Làm “hầm” bắt cá mùa khô
(TNO) Bước vào mùa khô, khi kênh mương cạn dần, cá bắt đầu tìm đường “đi” đến nơi có nhiều nước để sinh sống.
Vào thời điểm này, các loại cá đồng thường tìm đường “vượt cạn”. Trong đó, cá lóc là loại “có số má” nhất.
Cá lóc không chỉ “lóc” trên mương khô, mà nó còn có thể nhảy qua bờ ao.
Đây cũng là thời điểm người dân vùng U Minh Hạ (Cà Mau) vào vụ làm “hầm” bắt cá.
“Hầm”
bắt cá làm rất đơn giản. Chỉ cần đào cái hố trên đường cá “đi”, rồi để
chiếc khạp da bò xuống, sau đó dùng cây gài chiếc khạp lại và lá dừa che
hai bên miệng "hầm" (phía hai bờ đất).
Đêm xuống, cá men theo đường nước cạn để tìm đường về với ao sâu và rơi vào “hầm”.
Khi làm “hầm” phải tìm nơi có dấu mòn cá “đi”, rồi đặt “hầm”. Thường, người ta hay đặt “hầm” ở miệng đìa hay mương trong vườn.
“Hầm” thường được thăm vào buổi sáng sớm.
Trước
kia khi còn nhiều cá, người ta làm “hầm” bằng khạp da bò cỡ lớn, nhưng
sáng ra cá nằm sắp lớp lên nhau đến hơn nửa khạp. Trong đó, không những
có cá mà còn có lươn và rùa.
|
Gia Bách(thực hiện)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét