Tuy
giáo phận Turin có nhiệm vụ bảo quản thánh tích vải liệm của Chúa đã
hơn 400 năm nhưng quyền sở hữu vẫn thuộc dòng họ Savoy (Xa-voi). [Ngày 2
tháng 3 năm 1983, Giáo Hoàng John Paul II đích thân đến Lisbone (Bồ Đào
Nha) gặp Cựu Hoàng Umberto đang tĩnh dưỡng tại đây để xin ông này
chuyển nhượng quyền sở hữu tấm vải liệm. Cựu Hoàng lúc đó đã rất yếu,
bằng lòng tặng cho Tòa Thánh. Hai tuần sau, ông qua đời. Từ nay, Vatican
hoàn toàn làm chủ nên dễ "uyển chuyển" lúc bị thế giới đem ra mổ xẻ Tấm
Vải Liệm lần khác]
Năm
1978, thành phố Turin tưng bừng làm lễ kỷ niệm 400 năm thành phố này có
vinh dự được lưu giữ một thánh tích thiêng liêng và duy nhất của giáo
hội Kitô. Thánh tích được đưa ra triển lãm trong sáu tuần lễ, từ ngày
28.8.78 đến 8.10.78. Các phương tiện truyền thông thế giới loan báo rộng
rãi tin tức này. Chỉ trong sáu tuần lễ có tới trên 3 triệu tín đồ từ
khắp nơi kéo về Turin hành hương. Mọi người xếp hàng để lần lượt được đi
ngang qua chiêm bái Nhan Thánh Chúa in trên tấm vải liệm. Dư luận thế
giới lúc đó bắt đầu bàn tán không biết thánh tích khăn liệm của Chúa có
thật hay không. Nhiều nước Âu Mỹ lập các hội khoa học để điều tra vụ
này. Tòa Thánh Vatican cũng hoan nghênh Ủy Ban Quốc Tế gồm các nhà khoa
học ưu tú trên thế giới đến Turin giảo nghiệm vào ngày cuối cùng của
cuộc triển lãm tức là ngày 8.10.1978. Riêng Hoa Kỳ gửi đến Turin một
phái đoàn 25 nhà khoa học với hàng tấn dụng cụ máy móc trong đó có một
số máy dùng vào việc giảo nghiệm thánh tích này.
Phái
đoàn của Tòa Thánh có ba nhà bác học: nhà vật lý học Luigi Gonella,
chuyên gia về kính hiển vi Giovanni Riggi và giáo sư bệnh lý học
Pierluigi Baima Bollone. Những nước Anh, Pháp, Đức cũng gửi một số nhà
khoa học của họ đến tham dự cuộc giảo nghiệm vô cùng quan trọng này.
Trước
hết, tấm vải liệm được đem đến tòa nhà Palazzo Reale cạnh nhà thờ Turin
và được đặt trên một cái bàn rất lớn, chung quanh được bao vây bằng
những tấm kiếng chắn an toàn. Các nhà khoa học chia tấm vải thành 60 khu
vực nghiên cứu. Họ lần lượt khám nghiệm, chụp hình, phân chất từng inch
(phân) vuông của tấm vải liệm. Những tiến bộ khoa học về các môn học
mới như tử thi học, phạm tội học đã giúp ích rất nhiều cho cuộc thử
nghiệm này. Sau hai tuần lễ làm việc miệt mài với tinh thần vô tư, các
nhà khoa học đã đi đến kết luận như sau:
Ảnh vải liệm mới đăng ngày 24 tháng 6, 2010, nguồn http://www.shroud.com/index.htm
Tấm
vải liệm làm bằng sợi bông Ai Cập, được dệt tại Syria là một xứ thuộc
địa La Mã vào thời Jesus, ở phía bắc Palestine. Tuổi thọ của tấm vải
khoảng 2000 năm. Vào thời kỳ này, dân Âu Châu chưa biết cây bông là gì
và phải đợi đến thế kỷ 14, dân Âu Châu mới học được kỹ thuật dệt vải
hình xương cá trích (herring bone pattern). Các vết máu in trên vải đúng
là máu người. Hình mặt người in trên tấm vải là do phản ứng hóa học và
sự oxýt hóa của chất nhờn da mặt (skin oil), mồ hôi, dầu aloe và dầu
myrrh dính trên mặt và thân thể thấm vào sợi vải nhiều ngày mà thành.
Cuộc thử nghiệm cũng cho biết đã có một người bị thương nặng đang ở
trong tình trạng hôn mê (coma) nhưng vẫn còn sống nằm trên tấm vải.
Chiều cao của người đó là 1m82 và nặng khoảng 79kg. Có người thắc mắc:
"tại sao tấm vải liệm này có thể tồn tại lâu như vậy?". Các nhà khoa học
xác nhận vải bông có thể tồn tại rất lâu không hư. Hiện nay tại Cairo
(Ai Cập) còn lưu trữ nhiều mẫu vải bông có tuổi thọ từ 3000 đến 5000
năm! Các nhà khoa học đã phân biệt được những vết máu khô trước đó và
những vết máu tươi chảy ra khi "người đó" được đặt nằm trên tấm vải. Các
vết máu tươi có vành huyết tương viền chung quanh. Nhưng nếu một người
đã chết cứng thì không chảy thứ máu tươi này. Hơn nữa, các vết máu của
lưng, mông, đùi, chân đều nằm trên một mặt phẳng. Đó là tư thế nằm dài
của một người còn sống. Người
chết trên thập giá, hai chân gập lại ở đầu gối (ảnh tượng Jesus mà
chúng ta thấy thờ ngày nay), không thể có tư thế nằm thẳng như vậy và có
máu chảy được. Cuộc xét nghiệm năm 1978 đã đi tới kết quả như trên,
phần lớn do công lao của các nhà khoa học Mỹ. Khám phá này phù hợp với
kết quả cuộc điều tra kéo dài trên 200 năm qua (khởi đầu từ phong trào
Enlightenment thế kỷ 18 ở Âu Châu) của các học giả nghiên cứu lịch sử.
Sự thật lịch sử là: Jesus đã thoát chết sau khi bị đóng đinh trên thập
giá tại núi Sọ (Golgotha) vì tội "âm mưu gây bạo loạn chống chính
quyền", không có chuyện Chúa chịu chết để chuộc tội cho nhân loại và
cũng chẳng có chuyện sống lại (phục sinh) rồi trở về thiên đàng với Chúa
Cha nào cả. Hai tín điều này là căn bản cốt yếu của đạo Kitô. Tấm
vải liệm xác Chúa Jesus đã được coi là một thánh tích thiêng liêng duy
nhất của Thiên Chúa Giáo bỗng một sớm một chiều biến thành ‘Con ngựa
thành Troy" có nguy cơ phá hoại giáo hội từ căn bản giáo lý. Nhiều ký giả của các hãng thông tấn nổi tiếng Âu Mỹ e sợ Tòa Thánh có thể tiêu hủy thánh tích này. Đã
mấy lần Reuter và UPI loan tin có mật báo cho biết Vatican có âm mưu
thủ tiêu thánh tích. Mỗi lần như thế, Vatican lại phải lên tiếng cải
chính là thánh tích vẫn còn ở Turin. Thực ra vì thánh tích này đã quá
nổi tiếng và nhiều triệu người trên thế giới đã từng hành hương chiêm
ngưỡng nó nên Tòa Thánh cũng khó có thể tiêu hủy nó được."
Tấm vải liệm thành
Turin sẽ được trưng bày năm 2015:
You received this message because you are subscribed to the Google Groups Baovechanhphap-GHPGVNTN group. To post to this group, send email to baovechanhphap@googlegroups.com.
---
You received this message because you are subscribed to the Google Groups "DIỄN ĐÀN BẢO VỆ CHÁNH PHÁP - GHPGVNTN" group.
To post to this group, send email to baovechanhphap@googlegroups.com.
Visit this group at http://groups.google.com/group/baovechanhphap.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét