Chủ Nhật, 18 tháng 1, 2015

NHÀ THIẾT KẾ

Câu chuyện oan ức của một nhà thiết kế sống sót sau vụ Titanic

Một phụ nữ giàu có từng sống sót sau thảm họa hàng hải Titanic xảy ra hồi tháng 4/1912. Sau khi may mắn bình an, bà đã phải đối mặt với nhiều tai tiếng không ngờ.

Bà là nhà thiết kế thời trang nổi tiếng ở Anh thời bấy giờ - Lucile Duff-Gordon. Lucile là một phụ nữ thành đạt, bà đã có mặt trên khoang hạng nhất của tàu Titanic.
Trong giờ khắc con tàu bị chìm, bà đã may mắn trèo được lên thuyền cấp cứu . Mỗi chiếc thuyền có thể chở được 40 người, nhưng con thuyền mà bà Lucile ngồi trên đó lại chỉ chở có 12 người đã vội vã cập bờ. Trước số lượng nạn nhân thiệt mạng quá lớn vì vụ chìm tàu, người ta bắt đầu lật lại vụ việc và bà Lucile bị nhìn nhận như một kẻ hối lộ độc ác.
Đương thời, nhiều dư luận đã đồn rằng bà Lucile dùng tiền để mua chuộc người phụ trách chiếc tàu  cấp cứu , đề nghị họ nhanh chóng đưa bà tới nơi an toàn, thay vì còn ở lại để chờ cho đủ 40 người lên tàu. Sau này, bà Lucile thậm chí còn bị thẩm vấn trước những lùm xùm tai tiếng từ dư luận.
Có lần trong một lá thư viết cho người bạn, bà Lucile đã than thở rằng cách mà truyền thông và dư luận đối xử với bà thật đáng “hổ thẹn”. Lá thư sắp được đem đấu giá trong tháng 1 này.
Lá thư của nhà thiết kế thời trang nổi tiếng cũng đồng thời là một phụ nữ quý tộc - bà Lucile Duff-Gordon - được viết hồi tháng 5/1912.
Bà Lucile Duff-Gordon cùng chồng nằm trong số 12 người được cứu sống trên con tàu  cấp cứu vốn được đóng để 40 người có thể cùng ngồi trên thuyền.
Trong giai đoạn vụ việc bị báo chí đẩy lên cao trào, con tàu cấp cứu  mà bà Lucile ngồi trên đó bị gọi là “con tàu tiền” bởi những lời đồn đại cho rằng vợ chồng bã đã dùng tiền hối lộ người phụ trách chiếc tàu để anh ta chịu chèo  đi ngay khỏi  nơi xẩy ra vụ chìm tàu.
Trong lá thư gửi cho người bạn, bà Lucile cho rằng: “Chúng tôi bị đối xử như thể đã không làm điều đúng đắn khi được giải cứu vậy! Cách đối xử như vậy không phải đáng hổ thẹn hay sao?”.
Về sau, khi người ta tiến hành thẩm vấn lại vụ việc, vợ chồng bà Lucile là hai người duy nhất có mặt trên tàu bị gọi tới hỏi cung.
Dù trước đó bị dư luận và báo chí đồn đại nhiều, nhưng vợ chồng bà vẫn nhanh chóng được thả ra bởi thực sự với vị trí của con tàu lúc đó, nếu có chèo đi xung quanh thì cũng chỉ có thể đưa thêm một người lên tàu. Việc người chèo tàu nhanh chóng đưa thuyền cập bờ là một quyết định tình thế tương đối sáng suốt và nhanh chóng..
Lá thư của bà Lucile đã thể hiện nỗi tức giận của bà đối với những tin đồn thất thiệt hướng vào vợ chồng bà.
Lá thư sắp được đem bán đấu giá.
Lucile Duff-Gordon là một trong những nhà thiết kế đầu tiên thực hiện những chương trình trình diễn thời trang trên sàn catwalk. Trong sự nghiệp của mình, Lucile cũng từng cho ra mắt một mẫu nước hoa mang tên bà, và còn cho in những chiếc phiếu giảm giá trên tạp chí để tặng khách hàng. Bà được đánh giá là một phụ nữ rất thức thời trong chuyện làm ăn.
Hãng thời trang Lucile được thành lập vào năm 1893 và đem lại cho bà Lucile danh tiếng trong giới thời trang.
Bà Lucile là một phụ nữ có nhiều giao tế xã hội, bà trải qua hai cuộc hôn nhân. Cuộc hôn nhân thứ nhất kết thúc vì người chồng ngoại tình. Bà bước vào cuộc hôn nhân thứ hai với một địa chủ người Scotland và cũng là một vận động viên thể thao.
Cách Lucile thể hiện bản thân mình trước xã hội thời kỳ đó đã giúp bà tiến những bước dài trong công việc thiết kế. Sự nghiệp của bà bắt đầu chững lại khi Thế chiến I nổ ra. Việc phải tiết kiệm tối đa mọi nguồn lực để phục vụ cho tiền tuyến khiến phụ nữ không còn quan tâm tới thời trang như trước nữa. Mọi người bỗng ăn  mặc giản dị, tiết kiệm.
Giai đoạn này, bà Lucile bắt đầu mở rộng sang thiết kế những mặt hàng thời trang bình dân hơn nhưng không còn thành công và chính thức ngừng hẳn việc kinh doanh vào năm 1933.

Theo Daily Mail

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét