Chủ Nhật, 11 tháng 1, 2015

NHẠC SĨ LÊ MỘNG NGUYÊN

TỪ MỴ CHÂU-TRỌNG THỦY
đến Marie Nodier – Félix Arvers


Par LÊ MỘNG NGUYÊN


Hôm nay, NS LÊ MỘNG NGUYÊN nói về « Tình tuyệt vọng, nỗi thảm sầu… qua một câu chuyện thê thảm đã xẩy ra cách đây hơn hai nghìn năm với đề mục : tình yêu vợ chồng có mạnh hơn tình yêu đất nước không ?” Nguồn gốc dân tộc Việt Nam phải chăng đã bắt đầu từ ngày Thục Phán (là thân phụ của Mỵ Châu) lên ngôi năm 257 trước Tây Lịch, lấy hiệu là An Dương Vương, đóng đô ở Phong Khê, sau khi thống nhất hai nước nhà Thục và Văn Lang  dưới quốc hiệu mới là Âu Lạc ?
 
Hồi bấy giờ ở Tàu, vua Tần Thủy Hoàng một khi bình định thiên hạ, sai tướng Đồ Thư đem quân thôn tính đất Bách Việt (gồm tỉnh Hồ Nam, Quảng Đông và Quảng Tây hiện nay), năm 214 trước Tây Lịch…Yếu thế, Thục Vương xin thần phục nhà Tần. Bách Việt và Âu Lạc do đó được chia làm ba quận : Nam Hải (Quảng Đông), Quế Lâm (Quảng Tây) và Tượng Quận (Bắc Việt), đặt dưới sự cai trị của Tàu. Nhà Tần trải qua một thời tráng lệ bắt đầu suy vì giặc giã trong nước. Thừa dịp,  tướng Nhâm Ngao thống binh quận Nam Hải, trù tính đánh Âu Lạc với mục đích thành lập một nước tự chủ ở miền Nam. Nhưng ông qua đời trước khi thực hiện mưu kế này, quyền bính để lại cho Triệu Đà được phong chức quan úy quận Nam Hải. Năm 208 trước Tây Lịch, Triệu Đà xâm chiếm nước Âu Lạc, sáng tạo nước Nam Việt sau khi sáp nhập Âu Lạc vào quận Nam Hải.

Tục truyền rằng năm 255 trước TL, lúc An Dương Vương xây Loa Thành được Thần Kim Quy hiện lên cho một cái móng chân làm lẫy nỏ. Nếu giặc đến, vua chỉ dùng cái nỏ ấy để xua đuổi ngay tất cả vạn quân thù. Trước sức siêu phàm của cái nỏ, Triệu Đà không làm sao đánh được Âu Lạc, đành phải dùng mưu kế giải hòa. Quan úy lại xin Thục Vương cho công chúa Mỵ Châu kết hôn với con trai mình là Trọng Thủy, với ý định dò dẫm cho biết lý do những chiến thắng không ngừng của An Dương Vương. Trọng Thủy yêu Mỵ Châu nhưng không quên sứ mệnh của mình là phải tìm thấy sự thật. Mỵ Châu không đắn đo, không nghi ngờ, kể lại cho chồng biết chuyện Thần Nỏ. Người chồng vội giấu giếm thay móng chân Rùa Vàng bằng một cái giả, rồi lấy cớ xa nhà đã lâu, xin An Dương Vương cho phép trở về Nam Hải thăm gia đình. Lúc chia tay, chàng xúc động trước đôi mắt buồn của Mỵ Châu vì tình yêu và tin cậy chồng, đã phản bội cha và tổ quốc mà không biết. Công chúa có linh tính một tai nạn, hứa hẹn với chồng ngày sau có gì trắc trở, nếu phải trốn chạy bỏ Loa Thành, nàng sẽ rắc lông ngổng từ cái áo gấm của nàng để được chàng theo dấu vết.
     Triệu Đà khởi binh qua đánh Âu Lạc. Cái nỏ không còn hiệu nghiệm, An Dương Vương bị thua phải bỏ kinh thành, đem Mỵ Châu ngồi sau trên mình ngựa, phi qua rừng núi về phía Nam, đến núi Mộ Dạ gần bờ biển mà kỵ mã quân thù vẫn theo đuổi không ngừng. Vua nhà Thục khấn cầu Thần Kim Quy hiện lên cho biết là giặc ngồi sau lưng. Tức giận, An Dương Vương chém Mỵ Châu một nhát gươm rồi nhảy xuống biển tự vẫn. Theo dấu lông ngổng của vợ rắc trên đường, Trọng Thủy vừa đến núi Mộ Dạ thì đã quá muộn. Đau đớn và hối hận đã phản bội lòng tin cậy và tình yêu của nàng Công chúa bị chết oan, chàng đem thi hài Mỵ Châu về an táng ở Loa Thành rồi tự bỏ mình nhảy xuống cái giếng mà Mỵ Châu thường hay lấy nước tắm rửa. Tục truyền rằng những con trai ăn máu của Mỵ Châu ở bờ biển đều trở thành ngọc trân châu sáng chói nếu được rửa với nước giếng là nơi Trọng Thủy đã tự vẫn.
    
Âu Lạc mất, nước Nam Việt được thành lập. Nhà Triệu làm vua đến năm đời (từ năm 208 đến năm 111 trước Tây Lịch) thì bị Vũ Đế nhà Hán sát hại.Từ đấy, Nam Việt đổi thành Giao Chỉ (chia ra 9 quận) đặt dưới đô hộ của Tàu. Bắc thuộc thời đại bắt đầu, kéo dài hơn nghìn năm (từ 111 trước TL đến năm 931 sau TL) với những giai đoạn khởi nghĩa của các vị anh hùng như Hai Bà Trưng, Lý Bôn, Triệu Quang Phục, Mai Thúc Loan… cho đến lúc Ngô Quyền chiến thắng trận sông Bạch Đằng, đuổi quân Tàu Nam Hán, lấy lại tự do độc lập cho nước nhà.

Mỵ Châu Trọng Thủy cũng là tên một bản nhạc tôi viết vào khoảng 1947, nghĩa là hai năm trước bài Trăng Mờ Bên Suối, lúc vừa ra khỏi tuổi ấu thơ say mê đọc lịch sử nước nhà, sau khi gạt bỏ hai câu chuyện quá hoang đường dưới thời Hồng Bàng, tôi chỉ giữ lại mối tình bất diệt giữa Trọng Thủy và Mỵ Châu dưới đời nhà Thục để làm hứng cảm cho bài hát. Hơn nữa, thời ấy có thể xem như là nguồn gốc nước ta và cũng là khởi thủy một cuộc diễn tiến của dân tộc Việt Nam. Bài này tôi viết xong rồi để lại cho gia đình, bạn hữu… và đất nước thương đau : Mỵ Châu Trọng Thủy của Lê Mộng Nguyên do Diệu Hiền & Triệu Lộc trình bày, với hòa âm Nguyễn Duy (Bài này trích từ Album EM CÓ VỀ LÀNG XƯA của Tác Giả LE MỘNG NGUYÊN do Nhà xuất bản Nguyễn Duy (Việt Nam) ấn loát (2013-2014), gồm 12 ca khúc : 1.Quê Tôi (CS Thùy Dương), 2.Nhớ Huế (CS Vân Khánh), 3.Hoàng Hoa Thôn (CS Hương Giang), 4.Mơ Đà Lạt (CS Thùy Dương), 5.Dòng Nhạc Chiều (Thơ Hồng Vũ Lan Nhi, CS Hương Giang), 6.Giao Mùa (Thơ Phạm Ngọc, CS Quỳnh Lan), 7. Trọn Đời Yêu Nhau (Thơ Goodbye Laura - Trần Việt Hải, CS Hương Giang), 8.Mỵ Châu Trọng Thủy, (CS Diệu Hiền - Triệu Lộc), 9.Nhung Nhớ (Thơ Minh Hồ, CS Quỳnh Lan), 10. Thu Sầu (Thơ Lưu Hồng Phúc, CS Diệu Hiền), 11.Chiều Vàng Năm Xưa (CS Thúy Huyền), 12. Em Có Về Làng Xưa  (Thơ Lê Mộng Nguyên, CS Minh Hoàng).
   
Tôi viết xong bài ca Mỵ Châu - Trọng Thủy vào khoảng  1947, nghĩa là hai năm trước Trăng Mờ Bên Suối, lúc vừa ra khỏi tuổi ấu thơ thường say mê đọc đi đọc lại lịch sử nước nhà mà trong đó Việt Nam Sử Lược với lối hành văn lưu loát đã làm tôi nhiều lần thích thú. Hồi ấy, muốn sáng tác một màn nhạc thuộc cổ tích hùng Việt, tôi đắn đo giữa Phù Đổng Thiên Vương, Sơn Tinh Thủy Tinh và Mỵ Châu Trọng Thủy, cả ba chuyện toàn được học giả Trần Trọng Kim ghi chép lại rõ ràng… Song vì lý do quá hoang đường của hai câu chuyện đầu dưới thờ Hồng Bàng, tôi chỉ giữ lại mối tình bất diệt giữa Trọng Thủy và Mỵ Châu dưới đời Nhà Thục để làm hứng cảm cho bài hát. Hơn nữa, thời ấy có thể xem như là nguồn gốc nước ta và cũng là khởi thủy một cuộc diễn tiến của dân tộc Việt Nam. Bài này tôi viết xong rồi để lại cho gia đình, bạn hữụ (tùy ý xử dụng)… trước khi lên đường du học tại Pháp ngày 5 tháng 10 năm 1950 (Anh ra đi trong một chiều ảm đạm / Tháng mười năm ngàn chín trăm năm mươi / Trong sương khói biên thùy trong quên lãng / Bỏ gia đình và đất nước thương đau ,trích thơ Em Có Về Làng Xưa). Hai năm sau, vào cuối hè 1952, tôi nhận được 20 bản đặc biệt gửi dành riêng cho tác giả Lê Mộng Nguyên, do Nhà xuất bản Á CHÂU (Địa chỉ Nam Việt : 16, đường Barbé, Saigon) ấn hành (Giấy phép số 373/T.X.B. ngày 16 tháng 6/1952 của Nha Thông Tin Nam Việt). Trang bìa 1 có ảnh lớn của nữ ca sĩ Hương Thủy đã từng trình bày nhiều lần bài MC-TT của LMN trên Đài Phát Thanh HUẾ và ở trang Bìa 4 (sau) có bản liệt kê vài nhạc phẩm của tôi đã được Á CHÂU xuất bản như : Trăng Mờ Bên Suối, Hoàng Hoa Thôn, Nhớ Huế, Mỵ Châu Trọng Thủy (viết theo cung ré mineur, nhịp Tư 4/4 hay C, hành nhạc Lento espressivo), đoạn đầu diễn tả oan hồn MỴ CHÂU hiện lên rất mờ ảo sau khi bị cha già chém :

Chiều dần buông trong khói sương chiều vương
Ngày tàn mơ nhắc chi thêm buồn lòng ta…
Nhìn xem trăng lên vờn ánh sương ngà
Chàng nơi đâu, bóng chàng đâu ? Em mong chờ !
Hận một đời thôi từ nay giấc mơ xưa còn tìm đâu, bóng em phai mờ
…………………………………………………………
Paroles en français (Princesse MỴ CHÂU) :
Mon amour, c’est toi mon bonheur
Mon chagrin toujours et ma douleur
Ce soir, dans la clarté lunaire :
Où est-tu ? Où est-tu ? Dans la nuit !
Je chéris ton passé malgré ta trahison sans un adieu…
(à suivre)

LÊ MỘNG NGUYÊN Membre de l’Académie des Sciences d’Outre-mer, juriste et politologue, ancien avocat à la Cour de Paris, Auteur-Compositeur (Sociétaire de la SACEM-France)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét