Thứ Hai, 23 tháng 2, 2015

SÁNG TẠO HAY TIẾN HÓA

Sáng Tạo Hay Tiến Hoá


ha ha ha đúng chứ 
Trong các phần trước, chúng ta có cơ hội hiểu rất nhiều về Thuyết Tiến Hoá. Nó được giải thích dựa trên một quan điểm của Darwin là trong nước nẩy sanh tế bào rồi dần dần tiến hoá thành người. Tôi rất thông cảm với Darwin bởi vì nếu tôi sanh ra vào thế kỹ đó, có thể tôi cũng sẽ kết luận như ông ta. Và ngay hiện tại, tôi cũng hiểu vì sao các nước trên thế giới cũng ủng hộ lập trường của Darwin mặc dù họ biết nó đã sai.

       Bạn nghĩ sao nếu tại học đường, khi giảng dạy về nguồn gốc con người với một lỗ hổng to tướng: không giải thích được con người từ đâu ra, không có sự tiến hoá. Và càng không thể nói con người do Thượng Đế tạo ra vì không có bằng chứng. Vì vậy, Họ đã tạm thời dùng Thuyết Tiến Hoá của Darwin làm nền tảng cho giáo dục.

       Vấn đề ở đây là phải hỏi Vạn vật có thể nào tự nhiên hiện hữu qua sự tiến hoá hay không? Nếu bạn nói có thì khoa học hiện đại sẽ chứng minh bạn đã sai. Nếu bạn nói không thì bạn phải tin có ai đó đã tạo ra. Chỉ có hai con đường này thôi! Bởi vì đơn giản là không vật gì tự nhiên hiện hữu. Cái bàn không thể tự nó có được. Bạn ngồi chờ thêm hàng tỷ năm nữa cũng sẽ không có "vật gì đó" từ từ tiến hoá thành cái bàn.



1. Quan Hệ Cộng Sinh

       Được gọi là symbiotic relationships, nương nhờ nhau mà sống. Cả hai phải có một lượt, thiếu một trong hai là cả hai không tồn tại. Tất cả sinh-thực-vật trên địa cầu còn tồn tại đến ngày nay là nhờ quan hệ này. Quan niệm nương nhau mà sống còn, bổ túc thiếu sót lẫn nhau, là một thiết kế rất thông minh cho sự sống trên địa cầu.

Gấu Trúc:

Trên thế giới chỉ có vài ba loại thú ăn được cây Trúc. Trong đó, con Gấu Trúc (Panda) là con vật duy nhất trên địa cầu chuyên ăn cây trúc để sống. Cây Trúc rất là cứng, vỏ và sớ của nó liên kết với nhau bởi một phân tử được gọi là cellulose. Hầu hết các động vật không có khả năng phân hủy cellulose. Người ta tìm thấy bên trong bộ tiêu hóa của Panda có một loại vi-sinh-vật (microorganism) tên là Clostridium. Nhiệm vụ của chúng là tiết ra một dung dịch để phân hủy cellulose từ vỏ và sớ cây trúc rồi làm thành dinh dưỡng cho Panda.

       Panda có những đặc điểm độc đáo kết hợp nhau, bao gồm một cái hàm mạnh mẽ để bẻ gãy cây trúc, những ngón tay phụ để cầm/nắm cây trúc để nhai, và vi-sinh-vật Clostridium để tiêu hóa vỏ sớ của cây.

       Điều này cho thấy Panda không thể tiến hoá từ từ mà thành. Tất cả những đặc điểm đó phải hiện diện cùng một lúc bởi vì chỉ thiếu 1 trong những yếu tố đó là sẽ không có Panda. Cây Trúc, Hàm/Bàn tay Panda, và Clostridium là một thiết kế phải có ngay tức khắc thì Panda mới tồn tại. Không thể nào có sự tiến hoá dần dần từng thứ một vì Clostridium phải có ngay trong Panda từ đầu tiên để chúng ăn cây trúc. Panda không thể tự nhiên có, tình cờ có, hay tiến hoá mà có. Panda đã được tạo dựng ra chính xác là Panda ngay từ đầu.


Mối

Khi cây bị ngã thình lình thì Cellulose nó còn tươi tốt, rất lâu bị phân huỷ. À, có ngay, có mấy chú Mối. Mối rất 'biết điều', chúng chỉ ăn cây nào đã gãy đổ chứ không bao giờ ăn cây còn sống. Nếu không thì tất cả cây cối trên trái đất đều bị Mối ăn sạch. 

       Trong con Mối cũng vậy, cũng có vi-sinh-vật tên là Mixotricha Paradoxa giúp Mối tiêu thụ cây và biến cây thành năng lượng. Giống như Panda, những vi-sinh-vật này phải nằm trong hệ tiêu hoá của Mối ngay từ đầu. Các vi khuẩn đó không thể tự tiêu hoá cây còn nguyên, Mối phải cắn vụn ra thì chúng mới tiêu hoá được. Nếu có sự tiến hoá, Vi khuẩn đó làm sao biết Mối là loại ăn cây mà vào bụng nó? Có nghĩa là chúng phải biết trước chính xác hàng triệu năm sẽ có con Mối thì mới tiến hoá thành vi khuẩn hay sao? Chuyện này không thể có được. Từ một vi khuẩn li ti trong Mối ra đến sự tương sinh toàn cầu chắc chắn không do sự tình cờ hay tiến hoá mà nên. Nếu không có những con vi-sinh-vật này, chúng ta không tồn tại. 


Acacia Và Kiến:

Cây Acacia tự tạo lấy những bọng to trong thân cây rất thích hợp cho loài kiến làm tổ. Nó còn tiết ra mật ngọt để nuôi đàn kiến. Bù lại, loại kiến ở trong cây này rất dữ, chúng bảo vệ cây Acacia không bị thú vật ăn. Cái hay ở chổ khi cây có hoa, nó tiết ra một hoá chất tại cuống hoa để kiến không dám đến gần để hại bông hoa. Bông hoa là dành cho ong bướm, cây Acacia khẳng định rõ ràng như vậy.

Khắp địa cầu đầy hết sự quan hệ Cộng Sinh này. Tạo Hoá biết sự bất toàn trong từng sinh vật, vì vậy đã thiết kế cho chúng bổ sung sự thiếu sót cho nhau, nương nhau mà sống. Ví dụ:



Đà Điểu và Ngựa Rằn : 


Khỏi cần Đà Điểu ?
Đà Điểu mắt rất sáng nhưng luôn luôn đi theo Ngựa Rằn vì thính giác và đánh hơi rất kém, ngược lại Ngựa Rằn rất thính tai và ngửi rất xa nhưng mắt lại rất kém. Chúng dựa nhau mà tránh bị Sư Tử rượt bắt. Cả hai đã sinh tồn đến giờ chứng tỏ là chúng đã hiện diện chính xác cùng một lúc. Thiếu một trong hai là cả hai không còn tồn tại. 





Dơi:

Nói thật, nếu bất cứ khoa học gia nào nghiên cứu về loài Dơi đều phải hiểu chúng không thể có từ sự tiến hoá. Nghĩa là chúng đã được tạo nên ngay tức khắc ! Dơi dạy chúng ta về 'Thần Nhãn' đó bạn.


Con dơi có mắt hơi kém, chúng không nhìn xa được. Vậy mà trong đêm đen tối mịt, nó có thể vừa bay mà vừa bắt được côn trùng không bao giờ hụt. Độc chưa: bắt một con vật đang bay, mà nó cũng đang bay, trong bóng tối ! Dơi có bộ phận Phát Sóng Định Vị (echolocation) để "thấy", nhận ra vật phía trước mà không cần dùng mắt. Bay với tốc độ chớp nhoáng tiến tới con Muỗi và chộp được con muỗi nhỏ xíu, Dơi là một bằng chứng kỳ diệu nhất về 'Thần Nhãn'. Nhiều loại dơi săn cá có thể phát hiện vi của con cá tài tình, dù nó chỉ nhô lên nhỏ như một sợi tóc hai mm trên mặt nước. Trong một giờ, Dơi có thể diệt 1000 con muỗi và nó sống đến 40 năm.



Bắt mồi bằng Sóng Âm Thanh
Thượng Đế tạo cho chúng ta con mắt để thấy nhưng nó không phải là cách duy nhất để thấy. Thấy qua mắt, qua phát sóng, qua từ trường, qua sự run động, qua trí huệ, qua sự cảm nhận....Thông cảm với ai là mình đã "thấy" vấn đề của họ. Dơi và bộ phận Phát Sóng không thể tách rời ra. Khoa học bó tay với câu hỏi do đâu nó có cơ quan này? Quan niệm dùng bộ phát sóng không đơn giản tí nào, nó liên hệ tới ánh sáng, âm thanh, gió, cấu tạo vật liệu trước mắt,.... Bạn nghĩ tới đi sẽ thấy tỉ mỉ tinh vi cỡ nào. Muốn chế ra chúng phải là bậc thầy về Vật lý. Dơi cần bộ Định Vị đó như Panda, Mối cần vi-sinh-vật. Dơi là một bằng chứng hùng hồn nhất về sự thiết kế siêu khoa học của Thượng Đế.

Vài ví dụ khác:

- Ong Bướm và Bông Hoa
- Cây Sung (fig) và Dơi
- Kiến và Nấm (fungus)
- Bướm Đêm và Hoa Quỳnh/Thanh Long
- Chim Sâu (hummingbird) và Hoa Loa kèn
- Cây Dâu Tằm và con Ngài



2. Cơ Khí Toàn Năng

Mitochondria: 

Bạn còn nhớ con mitochondria trong phần trước không? (trong clip Cuộc Chiến Bất Tận). Chúng là những bộ máy tạo năng lượng trong cơ thể chúng ta. Một tế bào đã nhỏ rồi vậy mà trong nó còn những Mitochondria (Mito) nhỏ hơn. Con lớn nhất là 10/1000 mm, khoảng 1/10 sợi tóc. Con nhỏ nhất, 0.5/1000 mili mét. Mito nằm trong mỗi tế bào từ vài chục đến vài ngàn con. Chúng là những trạm phát điện cho mỗi tế bào. Chúng còn được coi là bộ tiêu hoá vì hút chất bổ, rồi phân huỷ để tạo ra năng lượng cho tế bào. Bên trong nó cũng có vài DNA để khi tạo ra một người khác thì người này cũng có nó. Bạn có năng lực làm việc hay suy nghĩ cũng nhờ chúng.

       Trước khi con người biết làm ra điện thì Mito đã biết cách pha trộn hoá chất rồi tự nó biến thành một bình điện. Bên trong Mito là một hệ thống phức tạp để đổi vật chất ra năng lượng. Nó chứa rất nhiều bộ phận mà trong đó, hàng ngàn cái 'tua-bin' (động cơ quay) phát điện được gọi là ATP Synthase (việt) là phần chánh. Đây một trong hàng ngàn tua-bin tạo ra điện nằm trong 'cơ thể' của một Mito:


Động cơ phát điện trong Mito, nhỏ 0.0001/1000 mm

      F1 và F0 là toàn thể một động cơ tạo ra điện của Mito. Trong những bộ phận có tên ở hình trên, nếu bạn lấy ra một bộ phận là tua-bin này sẽ ngưng hoạt động, trục c12 (xanh lá cây) sẽ ngưng quay. Mito sẽ không làm ra năng lượng và tế bào sẽ chết. Nên nhớ một Mitochondria nhỏ hơn sợi tóc mà lại có những tua-bin phát điện nhỏ li ti hơn để làm công việc trao đổi hàng ngàn hoá chất trong đó mỗi giây. Mỗi một Ngàn Tỷ tế bào trong cơ thể bạn đều có hàng ngàn Tua-Bin này quay với 9000 vòng trong 1 phút  (xem hình nhiều loại ATP khác nhau)


Máy phát điện 'Tua-bin' quay F1/F0 nằm trong Mito 

       Mito hút oxygen và chất bổ để tạo năng luợng. Vì vậy khi hít thở theo đúng phương pháp, một hơi vài phút, dần dần mình không cần ăn nhiều mà vẫn tràn ngập năng lượng. Nếu hít từ Bá Hội vào thì những hạt bụi nguyên tử thiên nhiên sẽ bổ sung thẳng vào Mito, còn kỳ diệu hơn nữa.

       Nhìn các cơ khí của Mito, chúng ta có thể kết luận rằng không thể có sự tiến hoá dần dần. Tất cả những cơ khí đó phải hiện diện cùng một lúc, cùng một nơi, thì Mito mới hoạt động được. Giống như ôtô, tất cả phải có đầy đủ mọi bộ phận thì mới lăn bánh. Sự hiện diện của các tua-bin quay của Mito, sự hiện diện của Mito trong thân thể con nguời và mọi sinh vật không thể tự nhiên mà có. Tất cả là sản phẩm của sự Sáng Tạo.


Vi Khuẩn Flagella:

Cách đây không lâu, khoa học đã khám phá ra một việc cực 'sốc' trong lúc nghiên cứu về vi khuẩn. Khám phá này đã khiến rất nhiều Khoa Học Gia thay đổi sự suy nghĩ của họ đối với Thuyết Tiến Hoá. Nó cũng khiến họ xét lại tư duy của họ đối với Thượng Đế. Đối với Thuyết Tiến Hoá, chỉ có hai con đường: một là tin sự tiến hoá tự nhiên có trên địa cầu, hai là tin có Sự Sáng Tạo. Một khi các nhà khoa học không còn chấp nhận được sự tiến hoá thì họ không còn sự lựa chọn nào khác.

      Sự việc đã gây chấn động giới khoa học đó là các vi khuẩn đã bơi bằng đuôi với cấu trúc tinh vi, gắn liền với bộ cơ khí phức tạp ngoài sức tưởng tượng. Đó là động cơ đuôi các vi khuẩn Flagella, mà trong đó có vi khuẩn E. Coli.  (xem thêm hình)



Động cơ quay phức tạp của Flagella
Vi khuẩn Flagella (Anh ngữ) là những vi sinh vật nhỏ 20 nanometer (20/triệu thước). Chúng dùng đuôi để di chuyển, chạy trốn hoặc kiếm thức ăn. Chính bộ phận đuôi của chúng có thể sẽ đưa kỹ nghệ xe ôtô và cơ khí thế giới thay đổi trong tương lai. Chúng ta đang đối diện với một bộ máy cơ khí chạy bằng điện tối tân và nhỏ nhất thế giới mà các nhà khoa học gọi là nanomachine - tạm dịch là siêu vi-động-cơ: 100,000 bộ máy này có thể vừa vặn bề ngang một sợi tóc. Chúng có tên là Flagella vì phần đuôi mềm dẻo của chúng được tạo ra bởi hơn 30,000 đơn vị proteins flagellin. 

       Khác với cách bơi lội của 'Cá Thần' trong bài trước, Flagella không vẫy đuôi để bơi lội mà dùng một động cơ quay để tạo ra sức đẩy. Đây là những đặc điểm của chúng



Tự làm ra đuôi và tự sửa chữa Dùng nước làm mát động cơ Chạy bằng nguyên tử Proton Tách răng cưa để sang số khi bơi tới hoặc lùi Động cơ quay tới 70,000 vòng một phút Có bộ dẫn điện vào máy Có hệ thống 'thắng' động cơ lại bất cứ lúc nào


Các nhà chế tạo xe ôtô nói rằng Flagella có một động cơ hoàn hảo nhất mà không cần kim loại. Một động cơ hiệu quả nhất từng được biết vì chúng xử dụng hết 100% nhiên liệu, không gây phí phạm và ô nhiễm (cơ khí hiện đại nhất của chúng ta chỉ dùng khoảng 40% nhiên liệu, phần còn lại thải ra thành khói, Co2, hoặc cặn bã, dầu...). Họ nói rằng động cơ của chúng rất giống xe điện hiện nay: dùng điện âm và dương để kích động máy. Chữ H+ hình bên là động cơ đang dùng nguyên tử Hydrogen để biến điện. Khác với xe điện hiện tại là dùng Electron (Âm điện tử), Flagella tách hạt Proton (Duơng-điện)  từ hạt nguyên tử Hydrogen để làm năng lượng.


Bộ ' Hộp số ' quay ngược/xuôi để bơi tới hay lui
Đây là bộ sang số (như xe chạy số tay) của Flagella giúp chúng đang bơi phía trước có thể sang số de. Người ta không hiểu cách nào mà một vi-sinh nhỏ như thế lại có thể dùng dòng điện để đổi số một cách cấp kỳ như vậy. Các nhà chế máy móc và xe điện nói rằng Flagella đã bỏ xa kỹ thuật hiện tại của con người vì chúng không cần dây điện gì hết và nhất là chạy ngay trong môi trường ẩm ướt của nước.


Flagella 'đạp thắng', động cơ ngưng quay
Việc đổi răng cưa của máy đang chạy tới rồi đưa răng cưa vào trục đang quay để đi lùi mà không cần dừng lại khiến khoa học trố mắt (xe chúng ta muốn lùi lại thì phải dừng lại trước rồi mới sang số de). Flagella đã 'sang số' trong tích tắc không tới 1/10 giây ! sốc là phải.

        Cái độc đáo và bất ngờ nhất, gây sốc cho giới nghiên cứu đó là ngoài việc tiến tới và lùi, Flagella còn có thể 'đạp thắng' khiến trục quay sẽ dừng lại tức thời. Tại trục quay , Flagella muốn ngưng quạt đuôi thì "nhả" bộ răng cưa ra. Vòng màu đỏ trong hình là chúng đang đạp thắng.



Cấu trúc phần Đuôi
Ngay cả phần đuôi của Flagella khiến khoa học phải lắc đầu. Có lẽ, không ai thán phục Tạo Hoá bằng các nhà khoa học, họ không nói ra vì nhiều lý do nhưng trong thâm tâm họ nghĩ gì, chỉ họ biết. 100,000 con Flagella lớn bằng bề ngang một sợi tóc. Đuôi của chúng lại càng nhỏ hơn, mỏng hơn nhưng cấu trúc rất tinh vi. Cái này chỉ có ông Trời làm nổi.


       Chưa hết, người ta còn khám phá ra loại Fagella MO-1 còn độc đáo hơn. Con này có tới 7 động cơ được bọc lại để tạo thành 7 cái đuôi. Cắt ngang phần động cơ, người ta thấy có 7 động cơ chánh và 24 động cơ phụ. Toàn bộ cộng lại thành 1 bộ dĩa răng cưa. 7 răng cưa chánh là phần đuôi, được 24 bộ dĩa răng cưa phụ quay ngược chiều lại. Nhờ có 7 đuôi, con này bơi nhanh hơn các vi khuẩn khác gấp 10 lần. (nguồn)



  
      Điều khiển 7 đuôi để đi tới hoặc đi lùi là cả một vấn đề phức tạp vì tất cả bộ đĩa phải quay đồng bộ. Bộ não nó làm cách nào ra lịnh cho 24 bộ đĩa phụ (xanh) quay ngược, rồi quay xuôi cùng một lúc ngược lại với bộ dĩa đuôi (cam)? 



Flagella - 45 giây -





 

3. Khí Quyển
Ánh sáng phải đi chung với khí quyển vì khí quyển giảm bớt sức nóng và lọc những tia sáng độc hại có thể giết tất cả sự sống. Nếu không có nó thì ban ngày trái đất nóng 80 độ C (176 độ F), ban đêm lạnh -140 độ C (-240 độ F). Nếu nói khí quyển 'tự nhiên' có hoặc do trùng hợp thì giải thích sao với độ dày của nó tính toán chính xác để duy trì sự sống đối với sinh thực vật? và làm sao tự khí quyển nó biết bức xạ tia sáng nào là tốt, tia nào là nguy hiểm để nó lọc? Ngoài việc lọc ánh sáng, giữ nhiệt, tạo áp suất, nó còn bảo vệ sự xâm nhập của các vật thể lạ từ không gian như Thiên thạch, và ngay cả các vi khuẩn từ không gian.

  • Khí quyển có tới 5 tầng khác nhau, mỗi tầng có công dụng khác nhau. Tầng đầu tiên, Troposphere, là gần mặt đất nhất. Tầng này có công dụng trải đều hơi nóng từ đất bốc lên, phân tán độ ẩm và gió tới những vùng khác. Làm cách nào chúng có thể phân chia công việc và sắp đặt quá trật tự như vậy?

  • Muốn tạo thành Khí quyển như hiện tại, nó phải có đủ 16 hợp chất (xem bảng), mà trong đó 4 cái chánh là nitrogen, oxygen, argon và carbon dioxide. Mỗi thành phần này phải có chính xác bao nhiêu phần trăm thì khí quyển mới hiệu quả, ví dụ phải có 78.08 % nitrogen, 0,0005 % helium, vân vân... 
      Làm cách nào Khí quyển biết phải có những chất khí
      này và chính xác bao nhiêu phần trăm để duy trì sự
      sống ??? 

  • Tầng Ozone có khả năng chống lại phóng xạ và tia cực tím của Mặt Trời. Làm cách nào nó 'khôn' đến nổi biết làm tầng này để bảo vệ sự sống? Làm sao chúng biết dùng loại khí nào để chận hoặc cho qua tia sáng nào??? Chỗ này độc đáo lắm.

  • Từ chất khí, chúng ta hỏi thêm là những chất khí này từ đâu ra và làm sao Khí quyển biết từng đặc tính của chúng mà xử dụng? 
Có thể nào sự hiện diện và những đặc tính quá thông minh của Khí quyển là do sự trùng hợp hoặc tự nhiên có không? Mời các bạn trả lời.


4. Định Luật Không Gia Giảm:

Tất cả phải có một lượt !
Định luật này được gọi là Irreducible Complexity, nghĩa là sự phức tạp không thể rút gọn hay gia giảm. Nó áp dụng vào tất cả các sinh vật và thực vật. Lấy trường hợp của Mitochondria hay Flagella, động cơ của chúng được thiết kế hoàn hảo 100%; bất cứ bộ phận nào đang có mà lấy ra dù 1 bộ phận nhỏ, là vật đó vô dụng. Giống như bẫy chuột, bạn lấy bất ra cứ 1 que sắt, một lò xo, một miếng mồi nó sẽ vô dụng.

This message has been truncated

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét