Tác giả và tác phẩm.
Ngồi
nói chuyện, tửu hậu trà dư, nói tới nói lui, loanh quanh ông lại đưa anh em trở
lại đề tài nhiếp ảnh.
Trên
các trang internet tràn ngập hình ảnh của Nguyễn Ngọc Hanh nhưng không bao giờ
thiếu ba tác phẩm sau đây. Hình ảnh hai người đàn bà và những người lính.
Cờ Bay Trên Cổ Thành Quảng Trị
Năm 68 Mậu Thân, ông chụp được bức Dựng Cờ
tại Cổ Thành Quảng Trị. Tác phẩm hết sức sống động và chúng tôi dùng làm mẫu để
vẽ tranh sơn dầu vĩ đại 16x10 feet đặt tại Việt Museum. Đầu thập niên 70 ông
hoàn tất tác phẩm số hai là bức Thương Tiếc, chụp hình người đàn bà là cô vợ trẻ
khóc chồng tay cầm tấm thẻ bài. Tác phẩm từ chiến trường Việt Nam. Không
cần giải nghĩa, thế giới ai cũng nhận ra. Hình này được nhiều giải nhất vì thiên
hạ cũng muốn khóc cho Việt Nam.
Thương Tiếc
Năm 1992 cờ đỏ hạ xuống tại điện Cẩm linh. Tôi đi dự đại hội nhân quyền tại Mạc Tư Khoa đã đem theo bức Thương tiếc và lá cờ vàng triển lãm trong phòng tiếp tân tại hội trường. Bức hình giới thiệu muộn màng trong thế giới cộng sản đã giải phóng mà vẫn làm mọi người xúc động. Qua nước M ỹ, hoàn cảnh nước mất nhà tan, nhưng lá cờ vàng vẫn ấp ủ trong lòng. Ông sáng tác bức hình bất hủ: Vá cờ.
Vá Cờ
Tác phẩm của Nguyễn Ngọc Hạnh quan trọng là phần bố cục. Ông
chuyên dàn dựng để đạt được ý nghĩa của chủ đề. Và ông đã thành công. Thời gian
trôi qua. Nhưng các tác phẩm của bác đã trở thành lịch sử. Không ai có cơ hội
tương tự và không ai có sự đam mê như Nguyễn Ngọc Hạnh. Sau chiến tranh, người
lính VNCH đã gẫy súng, nhưng vũ khí trang bị bằng máy ảnh như bác Hạnh vẫn còn
chiến đấu. Cuộc chiến điêu linh với cả chiến trường tồi tệ trải qua gần nửa thế
kỷ mà ông vẫn còn ấp ủ. Hồn lính còn vương trên tóc bạc, anh nhớ sa
trường, em có hay...
Hoàng hôn ở San Jose.
Thời
gian gần đây bác Hạnh di chuyển bằng chiếc xe 4 bánh. Khi đi thì đẩy xe cho vững
bước chân. Mệt thì ngồi như ghế. Xử dụng xe bus, ông đi tuốt mọi nơi. Không hề
mặc cảm. Chân đi không vững những ý chí sắt đá. Tiền không có nhưng mua sắm đồ
nhiếp ảnh thì toàn hảo hạng. Căn nhà nhỏ bé toàn hình ảnh. Tối ông tác giả ngủ
bên chiếc ghế nhỏ để dành buồng ngủ cho tác phẩm đầy giường. Mùa lễ hội năm 2014
bác Nguyễn Ngọc Hạnh bị tai biến nhẹ. Chở vào nhà thương kịp thời rồi ông bình
phục.
Phép lạ xảy ra lần thứ nhất. Rồi đến tháng vừa qua ông lang
thang trên đường phố vào lúc hoàng hôn chợt bị té. May mắn có người đi đường kêu
911 chở vào nhà thương. Ông lại bị tai biến nhẹ. Nhà thương cấp cứu rồi lần nầy
gửi thẳng qua Nursing Home.
Phép lạ lần thứ hai. Ông vẫn tiếp tục chiến đấu. Tuần vừa
qua chúng tôi vào thăm ông đi từ nursing home qua nhà thương. Xem phần sắc diện
thấy ông mệt nhiều rồi.
Giải nắng hoàng hôn chưa vội tắt, mà lời vĩnh biệt đã lên môi....
Buổi tối tôi ra về hỏi thăm chuyện hậu sự của thầy Nguyễn. Cô học trò
Kim Phụng cho biết tin tức mặc dù gia đình đơn chiếc, học trò tản mát nhưng cũng
đã có chuẩn bị. Tôi nghĩ rằng các bạn nên lưu tâm. Sinh hữu hạn, từ bất kỳ. Tiền
nhân đã nói như thế.
Bác Hạnh là người có thân hữu, bằng hữu và chiến hữu bốn phương,
chúng ta nên thông báo để bà con biết. Cần chuẩn bị ngày giờ, nói anh chị em gặp
lại nhau. Nếu còn ngày rộng tháng dài, một buổi triển lãm tác phẩm và tác giả
lần cuối là điều nên làm. Nếu gặp lúc vội vàng, người đi sớm, có thể chuẩn bị
trước để trình diện tác phẩm khoác vòng hoa tưởng niệm sẽ đúng ý sắp xếp của bác
Hạnh năm nay vừa ở tuổi 88.
Ấy là nói vậy thôi, tối thứ tư, cháu Kim Phụng vừa báo tin thầy
Hạnh chợt tỉnh dậy và nhà thương lại cho về nursing home. Cô Phụng đưa máy cho
tôi nói chuyện với bác Hạnh. Ông nói rằng, nếu anh Lộc và anh chị em tổ chức ở
đâu đó thì mình sẽ cố tới dự. Đi xa thì không được, nhưng quanh San Jose thì
mình cố.
Nói được như vậy. Ông bà ơi! phép lạ xẩy ra lần thứ
ba.
Ước muốn sau cùng.
Tôi
lại vừa vào thăm bác Hạnh chiều thứ năm. Răng giả đã gắn lên. Ông thong thả
ngồi ăn bánh ngọt. Bác nói: Mình sẽ cố đấy. Ước mong cuối cùng đấy. Vụ triển lãm
ấy mà... Ông nhắc đến một vài người, lúc nhớ lúc quên.
Tôi
nói rằng để hỏi thăm luật sư Tâm bây giờ là nghị viên. Ta xin mượn cái nhà vòm
tại City Hall vào buổi trưa cuối tuần. Bày tất cả hình của ông ra một lượt. Mời
bà con xa gần lại coi. Tác giả và tác phẩm. Tác phẩm ngày còn trẻ. Tác giả ngày
về già. Hình ngày xưa đen trắng bây giờ photoshop thành hình màu rực rỡ. Chuyên
viên nào photoshop cho bác Hạnh đi đứng bình thường. Bác Hạnh nói. Mình có xe
vịn chắc vẫn đứng lên được. Tôi nói, thôi ông ơi! xuất hiện kỳ này trên xe lăn
là ngon lành rồi. Nếu ông té xuống thì sẽ không có phép lạ lần thứ
tư...
Nghe nói bác đã có 99 cái huy chương. Lần này kiếm thêm cái huy chương
thứ 100 của San Jose cho đủ một bách. Buổi họp mặt hoàng hôn của các tay cầm máy
ảnh dành cho một kỳ triển lãm cuối cùng nếu cần sẽ có cả nghị viên Tâm Nguyễn
đứng lên hát bài Đường Việt Nam vô cùng vô tận.
Nghe anh em vẽ ra giấc mộng về chiều, bác Nguyễn Ngọc Hạnh chợt thấy đầu
óc sáng trưng, giơ tay bắt nói rằng: " bạn bảo anh em cứ thế mà làm nhé.
Mình thích đấy".
Giao chỉ, San Jose.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Bút ký của cô Phạm Kha tìm xác phi công Bùi Đại Giang và 5 chuyện kể của
Giao Chỉ S.J. về những người vợ chiến binh Việt Nam Cộng Hoà từ 40 năm qua. Một
thời để yêu,một thời để chết.
Tất cả đều là chuyện thật về những cánh hoa thời chinh chiến trong đời
sống quanh ta. Các di vật và hình ảnh còn lưu giữ tại Việt Museum, San Jose.
Tác phẩm do Việt Museum phát hành. Hãy mua, đọc và lưu niệm. Hãy mua làm
quà tặng. Câu chuyện về những phụ nữ Việt Nam bình thường trải qua nỗi đoạn
trường nhưng vẫn còn tồn tại.
Giá bán $10 us. Chi phiếu ghi cho IRCC. Muốn tặng ai, xin ghi danh người
gửi và người nhận, Việt Musem sẽ nhận chuyển và bao cước phí trên khắp thế giới.
IRCC
3017 Oakbridge Dr.
San Jose - CA 95121
USA
Đã
phát hành Giao Chỉ Văn tuyển số 1. Độc giả thân hữu muốn đọc
Giao Chỉ, xin cho địa chỉ nhận thư gửi qua email giaochi12@gmail.com
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét