. Nhưng không giống như một số quốc gia châu Á khác, việc ợ ngay tại bàn ăn đối với người Nhật lại là một hành động thô lỗ.
 
11. Khách sạn  với những căn phòng chỉ lớn hơn chiếc quan tài không phải là hiếm ở Nhật.
 
Những khách sạn viên nang có giá rẻ chủ yếu phục vụ những người chỉ đơn thuần tìm một nơi để ngủ. Và thường là nơi nghỉ ngơi phổ biến đối với các doanh nhân đang đi công tác, hoặc những người lỡ tiệc tùng quá đà và đã bỏ lỡ chuyến tàu cuối cùng về nhà. Khái niệm khách sạn viên đã xuất hiện tại Nhật từ những năm 1970, nhưng sau này đã bắt đầu lây lan sang các quốc gia khác trên thế giới. Giá mỗi phòng của loại khách sạn này chỉ khoảng 65 Mỹ Kim/ ngày, rẻ hơn rất nhiều so với giá khách sạn bình thường. Nhưng nơi này không thích hợp cho những ai có chứng sợ nơi chật hẹp. 
 
Linh Lan (Theo Business Insider)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét