Năm MÙI,
Nói Chuyện “ Người Dê “
Hồ Đinh
Trong ngôn ngữ Việt
Nam, tiếng DÊ được dùng để chỉ những chàng thích hảo ngọt, mỗi khi đối diện với
đàn bà con gái, nhất là người đẹp. Lúc đó mắt của các chàng tròn xoe và
lóng lánh như hai viên bi, còn tay chân thì quơ quào, múa may loạn xạ như con
bạch tuộc. Nhưng thật là bất công vì “ Người
và loài bạch tuộc “ thì chẳng hề hấn gì, trong khi con DÊ đâu có dính dáng
tới những chuyện bê bối của con người, lại bị các bà các cô căm ghét, dù thực
té từ trước tới nay, dê đã chân thành hiến tất cả thân thể của mình, trong đó
có món “ Ngọc Dương”, làm tăng cuộc
vui và niềm hạnh phúc cho họ.Bên Anh-Mỹ, dê cũng bị đem ra tế thần, qua các
thành ngữ không mấy thân thiện như ‘Wear goatces’, chỉ những ngưới có cằm đầy
râu, trông giống như chàng dê đực, ‘ To get one ‘s goat, really got my goat’
rất được thông dụng tại Mỹ, để chỉ sự bực tức, giận dữ, có xuất xứ từ câu
chuyện ngựa đua rất cần sự có mặt của một con dê, để làm cho ngựa bớt căng
thẳng và bình tĩnh hơn. Bởi vậy khi con dê bị đối phương đánh cắp, con ngựa đấu
trở nên sợ hãi và bị thua cuộc. Ngoài ra còn có ‘ Getting another man’s goat,
Don’t look down, thats what got my goat ..’ cũng mang những ý nghĩa hằn học,
bực mình. Nói chung trong những con vật gần gũi và thân cận với con người như
trâu bò, ngựa heo, chó mèo, gà vịt.. và dê.. thì con vật sau cùng bị người lánh
xa vì cho là dơ bẩn, dù ai cũng khoái các món ăn được chế biến từ dê như tái,
chả ba lớp, chạo, cari và độc đáo là ngọc dương tiêm thuốc bắc. Đó là chưa kể
dê trong tứ linh hội và sơn dương trùng do Từ Hy thái hậu sáng tạo trong đại
tiệc đãi các phái đoàn ngoại quốc tại Bắc Kinh năm 1874. Tức nước thì vở bờ, bị
đánh đập khinh khi, dê đã phản kháng lại :
“
dê nghe ngựa nói dê quá tệ,
liền
chạy ra vác mặt vênh râu
việc
dê thì dê biết
dê
nào có thiếu chi công trạng
nói
cho xứng đáng,há dễ cơ cầu.. ’ ’
(Lục
súc tranh công)
1-
DÊ Và HỌ HÀNG
Trong
các lần khảo cổ , người ta đã khai quật được nhiều di vật có khắc hình ảnh dê
trên đó như đồ dùng và các nông cụ. Ðiều này chứng tỏ dê đã xuất hiện và được
con người thuần dưỡng rất sớm. Tại Hy Lạp , Ấn Ðộ, Trung Hoa và nhiều nước Ðông
Á, đê được chọn làm con vật tế thần.Trong luận ngữ, Ðức Khổng và môn đệ là Tử
Cống đã tranh luận quanh vấn đề dùng dê làm vật tế trong lễ Cốc Sóc ngày Nguyên
Ðán. Dê cũng được chọn làm 12 con giáp trong việc làm lịch tính thời gian.
Hiện nay trên thế giới có khoảng 2 triệu loài, trong đó
dê thuộc bộ Artiodactila, có móng chẳn như bò trâu, hươu nai. Họ dê
(caprovinae) là loại gia súc nhỏ được thuần hóa từ thời kỳ đồ đá, do sự hợp
chủng của sơn dương (capra aegagerus) và linh dương (capra falconeri). Sừng dê
rổng cong về phía sau, cằm con đực có chùm râu dài và rậm, nên còn có mỹ danh
là sư phụ hay ông chủ có chòm râu dài. Dê leo trèo giỏi cũng như chạy nhanh
trên các sườn núi, đèo dốc nguy hiểm cheo leo mà con người khó đạt được . Tuổi
thọ dê từ 10-12 năm, riêng dê cái mỗi năm sinh hai lứa, mỗi lần 2 hay 3 con,
thời gian mang thai là 150 ngày.Dê ăn đủ thứ cây cỏ nhưng món ăn chính vẫn là
So đủa. Vấn đề này, hiện các nhà khoa học vẫn chưa tìm được nguyên nhân, dù ai
cũng đồng ý là so đủa có liên hệ tới khả năng sinh lý siêu phàm của dê đực, đã
được loài người bái phục và tôn làm sư phụ. Trung bình dê đực nặng 60 ký, còn
dê cái 50 ký, khi được 6 tháng. Hầu hết các bộ phận của dê đều được ăn cũng như
làm thuốc như thịt,tiết, gan, dạ dầy, ngọc dương... Theo các cổ thư thì thịt dê
có vị ngọt, tinh rất nóng nhưng không độc, có tác dụng tráng dương, bổ thận và
tinh huyết. Ðặc biệt bộ ngọc dương và bốn chân được dùng làm món tiềm trong bài
thuốc bắc tứ linh hội. Dê có tính ngang bướng nhưng không ù cạt như mọi người
tưởng. Nhiều nơi nhất là tại Trung Âu, Nam Mỹ,Ấn Ðộ.. dê được dùng để kéo xe và
chăn chiên. Tại VN, dê nhà gồm có dê nội địa, Ấn Ðộ và Mông Cổ
Riêng
họ hàng cũng như tương cận với dê thật đông đảo, ta thấy có dê sừng xoắn (capra
folconeri), dê nhà lùn Camerun (capra domestica), dê núi (capra Ibex
sibirica),cừu gồm cừu bờm (ammotragus lervia) và cừu rừng (Ovis Musimon), Linh
dương (oryx) gồm có linh dương Gazella,linh dương Canna,Linh dương Ấn Ðộ,,Linh
dương cao cổ, Linh dương tía, Linh dương đen,dê núi và sơn dương. Tại VN mới
đây đã phát hiện được các loài thú hiếm thuộc họ dê như sơn dương sừng dài hay
Sao La hoặc bò Vũ quang), hoảng khổng lồ và Nai chạy chậm hay là con Quang
Khem,tại rừng nguyên sinh Vũ Quang, thuộc Hà Tĩnh, Trung phần.
2-CHUYỆN
PHÒNG THE CỦA CON NGƯỜI :
Sách
Tố nử kinh thời Hoàng Ðế cổ Trung Hoa đã viết ‘ Âm dương là đạo tất thành của
lạc thú và khỏe mạnh, sẽ tăng tuổi thọ nếu theo đúng đạo ‘ Tóm lại con người
không thể thiếu việc điều hợp âm dương.Do trên những cảnh ‘trượng phu tuyệt
dương bất cử, nử nhân tuyệt âm bất hứng’ là điều đại bất hạnh. Ðể giải quyết,
người xưa đã tìm ra những kỳ dược ‘ thần phương khởi dương đạn ‘, giống như
viagra ngày nay. Y học Ðông Phương cổ cũng đã có nhiều thần dược để chữa trị
các chứng âm nuy, gọi tắt là sự bất lực của nam giới như cất lên không được,
lên mà không cứng hay là cứng mà không bền.. Thần dược có hai loại là mị dược,
giúp kéo dài , hoặc xoa hoặc uống như Hợp hoan tán là một trong năm loại có ghi
trên sách Phòng trung bí dược. Loại hai là bổ dược giống như toa Minh Mạng
thang.
Về
thức ăn để bổ thận tráng dương cũng có nhiều trong dưa giá, sò huyết, bồ câu,
chim sẽ, thịt bò,dê nhưng quan trọng vẫn là các bộ phận sinh dục của những con
vật có khả năng sinh lý mạnh. Rượu huyết chim sẽ có tác dụng cường dương như
sách Thái bình thánh huệ phương đã ghi, nên cũng được chọn là món ngự thiện.
Ðời vua Càn Long nhà Thanh có Nhị bảo với Cửu ngưu lưởng hổ thang, dùng tới 9
loại pín. Theo truyền thuyết Nhị bảo bị thất truyền khi Càn Long qua đời, nhưng
được Lý Liên Anh tìm được và nhờ nó mà ông ta đã khiến cho Từ Hy thái hậu phải
say mê, chết đứng. Bài thuốc gồm pín dê,hổ,khỉ, chó mực,bò, hải cẩu.. luyện với
nước óc thỏ và nhân sâm. Theo sách Nhật hoa tử bản thảo thì Dâm dương hoắc là
một kỳ dược. Gọi như vậy vì lá cây này dê rất thích ăn, có tác dụng làm ham
muốn . Ngoài ra còn có Nhục thung dung là một loại nấm, sinh sạn từ tinh khí của
ngựa đực, hay các loại Tuyết liên ba,Ba kích thiên,Thổ ty tử,sâm nhung, hải
cẩu,hải mã,hải sâm.Về nghệ thuật yêu đương, sách Tố nử kinh cũng có dạy chín tư
thế căn bản như long phiêu, hổ bộ,viên bác,thuyền phu,qui đằng,phượng tường,thỏ
suyết, ngư tiếp lân và hạc giao kinh.
Trong
tác phẩm ‘ giới tính thời tiền sử’ của Timothy Taylor, một giáo sư khảo cổ và
nhân chủng tại đại học Cambridge,Anh quốc, đã gây chấn động thế giới về những
chúng minh là người xưa rất sành điệu trong nghệ thuật phòng the từ hơn 5000
năm về trước, đã biết xử dụng những thứ thủ dâm như ngày nay theo cách thức của
loài linh trường, kể luôn chiếc bao cao su ngừa thai. Tại Ấn Ðộ kinh Kama Sutra
là sách nghệ thuật yêu đương xưa nhất của nhân loại, trong đó các chi tiết tự
do phóng khoáng của cổ nhân đã làm người đương thời phải sửng sốt và thán phục.
Thế nhưng trong sinh hoạt tình dục, chính tập tính của các loài động vật, mới
thể hiện bao điều kỳ lạ hấp dẫn dù là một cặp hay một lúc rất đông, làm cho con
người phải ngẩn ngơ và bái phục. Trường hợp của chàng dê đực mỗi sớm phải phục
vụ cho vài chục chị dê cái một cách nhẹ nhàng, lã lướt là một thí dụ chứng minh
‘ tình yêu là một lãnh vực quan trọng nhất của muôn loài’, biết yêu là khổ
nhưng không yêu thì lổ, câu chuyện về con ác phụ nhện cái hay ngựa trời nử
thường có hai cái càng to chắc, lớn xác hơn chàng, đã lạnh lùng trảm thủ tình
lang khi xong chuyện, cũng là một thí dụ về sự hy sinh cho tình yêu. Loài vật
còn thế thì trách làm chi con người.
3-NHỮNG
CHÀNG HỌ SỞ LỪNG DANH :
Ðọc
truyện Kiều, có đoạn tả cảnh lầu xanh như sau :
‘Giữa thì hương án hẳn
hoi
trên treo một tượng trắng đôi lông mày
lầu xanh quen thói xưa nay
nghề này thì lấy ông này tiên sư..
theo đó ta mới biết những nàng ca kỷ thờ
ông thần mày trắng hay còn gọi Bạch mi thần làm sư tổ, vậy ngài là ai ? Theo
Vân Hạc Lê văn Hòe dựa vào sách Dã Hoạch, cho biết các thanh lâu đều thờ bức
tranh thần Bạch Mi, mặt lớn râu dài nhưng không cho biết tên. Liên quan đến
việc này đã có nhiều tranh cải từ trước tới nay quanh các nhân vật trong lịch
sử Trung Hoa như Ðạo Chích, Quản Trọng và Lã động Tân.
Ðời
Minh, Thanh các nhà thổ khắp nước Tàu ở hai kinh đều thờ Bạch nhản thần hay Yêu
Thần. Do trên , người Tàu khi đã chưởi nhau bằng câu ‘ thứ lông mày trắng, mắt
đỏ’ là đã coi như bất cộng đái thiên, vô phương hàn gắn rồi. Các gái khi bán
thân cho nhà thổ, đều phải lạy thần này. Nhờ các sách còn lưu truyền như Vạn
lịch dã tiến biên, Như mộng lục, đã ghi Thành Khai Phong thời Minh, có Phú Lạc
Viên bên trong thờ thần Bạch Mi, mỗi tiết lễ đều có cuộc tấu nhạc do tất cả các
kỷ nữ giỏi đờn ca xướng hát thủ diễn, suốt thời gian dập dìu tài tử văn nhân
ngựa xe như nước đến ngâm thơ uống rượu và hưởng lạc. Ðiều này cũng đã được Bồ
tùng Linh chứng thực trong ‘ Liêu trai chí dị’.Tục trên xưa nay đã thành thông
lệ, ngoài việc cúng bái hằng ngày cầu tài, mỗi tháng tới ngày sóc vọng còn có
những ma thuật thần bí ghi trong sách ‘ Lưu Thanh nhật trát’ do Ðiền nghệ Hành
đời Minh viết như là phải dùng khăn lau mặt thần thì làm ăn mới đông khách và
hên hỷ. Theo sách Hoa tỏa chí thời xưa hay Vạn trai tỏa lục của Lý điều Nguyên
đời Thanh mới viết, thì Bạch Mi thần chính là Hồng Nhai tiên sinh, tên Linh
Luân , làm quan đời Hoàng Ðế bên Tàu, người đầu tiên đã làm ra nhạc luật , nhạc
khí , điều hòa bát âm ngủ luật.. như vậy bọn xướng ca thờ ông ta cũng là điều
hợp lý. Nhân vật thứ hai là Ðạo Chích thời Xuân Thu, từng lãnh đạo 9 ngàn đệ tử
nguyên là những kẻ tù tội, một thời tung hoàng miền bắc nước Tàu, nên bị gọi là
Ðạo Chích, có nghĩa như là kẻ cướp. Theo Trảm hồn truyện , Hồng lâu mộng và Tục
Kim bình mai .. thì Liễu Ðạo Chích mắt đỏ, lông mày trắng, mặt trùm khăn, đó là
sắc thần hay là thần sắc dục, di tích còn thấy tại Môn lâu của Lệ xuân viên,
một thời nổi tiếng tại Dương Châu. Một vị quan khác cũng được ghép là tổ sư
nghề trên, đó là Quản Trọng, mất năm 645 trước tây lịch, tướng quốc của Tề Hoàn
Công thời Chiến quốc, đã lập 700 nhà chứa đầu tiên bên Tàu, thu thuế dùng vào
việc binh, vì vậy kỷ nữ thờ ông như các sách Bính Chúc Lý Ðàm hay Duyệt Vi thảo
đường bút ký , viết đời Minh, Thanh đều có nói tới. Người cuối cùng là Lã động
Tân, một trong bát tiên, được dân gian từ thời nhà Tống về sau phong tặng cho
mỹ danh là Phong Lưu tiên tữ, rất được giới kỷ nử cầm ca ái mộ phụng thờ vì đã
chế ra được thần dược chuyên trị các bệnh hiểm nghèo cho các phụ nử làm nghề
bán hương hay vướng phải. Ðiều trên có ghi trong sách Thanh gia lục, cho biết
mỗi năm vào ngày 14-4, húy nhật Thuần Dương tiên Lã động Tân, kỷ nử khắp nơi tụ
về Lã tổ miếu cúng tế, bầy hoa đầy hai bên hành lang, nên gọi là Thần Tiên Hoa.
Ngoài ra cũng không thể không nhớ tới chàng Sở Khanh hào
hoa phong nhã như Nguyễn Du tiên sinh đã tả trong truyện Kiều :
‘ một chàng vừa trạc thanh xuân,
hình dong chải chuốt, aó khăn dịu dàng..
’ ’
Họ
Sở đã đem lời đường mật dụ dổ Vương Thúy Kiều trên bước đường cùng, khi bị Tú
Bà nhốt tại lầu Ngưng Bích vì không chịu tiếp khách, để lại tiếng xấu muôn đời.
Nhưng cũng không phải chỉ có một mình nàng Kiều, nhẹ dạ tin vào lời phỉnh gạt
của đàn ông lưu manh mà chuốt họa vào thân. Trước và sau nàng, đã có rất nhiều
nạn nhân khác không sao kể xiết, nhưng hai chàng Sở Khanh sau đây có thể kể như
lừng danh kim cổ
*BÀNH
CỬU
: Vào cuối đời Thiên Bảo nhà Ðường bên Tàu (742-756), Bành Nguyển làm mạc khách
trong dinh Tổng soái Hồ Bắc, có con là Bành Cửu, khôi ngô tuấn tú như Phan
An,Tống Ngọc , lại thêm ăn nói có duyên và lịch sự nhưng vì được cưng chiều quá
mức nên hư hỏng, mất nết. Năm 18 tuổi, Cửu theo mẹ về chơi quê ngoại, nhờ bộ mã
và giàu sang, nên được nhiều tiểu thư chết mệt vì mê đắm. Nhưng có một nàng con
gái tên Lã Nhi rất đẹp và làu thông kinh sử, tuy con nhà nghèo nhưng không hề
quan tâm tới hắn. Sự kiện này làm Bành để ý và quyết tâm chiếm cho được trái
tim người ngọc, nên nài nĩ và áp lực cha mẹ cưới cho được nàng. Thế rồi trong
thời gian đợi chờ hôn lễ, Bành xin ở lại và hằng ngày lân la tới nhà Lã Nhi,
dùng đủ mọi phương cách , ngon ngọt dụ dổ người con gái vốn nổi tiếng đoan
trang nhất vùng. Xưa nay, lửa gần rơm làm sao tránh cháy, nên một phần vì thấy
Bành trước sau gì cũng sẽ là chồng mình, hơn nữa nàng lại là một con nai tơ mới
lớn, làm sao chạy thoát được nanh vuốtt của một con hổ từng nổi tiếng ăn chơi
trác táng khắp kinh thành hoa lệ, cho nên đời con gái đã bị vùi dập trong một
phút lỡ lầm :
‘ tiếc thay một đoá trà mi
con ong đã mở đường đi lối về
một cơn mưa gió nặng nề
thương gì đến ngọc, tiếc gì đến hương ..
’ ’
(Kiều)
Xong
chuyện, sáng sớm hôm sau Bành liền quất ngựa truy phong về nhà tận Hồ Bắc và
chẳng bao giờ quay về xóm củ, khiến cho gia đình Lã Nhi phải nhiều lần nhờ bà
mai lên nhà hắn thôi thúc việc cưới hỏi nhưng Cửu trả lời là hắn còn nhỏ, đâu
có tính tới chuyện cưới vợ. Nhận được tin sét đánh trên, ba ngày sau chờ cha mẹ
ngủ, Lã Nhi viết một lá thư tuyệt mạng, tạ tội bất hiếu cùng song thân, rồi
thắt cổ tự vận, kết thúc một đời hoa bạc mệnh. Chưa hết, chỉ một thời gian ngắn
Bành lại tới Thành Ðô thăm một ông bác làm quan tại đây và lần này hắn lại dùng
tiền bạc và sự phong lưu của mình để dụ một tiểu thư khuê các tên Thúy Liên. Và
rồi cũng giống như lần trước, Thuý Liên đã không cưởng nổi ma lực của chàng
công tử nhà giàu, đẹp trai lại ăn nói rất duyên và bặt thiệp. Bi kịch xãy ra
sau đó và Bành lại quất ngựa truy phong tìm mối khác, báo hại nàng Thúy mòn mõi
đợi chờ với cái bào thai oan nghiệt, để tiếng xấu xa cho cha mẹ và cuộc đời.
Ngựa quen đường củ, Bành cứ ruổi dong trên con đường tìm phấn hương thênh thang
rộng mở với hàng chục nạn nhân khác. Người sau khi đọc chuyện này, chỉ còn biết
than trời trách đất nhưng không quên khen tài nghệ siêu phàm của một chàng họ
Sở ngoại hạng.
*J.
SANTENDER:
Cũng nổi tiếng là một sư tổ họ Sở ở phương tây, sinh tại vùng Cartagène, sát bờ
biển Méditerranée, Tây Ban Nha. J.Santender là con của một sĩ quan hải quân
thuộc quân đội Espanger thế kỷ XIX. Lúc này Tây Ban Nha là một đế quốc hùng
mạnh, có lãnh thổ bành trướng khắp Âu Châu, nên Santender được theo cha ngao du
khắp chốn. Năm 1890, lúc đó chàng Sở phương tây vừa tròn 21 tuổi, ghé bến
Marselle thuộc miền nam nước Pháp và rồi trong một lễ hội tình yêu ngaòi trời,
Santender làm quen được với một thiên kim tiểu thư, con của một Trung tá Pháp ,
tên là Monique Manilène vừa tròn 18 tuổi, xinh đẹp học thức. thuộc giới thượng
lưu bấy giờ. Rồi thì qua vài ngày giao du thân mật, trước những lời thề non hẹn
biển nhưng trên hết là cái ma lực mạnh khỏe đẹp trai hào hoa phong nhã của
chàng Sở, nên nàng đã cho chàng tấm thân đáng giá ngàn vàng, trong một chiếc
tàu hư đang nằm chờ sửa chửa trên bãi vắng. Và dĩ nhiên sau đó, chàng vội vã
mua ngay một cái vé tàu biển, bỏ mặc ông cha còn đang công tác, trón về nước,
mặc cho người đẹp đau khổ đợi chờ trong ngấn lệ. Mùa thu năm sau, Sở lại một
mình du lịch tới Bristol, Anh quốc, mặc sức ăn chơi trác táng nên cuối cùng
vướng phải chứng bệnh phong tình. Tại bệnh viện hắn lại lân la làm quen với một
cô y tá tên là Maria Leina nết na hiền đẹp, đã 25 tuổi nhưng không chịu lấy
chồng vì phải nuối nấng mẹ già đang bị nệnh nặng. Bởi vậy sau khi xuất viện, họ
Sở theo địa chỉ tìm đến nhà nàng, dùng đủ mọi mánh lới lấy lòng bà mẹ lẫn cô
con gái với bao nhiêu hứa hẹn. Rồi một đêm mưa gió, Santender giả bộ uống rượu
say để được ngủ lại nhà người đẹp và mò vào giường làm tan nát đời con gái đã
bao nhiêu năm giữ ngọc gìn vàng. Hôm sau họ Sở quất ngựa truy phong, khiến
Leina phải bỏ việc, lặn lội từ Anh sang Tây Ban Nha tìm tới nhà của Santender,
mới biết đó là địa chỉ ma. Hết Anh, Pháp lần này tên sở khanh quốc tế tới thành
Naples của nước Ý và vớ được một tiểu thư tên Lorentino mới 19 tuổi, con gái
một chủ nhân đại khách sạn nổi tiếng tại đây và cuộc tình kéo dài trọn năm tới
khi nàng vào bệnh viện sinh con, thì họ Sở bỏ trốn. Cuối cùng vào năm 1906, sau
16 năm tung hoành, Santender sa lưới pháp luật và bị tòa án Lisbonne xử 168 năm
tù về tội đã dụ dỗ và lường gạt 64 con gái, nhưng hắn chỉ thụ án 7 năm đã gục
chết trong tù.
4-CHUYỆN
NGƯỜI DÊ KHẮP NĂM CHÂU
:
Mấy
năm trước tại Honolulu có cuộc họp của quốc tế, bàn về chuyện DÊ của con người
qua các vấn đề liên quan tới kỹ nghệ tình dục, trong đó có VN xã nghĩa bán gái
qua Trung Cộng,Ðài Loan,Nam Hàn, Kampuchia, Thái Lan, Mã Lai, Nga Sô.. kể cả
Hoa Kỳ.. để làm vợ, làm điếm. Ðây là một thu nhập kếch xù của chính quyền và
con buôn mà nổi bật là tại Thái Lan, kỷ nghệ mãi dâm mỗi năm thu được từ 28-30
tỉ Bath, tương đương 15% GDP của nước này. Tại Indonesia, ngành mải dâm thu
nhập khoảng 3,3 tỉ đô la, tương đương 2,5 % GDP ngân sách nhà nước. Theo tài
liệu của Tổ chức lao động quốc tế thuộc LHQ(ILO), ngành mãi dâm hiện nay đã lên
tới cao điểm ở Châu Á, chỉ riêng Thái Lan và Phillipine đã có hơn nữa triệu phụ
nữ vì hoàn cảnh bị cuốn hút vào cuộc sống nhơ bẩn đoạ đầy. Họ bị bọn Mafia và
chính quyền toa rập chuyền tay khắp thế giới, từ Hải Nam, Ma Cau, Hồng Kông,
Nhật Bản, Nam Hàn , Ðài Loan qua tới tận trời trời tây, đất Mỹ.. qua muôn nghề,
muôn mặt như du học, du lịch, hôn nhân, thăm viếng gia đình nhưng mặt thật là
mãi dâm có ký giao kèo. Theo báo cáo của các thanh tra quốc tế, thì năm 2002 có
130.000 phụ nử Thái,Phi,Trung Cộng,Kampuchia.. bán sang Âu Châu và Úc, để hành
nghề. Giá chính thức một kỷ nử phải trả vào khoảng 7000 đô la nhưng nạn nhân bị
buộc phải thanh toán cho trùm ba lần số tiền trên. Ngược lại có nhiều phụ nử
Miến Ðiện, Trung Cộng, Lào.. tới Thái Lan làm ăn, đặc biệt đường Soi-3, khu
Sukhumvit ở Bangkok lại là lãnh địa của chỉ em ta thuộc phe Nga và Ðông Âu.
Riêng Ấn Ðộ dẫn đầu thế giới với 1,5 gái Mãi dâm.
Năm
Mùi, nói chuyện dê cũng nên dạo chơi một vòng để biết người hay là dê làm bậy.
-XEM PÊ-ÐÊ THÁI DIỄN TIFFANI SHOW : Ðó là những gã đực rựa thứ thiệt nhưng sau khi phẩu thuật, biến thành
những nhan sắc cá lặn chim sa, khiến cho phụ nử thứ thiệt nhìn tới cũng phải
kinh hồn Thái Lan là vùng đất đầy mâu thuẩn, tuyệt đại dân Thái sùng đạo Phật,
đâu đâu cũng có sự hiện diện của chùa chiền sư sãi nhưng đồng thời cũng là chốn
ăn chơi sa đọa khét tiếng giang hồ, khiến cho Âu Mỹ cũng chào thua. Tới Bangkok là
phải tới Sex show đèn xanh đèn đỏ Patpong, Massage Parlour và nhiều khu Pê-dê
biểu diễn show Tiffani.. Tại Pataya, một thành phố nổi tiếng ăn chơi nằm bên
vịnhThái Lan, trước là trung tâm nghĩ mát dành cho quân đội Hoa Kỳ (Resr &
Recreation ố RR) trong thập niên 60-70. Hiện nay nơi này khét tiếng với các
chương trình du lịch 3S (Sun-Sand-Sex), có hai nhà hát dành cho các Pê-đê biểu
diễn là Tiffani và Alcazar. Tiffani dành cho khán giả và dân chơi Á Ðông đến từ
Trung Cộng, Ðài Loan,Nhật Bản,Nam Hàn, còn Alcazar là các show mang tính chất
tây phương, nhưng dù nơi nào cũng thế, các biểu quảng cáo hay chương trình đều
mang ba thứ tiếng Anh, Trung Hoa và Nhật Bản. Trong nhà hát Tiffani trang trí
cực kỳ mỹ thuật, mặc dù chỉ có chừng 200 ghế. Theo các du khách khán giả, thì
các Pê Ðê đến đây chỉ có nhiệm vụ khoe ngực,đùi và khuông mặt duyên dáng để câu
khách mà thôi, vì chương trình ca nhạc đã có kỹ thuật play back dàn dựng. Các
Pê Ðê Thái ăn mặc hở hang, để hở ngực đùi , hấp dẫn không thua gì đồ thiệt. Ðây
là loại Show tạp lục, từ các bài hát nổi tiếng bẳng Hoa,Nhật hay Anh Ngữ, các
đoạn phim Tàu Hồng Kông, hài kịch và màn Pê Ðê từ trên sân khấu xuống ôm hôn
thắm thiết nam khán giả để chài tiền.
Nhưng
cao điểm vẫn là chợ tình Pê Ðê sau khi vãn hát, diễn ra trước quảng trường. Tại
đây Pê đê bằng xương thịt tiếp xúc với du khách,khán giả và kẻ mộ điệu qua các
màn chụp hình lưu niệm và có thể về khách sạn, để hai bên thỏa tình giao lưu
văn hóa trên giường. Theo báo chí Thái, các pê đê Xiêm đã giải phẩu thẩm mỹ để
sữa toàn bộ từ mắt,mũi,mặt, môi miệng. Phải cấy silicon cho ngực to và căng lên
tạo hấp dẫn trong các màn sex nhưng quan trọng nhất là phải thiến để thành hoạn
quan, không râu, thân thể thon eo để có thể diện được những bộ trang phục bó
sát gợi tình. Tuy nhiên sữa gì cũng được, ngoại trừ quả táo Adam nhô ra trước
cổ họng, cũng như giọng nói dù họ đã đổi giống. Do trên Pê đê chỉ cười. Tóm lại
đây cũng chỉ là những con thiêu thân , sống đời phù du , không biết đâu mà mò
trong một thế giới mất bình thường chung qui cũng vẫn vì tiền.
*THỜ
PHỤNG NGHỆ THUẬT YÊU ÐƯƠNG TẠI ẤN ÐỘ :
Nhắc
tới Ấn Ðộ, không ai không biết tới cuốn sách cổ Kama Sutra của Vavayayana, viết
hơn 1600 năm về trước, có nội dung tổng hợp mọi kinh nghệm yêu đương, theo tinh
thần triết lý sâu sắc của Ấn Giáo. Ðây không phải là một công cụ để thỏa mãn
tình dục, mà là một phương pháp giúp con người làm quen được với các nguyên lý
thực sự của khoa học , bảo tồn được đạo hạnh (Pharma), vật chất ( Antha) và sự
khoái lạc (Kama),làm chủ được mình. Theo các chuyên gia về Ấn Học, thì việc
người Ấn tôn thờ tình dục đã có từ thời xưa, qua quan niệm của đạo Bà La Môn
cho rằng quá trình tạo dựng vũ trụ, chính là kết tinh của các cuộc hôn phối
giữa nam nử thần linh. Riêng sự thờ cúng chuyện ái ân lại là một mục đích tối
thượng để thức nhận bản thể thần linh nơi vạn vật, cứu rỗi chúng sinh miền hạ
giới. Và tất cả các tinh hoa của đạo thuyết trên , đã được xây dựng trong 20
ngôi đền tình yêu tại Khadjuraho, miền đông bắc bang Madhya Pradesh, Ấn Ðộ. Tất
cả đền đài ở đay từ trong ra ngoài, đều giống nhau ở chổ dù là những bức phù
điệu hay tượng, đều ở trong tư thế ái ân nồng cháy, rực lửa, trong phong cách
điêu luyện thoải mái mà ngay người đương thời vẫn ngơ ngác, thán phục. Nhưng kỳ
vỷ hơn hết vẫn là đền thờ tựợng thần đa tình Shiva. Ðền này cao tới 35,5 m,
được xây dựng từ năm 1025 tới năm 1050 mới xong. Trong đền có 872 tượng và phù
điệu, cao trên 1m, trình bày chung một đề tài về chuyện yêu đương của các nam
thần nử thánh, hầu như ai cũng muốn dùng đôi tay và tư thế để đạt tới tột tỉnh
của nghệ thuật Kama-Sutra.Góp phần tạo nên những công trình tuyệt mỹ và độc đáo
trên, còn có bộ sách Silpashatra của nhà hiền triết Manasara viết sau đó vào
cuối thế kỷ 1 trước tây lịch. Thăm các đền đài mà đâu đâu cũng toàn là cảnh
giao hoan nồng cháy, dù thực sự đây cũng chỉ là những hình tượng được tạc từ
các tảng đá sù sì, nhưng hình như có hồn, đã khiến cho người sống cũng ngẩn ngơ
ngây ngất với niềm vui trần thế của thánh thần, dù ý đẹp là chỉ muốn qua hành
động, để nhắn gửi với hậu thế lời mời gọi lên cõi niết bàn ( Moksha), qua các
pho tượng cùng những bức phù điệu đầy quyến rũ. Nhưng nói là một chuyện còn
nghĩ khác cũng là một chuyện, cho nên cũng đừng lạ khi ngày nay người ta đã cho
rằng cảnh mây mưa tạc trên vách đền, chỉ theo một mục đích duy nhất đầy thế
tục, đó là mượn sự phô trương nhan sắc và thể xác của các nử tu, đặng lôi cuốn
khách thập phương mà thôi. Chính cái lý do này mà chỉ trong vòng một thế kỷ ,
người Ấn đã dựng lên được nhiều đền đài kỳ vỷ, tại một vùng rừng núi nghèo nàn
thưa dân, của vương quốc nhỏ bé Bnadelkhan lúc đó.
*KHÁM NGHIỆM TRINH TIẾT, CỔ TỤC DÃ MAN VẪN CÒN TẠI NAM PHI :
Hàng năm cứ đến ngày
Hlola, một lễ hội trọng đại của bộ tộc Zulu ở Nam Phi, có mục đích khám nghiệm
trinh tiết các cô gái đến tuổi dậy thì. Ðây là một cổ tục dã man nhưng vẫn cứ
tồn tại đến hôm nay. Từ sáng sớm, tất cả các cô gái đều ăn mặc đẹp đẽ để đi
trẩy hội, trong lúc chờ đợi,họ chia thành từng nhóm nhỏ ca hát nhảy múa vui vẽ,
nhưng thật ra nơi thâm tâm của mọi người cũng buồn vui lẫn lộn. Ðịa điểm hành
lễ thường được dựng lên ở một cánh đồng và đây không phải là lần đầu một cô gái
17 tuổi bị khám, mà họ đã qua nhiều đợt từ khi mới lên tuổi 13, cũng vì vậy mà
họ rất bình tĩnh, ngoại trừ ai dó đã ăn vụng hay bị xui xẽo. Trong lễ hội này,
ngoài các cô gái đang tuổi xuân thì, còn có cả những phụ nữ chưa chồng luống
tuổi, cũng phải đi khám như gái tơ. Theo tường thuât, thì các thí sinh mỗi
người một chiếu và giám khảo thì có tới ba bà già . Sau đó, nếu thí sinh nào
trúng tuyển thì được người khám nghiệm vổ vào đùi và đánh dấu trên trán bằng
một thứ bột trắng, để họ tới nhận giấy trinh tiết. Từ tháng 6-2000, tổ chức ANC
của các bộ tộc sống tại Nam Phi đã tranh cải rất nhiều về cổ tục khám nghiệm
trinh tiết. Chính tổng thống nước này là Mbeki cũng tế nhị tuyên bố ‘ Hlola là
một tập tục lâu đời của bộ tộc Zulu nhưng trong một xã hội văn minh hiện đại,
ta có nên chấp nhận một phương thức khám nghiệm trinh tiết phụ nử thiếu khoa
học và lạc hậu như hiện tại ?’Riêng phe chống đối thì cho rằng làm như vậy là
không tôn trọng nhân cách và tự do cá nhân của con người, tạo ra sự đùa bởn vô
duyên, vô trách nhiệm của đám thanh niên, hơn nữa Nam Phi hiện nay chưa có các
công trình khám nghiệm màn trinh được đánh giá là có khoa học, còn kinh nghiệm
của các bà già thì lạc hậu và trên hết sự mất trinh của một cô gái đâu hẳn là
do bị giao hợp nam nử, mà còn có nhiều nguyên nhân vật lývà sự xui xẽo. Cũng
may các nước văn minh kể cả VN xã nghĩa chẳng có lệnh này, nếu không các bác sỷ
tha hồ hốt nhờ dịch vụ vá liền lại những chổ rách đáng giá ngàn vàng.
*TRẨM
PHONG DỤC TRONG NHÀ HÀNG NHẬT BẢN :
Nghề này đã có từ khuya ở nước Tàu, gọi là Bình phong dục
hay Trẩm phong dục, người con gái khỏa thân nằm yên bất động như khúc gổ làm
chiếc gối, để bọn đàn ông con trai gác tay chân khi đánh bài hay nằm hút thuốc
phiện. So
với một Geisha bên Nhật, một Bình phong dục của Tàu bị nhục nhã và hành hạ gấp
nhiều lần vì họ là nơi để các tay chơi đấm đá và phóng uế cũng như trút giận
khi bị thua bạc. Theo các tài liệu sử học, thì môn chơi này đã xuất hiện từ
thời nhà Tống, sau đó bị mai một mãi tới thời nhà Minh mới phát triển trở lại.
Hiện nay nghề Bình phong dục vẫn còn tại nhiều sòng bạc, tiệm hút ở Ðài Loan,
Hồng Kông, Ma Cau. Riêng nghê Trẩm phong dục trong các nhà hàng Nhật Bản thì
các Geisha bị bắt buộc phải nằm liền bất động trong mấy giờ liên tục, toàn thân
không một mảnh vải và biến thành một cái bàn ăn với vô số các thức ăn sống và
rượu saké. Tại Nhật, lối ăn uống này được coi như là một truyền thống được phép
hẳn hoi gọi là Nyotaimori, các bàn người phải là gái trinh dù cũng gọi chung là
kỹ nữ hay Geisha và món ăn thì gọi là Sushi toàn đồ biển sống như
cá,mực,tôm,rong biển. Ðể được hưởng thụ cảnh này, khách chơi phải chi nhiều
ngàn yen cho nhà hàng về tiền mướn cái bàn thịt, hay còn gọi là cái mâm sống,
bằng thân thể của các cô gái Yukiko bất động, để mặc cho khách hàng gắp cá tôm
mực, rau dưa, rong biển.. được bày khắp nơi từ cổ, ngực,vai,bụng,đùi.. kể cả
hang Pắc Pó. Geisha là một nghề truyền thống có từ thời xa xưa trong xã hội
Nhật, mẹ truyền con nối. Riêng môn Nyotaimori cũng đã có từ lâu nhưng thuở đó
chỉ nhắm vào việc phục vụ nghệ thuật thư họa hay là các nghi lễ đạo trà. Nghi
thức xưa cho phép họa sĩ hay trà giả có quyền vẽ hoặc đề thơ trên thân thể
Gsisha nhưng tuyệt đối cấm sờ mó hay làm nhục họ. Từ khoảng 100 năm trở lại.
môn chơi này biến thái và trở thành thú chơi nhục dục trong các quán nhậu,tiệm
rượu, phục vụ cho bọn nhà giàu và đám Yazuka(Mafia Nhật). Nghề làm mâm sống
hiện nay được trả lương cao tại Nhật, 1 giờ do chủ ấn định khoảng 60 đôla
US(2000 yens), đó là chưa nói tới tiền hoa hồng hậu hỹ nếu mâm sống biết cách
phục vụ tốt cho khách hàng vui. Theo báo chí Nhật, thì đa số mâm sống xuát thân
từ những cô gái đẹp và có học, họ vì cần tiền để trang trải học phí hay nhu cầu
tiêu xài. Làm nghề này thật khó và đủ nghị lực chịu đựng mới kham nổi cái nhục
nhằn của kiếp người mà trời bắt phải lận đận do nghiệp quả vô thường.
Tóm lại không phải tư dưng mà các bậc
hiền triết xưa chọn con dê để làm đầu đề nhiều câu chuyện triết lý. Các điển
tích trong kho tàng ngôn ngữ Trung quốc như dương trường, dương xa,ngủ dương
bì,dê kỳ lộ,vọng dương bổ lao,dữ hổ mưu bì.. cho tới chiến pháp thuận thủ khiên
dương trong tam thập lục kế, cho thấy người xưa rất thâm sâu trong tư tưởng,
thiệt giả xấu tốt tuỳ theo cách nghĩ và mặt thật của con người, giống như câu
chuyện người bán thịt dê từ chối bổng lộc và địa vị của vua ban vì thấy mình
không xứng đáng để hưởng nhận. Chuyện dê thì dê biết, cách trả lời nghiêm minh
trong câu chuyện lục súc tranh công của VN, phần nào nói lên được cái xấu của
con người, nhất là trong lãnh vực tình ái, hưởng hết lạc thú rồi bắt dê chịu.
-/-
TÀI
LIỆU THAM KHẢO
:
Theo Science,Vie và Natonal Geographie.
Thế giới động vật của Diệu Ðại Quan
Bách khoa minh họa Ðộng vật của
V.J.Stanek
Marie Clair và FHN 7-2002
Culture 1-2002
Asia-Inc
Xóm Cồn Hạ Uy Di
Chạp 2014
Hồ
Ðinh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét