Một Đời Tìm Kiếm
Mục Tiêu Cuộc Sống
Người ta không sợ lầm lẫn khi qủa quyết rằng: đời sống con người là một cuộc tìm kiếm!
Sự tìm kiếm đó của con người được bày tỏ trong tính cách dự phóng của mình.
Là một
hữu thể đặc biệt mà cuộc sống được phối hợp giữa ba thành
tố:qúa khứ, hiện tại và tương lai. Sự kết hợp diệu kỳ ấy đã
làm nên cuộc sống đầy kỳ thú và nghĩa lý của con người.
Thực vậy, con người không những chỉ sống cho giay phút hiện tại
mà thôi, con người còn thường lại vảng trở về qúa khứ để
giải thích cho những gì đang hình thành trong hiện tại. Nhờ
đặt nền tảng vào qúa khứ, toàn nhà nhân sinh của con người như
được nâng đỡ bởi một nền tảng của qúa khứ, nhờ qúa khứ, con
người biết mình từ đâu đến, vững tâm được gốc cội ngọn người
của mình, đồng thời phóng mình vào tương lai để
dự phóng cho những gì đang thành tựu trong hiện tại. Nếu qúa
khứ hiến dâng cho con người một bối cảnh, một nền tảng, một
nơi nương tựa, một cái gọi là nhà để lui về, thì tương lai
cống hiến cho con người ánh sáng soi chiếu quảng đường đang đi
tới, đồng thời đảm bảo cho giây phút hiện tại, thực chất công
việc của mình. Bởi vì sống đối với con người là một sáng
tạo không ngừng, mà sáng tạo cần dự phóng vào tương lai. Dự
phóng và sáng tạo là hai nhân tố làm cho cuợc sống con người
trở nên tươi sáng, an vui và có lý do để sống. Dự
phóng(projection) và sáng tạo(creation) bắt con người phải đi
tìm kiếm, mà việc tìm kiếm thứ nhất của con người chính là
đi tìm
kiếm chính mình trong nhãn quan của những tư duy chất vấn: con
người tự hỏi mình là ai?
Đâu là gía trị của mình trên cõi đời nầy?
Đâu là những nức thang gía trị?
Nhưng câu
hỏi tối hậu phải là câu hỏi: tại sao con người lại đi tìm
kiếm gía trị? Nói cách khác, con người có thể sống hạnh phúc
sung sướng và bình an mà không cần tìm kiếm gía trị không?
Con người
đi tìm gía trị, vì chính con người là một gía trị, đi tìm
giá trị tức là con người muốn tự lượng định thân mình coi thử
mình có gía ti gì không? Mình có đến nỗi bị hư hỏng {bị mất
gía trị,vô gía trị lắm không). Không có sự so sánh đối chiếu
nầy, cuộc sống con người bắt đầu trở nên vô vị!
Con Người và Những Nức Thang Gía Trị
Trong số các
tạo vật dưới vòm trời, con người được coi là một hữu thể đặc
biệt, đặc biệt vì có hồn thiêng và trí tuệ. Với hồn thiêng,
con người có khả thể mơ ước thần linh! Nhờ có lý trí, con
người biết tư duy, lý giải những bí mật của vũ trụ bao la đang
vây phủ lấy con người! Chính nhờ tri thức tương đối, con người
vươn mình lên biên giới của tri thức tuyệt đối, để chất vấn,
để thách đố và đối diện với những vấn nạn liên quan đến
Thượng Đế! Con người vì thế được gọi là "Nhân linh ư vạn vật"!
Trong lúc các tạo vật khác chỉ biết sống theo cái bản năng
phú bẩm tiềm tàng trong bản chất tự nhiên của
chúng, chỉ có con người, và con người thôi mới có thể siêu
việt trên thiên nhiên và chế ngự được cả thiên nhiên. Cái cao cả
của con người, tuy đang bị vũ trụ bao la vây phủ, ý thức được
sự kiện mình đang bị đề bẹp bởi vũ trụ, trong khi đó, vũ tru
bao la chẳng nhận biết ra chính mình. Con người không những chỉ
nhận ra được chỗ đứng của mình trong vũ trụ, mà còn vươn tới
sự hiểu biết về nguyên nhân tác thành nên vũ trụ. Tuy là một
tạo vật thật bé nhỏ, hay nói theo ngôn từ của nhà tư tưởng
Pascal, con người chỉ là một cây sậy khẳng khiu, nhưng là một
cây sậy biết suy tư( Pascal, Les Penseés). Nhờ ở nét suy tư độc
đáo nầy, con người đã làm chủ được vũ trụ bằng cách
đặt vũ trụ vào cái thế giới đối tượng của tiến trình tư
tưởng.
Từ cái ưu
thế có hồn thiêng và tri thức, con người trở thành triều thiên
của vũ trụ được Thượng Đế tạo dựng. Tuy được ưu thế đứng cao
trên vòm trời chót vót của tri thức, con người phải dấn thân
trong vũ trụ vói một số kiếp hẫm hiu hơn các tạo vật khác:
đối diện với một cái gì đó đang giang dở, chưa hoàn thiện. Con
người vì thế suốt cuộc đời không ngừng đi tìm kiếm. Bởi vì
con người hơn các tạo vật khác nhờ có linh hồn và tri thức,
cho nên con người cũng phải đương đầu với nhiều nước mắt khổ
đau hơn các tạo vật khác. Được cấu tạo hai yếu tố linh thiêng
và vật chất, cho nên con người mang trong mình hai cuộc
sống, hai vận mệnh: một cuộc sống thể chất, và một cuộc
sống thuộc về thần linh. Con người được mô tả có chân đạp trái
đất, nhưng lại có đầu đội trời cao: một đàng con người phải
lấp đầy những đòi hỏi của phần vật chất, đàng khác, thần
linh mời gọi con người phải siêu việt trên vật chất để hướng
vọng về trời cao, quê hương của thần linh.Nỗi khổ đau của con
người là sự giằng co, tranh chấp giữa hai biên giới thần-nhân.
Con người một đàng nghe theo tiếng gọi trái đất, nhưng đàng
khác, không được quên lời mời gọi của trời cao, nếu con người
muốn sống đầy đủ ý nghĩa cuộc nhân sinh có ý nghĩs cao cả.
Qua cuộc
sống trần gian, con người không những lo chu toàn nghĩa vụ với
thân xác thuộc thế giới vật chất , nhưng cũng phải chu toàn
nghĩa vụ đối với linh hồn. Vật chất, linh thiêng, trần gian và
thần linh vốn mang bản chất trái ngược, nếu không muốn nói là
thù nghịch, mâu thuẫn. Huyền nhiệm của con người tìm thấy trong
cái hiện thể nghịch lý mâu thuẫn đó. Con người tự mang trong
bản chất của mình một mâu thuẫn to lớn. Định mệnh con người
là sống làm sao để dung hòa sự mâu thuẫn ấy. Trên kia có lần
nói tới biện chứng pháp của Hegel, theo đó mọi hữu thể đều
mang trong mình sự mâu thuẫn nội tại. Muốn có sự thăng tiến,
mội hiện hữu
phải tự chối bỏ chính bản thân hiện tại để vươn tới một thực
trạng khác cao cả toàn vẹn hơn, và cứ như thế toàn thể vũ tụ
thăng tiến, xoay vần không ngừng. Áp dụng nguyên tác biện chứng
pháp trên vào hiện thực của con người, thì qủa thực mỗi sinh
linh mang theo trong mình một mâu thuẫn lớn lao là tự chối bỏ
chính mình, nếu muốn vươn lên, muốn siêu việt hóa, thăng hóa lên,
bay cao hơn lên trong sự toàn thiện. Đời người , vì thế là một
cố gắng không ngừng để siêu việt hóa, để thăng hóa. Muốn tiến
nhanh trên đường siêu việt hóa và thăng hóa, con người không bao
giờ có thể ngừng lại, toại nguyện trong cuộc tìm kiếm
Chân-Thiện-Mỹ.
Một hình
ảnh đơn sơ hy vọng sẽ làm sáng tỏ những đều vừa phát biểu
trên về thực tại con người không bao giờ yên nghĩ, mà luôn luôn
phải lên đường hành trình tìm kiếm: Con sư tử hay con cọp, sau
khi lao lư vất vả đi kiếm mồi, một khi tìm được con mồi rồi,
chúng say sưa với miếng mồi và rồi quyên hết mọi sự .Một khi
đã say mồi, con vật cảm thấy thỏa mãn, chúng yên nghĩ vui thú,
quên đi tất cả! Chúng sẽ ngũ ngon yên giấc dưới ánh sao mờ bên
bờ suối! Có thế thôi, tất cả chấm tậm, an bình, thỏa thích…
Loài
người không như thế, trái lại, sau một đời tìm kiếm, sau khi
chiếm hữu được những gì thèm khát mong muốn, sau khi thỏa mãn
những gì trái tim mong đợi, con người không an nghĩ trong yên
bình, nhưng con người bắt đầu tư duy, thổn thức, mưu toan sắp
đặt, bày biện kế hoặch cho những gì chưa có. Tại sao con người
không bao giờ an nghĩ, thỏa mãn, sung sướng hoàn toàn? Thưa vì
con người có bản chất suy tư, sống được định nghĩa là suy tư,
mà suy tư là đi tìm kiếm. Bao lâu con người hết suy tư, hết mơ
mông, hết dự phóng về tương lai, hết tìm kiếm, con người cũng
hết thú vị làm người. Sống không mơ, không dự phóng là như đã
chết! Nhưng con
người mơ ước những gì?
Hãy hỏi con người suốt trên giòng sử đông tây, kim cổ, xem con người đi tìm kiếm những gì?
Phải chăng đối tượng tìm kiếm của con người được thâu trọn trong hai chữ Hạnh-Phúc ?
Con Người và Vấn Đề Hạnh Phúc
Cụm từ
"hạnh-phúc" nghe thật xưa, xưa như biến cố xuất hiện của con
người trên trái đất, nhưng chúng ta không thể không bàn tới, bởi
vì đó lại là chính vấn đề then chốt của con người, nó đã,
đang và sẽ muôn đời là vấn đề của con người. Không thể hiểu
được con người mà không thấu đáo ý nghĩa của hai chữ hạnh
phúc!
Hạnh
phúc, vấn đề độc đáo của con người, vì thế nó đã làm hao
tổn biết bao bút mực, làm nhức nhối biết bao trái tim, đã gây
băn khoăn cho bao nhiêu đầu óc miệt mài suy nghĩ! Nhưng hai chữ
hạnh phúc vẫn mãi mãi môn đời ám ảnh con người sống trên dương
thế! Bao lâu còn có con người sống trên đời, bấy lâu người ta
còn băn khoăn khác khoải vì hai chữ hạnh phúc! Hạnh-phúc và
con người bám sát, quấn quít lấy nhau, ôm ấp ràng buộc vào
nhau như một định mệnh bất khả chia lìa tựa như hình với bóng.
Con người mong ước những gì? Mơ mộng những gì? Tìm kiếm gì trên cõi đời nầy?
Câu hỏi
mới nghe ra như viễn vông phi lý nhưng nếu xét cho kỹ đó cũng
là câu hỏi căn bản mà con người thỉnh nên tự đặt ra cho chính
mìng. Bởi vì một khi con người không còn biết mình tìm kiếm
hoặc mơ ước gì nữa, cuộc sống vũng bổng dưng trở thành vô
nghĩa lý hoặc thừa thãi!
Thực ra
ước mơ của con người trên đời vô cùng phức tạp, mỗi con người
có một thứ mơ ước riêng tư không mơ ước của ai giống ai.Có muôn
vàn thứ ước mơ, nhưng nếu gom góp ước mơ của con người trên thế
gian nầy lại, từ cổ chí kim, từ đông sang tây, từ nam chí bắc,
ước của của nhân loại có lẽ chỉ thu tóm vào một thứ duy
nhất thôi: tức là con người ước mơ được sống hạnh phúc, tránh
các thứ khổ đau sầu muộn! Thực vậy, sinh vào đời, mang số
kiếp người, sống thân phận làm người giữa cuộc đời, con người
không mong gì hơn là sống sung sướng hạnh phúc, thoát đau khổ!
Nhưng đáng
buồn thay! Giấc mơ hạnh phúc không êm đềm như giòng sông thu!
Càng sống lâu trong cuộc đời, càng có nhiều kinh n ghiệm về
cuộc sống, con người cảm nghiệm nhiều khổ đau hơn hạnh phúc.
Con người càng kiếm tìm hạnh phúc, hạnh phúc càng tung cánh
cao bay biền biệt! Thay vì chiếm đoạt được hạnh phúc như một
sở hữu đặc thù của mình, con người pải luôn luôn đối diện với
thực tế đau khổ. Không thể có hạnh phúc mà không cảm nghiệm
đau khổ! Cũng như người đi hái hoa hồng, phải đương đầu với gai
gốc của loài hồng, vì không có bông hồng nào mà không có gai
nhọn bao bọc chung quanh. hạnh phúc và đau khổ vì thế quấn
quít lẫn nhau, ôm
ấp lấy nhau và bao hàm lẫng trong nhau. Nói cách khác, khổ đau
và hạnh phúc, niềm vui và nước mắt là hai mặt của thực tại
cuộc nhân sinh! Còn hơn thế nữa, khổ đau định nghĩa cuộc sống
con người! Hai chữ khổ đau đã trở nên đồng nghĩa với số kiếp
người! Khổ đau đã trở thành đề tài vô tận trong kho tàng văn
chương nhân loại, đã khơi nguồn phong phú cho triết lý và đạo học
của loài người!
Nói về cuộc đời khổ sầu, Thi sĩ Chế lan Viên đặt bút viết những câu thơ bất hủ:
" Tôi có chờ đâu, có đợi đâu Đem chi xuân đến, gợi thêm sầu!
Với tôi tất cả như vô nghĩa
tất cả không ngoài nghĩa khổ đau!
Ai đâu trở lại mùa thu trước,
nhặt lấy cho tôi những lá vàng,
với của hoa tươi muôn cánh rã,
về đây đem chắn nỗi thu sang"!
Mùa xuân
tượng trưng cho niềm vui và là biểu tượng của hạnh phúc, nhưng
ai đã từng nếm mùi vị của hương xuân, đã từng thưởng thức
hương xuân chắc cũng đồng ý với thi nhân về cái chóng tàn dối
trá cuả mùa xuân trần thế. Cái mà hôm nay ta trông ngóng đợi
chờ, thì ngày mai nó đã phai mầu, đã tàn lụi, dã từ ta ra đi
lặng lẽ dưới sự chèn ép não nề của thời gian. Niềm hy vọng ,
vì thế đã biến thành ảo vọng.
Nói về đời người như gắn liền với khổ đau, ngạn ngữ Pháp có câu:
"Con người là kẻ học nghề: mà thầy là nỗi âu sầu đớn đau!
Không ai hiểu nổi mình đâu!
nếu chưa nếm những giọt sầu đắng cay!
Nếu muốn
biết cuộc đời con người sung sướng và khổ đau chênh lệch mực
nào, ta thử đem lên cân đo xem nặng nhẹ thế nào: ta sẽ ngạc
nhiên thấy "cuộc đời niềm vui chỉ có hai chục mà nỗi khổ sầu
đến tám muơi"!
Bàn về
thực chất đau khổ cuộc đời, Đức Phật Thích Ca đã không ngần
ngại kết luận:" Đời là bể khổ ", " Nước mắt của chúng sinh
nơi trần thế góp lại thành tứ hải đại dương". Triết lý nhà
Phật, từ đó đã xây dựng trên tiêu đề của khổ đau: đời là đau
khổ, và đau khổ cuộc khởi nguyên từ bốn nguồn gốc gọi tà "tứ
khổ", tức là : "Sinh, Lão, Bệnh, Tử": con người khổ vì phải
sinh ra trên cõi đời, trở nên gìa nua tuổi tác là nguồn sinh ra
khổ , bệnh tật là khổ và , cuối cùng, chết là cái khổ to
lớn khó vã hồi. Tử tiền đề khổ ầy, Đức Phật đã dày công
tìm kiếm phương phaáp cho nhân trần trốn thoát khổ đau,
phương pháp thoát khổ ấy là diệt dục, vì dục là căn nguyên
của "Tứ Khổ"!
Phương
pháp diệt dục thoát khổ của đạo Phật đã xuất hiện trên thế
giới trên bốn nghìn năm, nhưng con người vẫn tiếp tục sống khổ
đau, nước mắt nhân loại vẫn ngấn chảy dài trên số kiếp người.
Những học thuyết, những triết lý mới khác lại ra đời đối
diện với khổ đau của con nhân loại!
Vấn đề
được dặt ra nơi đây không phải là tìm giải quyết vấn đề đau
khổ nhưng là tìm xem liệu con người có thể sống hạnh phúc sung
sướng trên trần gian nầy chăng?
Tại sao con người lại khát mong hạnh phúc?
Phải chăng
hạnh phúc chỉ là một ảo mộng? Hay nói khác đi, phải chăng khi
đặt khát vọng hạnh phúc trong tâm hồn nhân loại, Thượng-Đế đã
đánh lừa con người, để suốt đời chạy đuổi theo một bong ma hư ảo?
Tại sao con người không thật sự hạnh phúc sung sướng trong cuộc đời?
Có con đường nào đưa nhân loại tìm về chân hạnh phúc không?
Nhưng câu
hỏi chính yếu vẫn là những câu hỏi liên quan đến hai chữ hạnh
phúc, chẳng hạn như làm sao chiếm hữu và bảo toàn được hạnh
phúc?
Con đường nào đưa ta vào hạnh phúc?
ĐỐI TƯỢNG HẠNH PHÚC
Hai chữ "hạnh
phúc" thoạt nghe thật giản dị, rất thân thương và như một cái
gì gần gủi với con người, nhưng khi ta cố gắng tìm hiểu, xác
định, phân tích, lý giải, nó bổng trở nên mông lung, mờ ảo tựa
như những giọt sương mai, tuy lóng lánh dưới ánh sáng tuyệt vời
bình minh, hay như làn sương mờ ban mai, "bước đi sẽ đứt, động
hờ sẽ tan". Cũng vậy, thật khó mà định nghĩa được "hạnh
phúc", bởi vì nó đổi thay dưới thiên hình vạn trạng, mỗi người
hiểu nó một cách khác tùy theo tuổi tác, trình độ, hoàn cảnh
xã hội, môi sinh, giáo dục, truyền thống văn hóa và ảnh hưởng
của đạo giáo, tín ngưỡng!
Tình
Mỗi lứa tuổi
quan niệm hạnh phúc khác nhau, tuổi trẻ quan niện hạnh phúc
là "tình yêu", khi yêu và được yêu là khi con người có hạnh
phúc, Dĩ nhiên hai chữ hạnh phúc ở đây thường cảm nghiệm trong
lãnh vực "tình aí", "tình dục"! Bởi thế, người trẻ hăm hở
bước vào đời, nhìn cuộc đời với lăng kính mầu hồng của tình
yêu: đời thật đẹp, thật rực rỡ huy hoàng, người trẻ xông xáo
vào đời, tìm sống giây phút huy hoàng ấy của tình yêu, vì họ
đồng ý với thi sĩ Xuân-Diệu:" Thà một phút huy hoàng rồi chết
lịm, còn hơn le lói suốt ngàn năm"! Tình yêu được tuổi trẻ
cảm nghiệm n hư một mãnh lực quyền uy làm cho họ yêu thương bám
sát
lấy cuộc đời. Thi nhan đã diễn tả hương vị tuyệt vời say đắm
của tình yêu bằng những ngôn từ diễm tuyệt:
" Ta muốn ôm cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn, Ta muốn say cánh bướm với tình yêu!
Ta muôm thâu trong một cái hôn niều:
Và non nước và cây và cỏ rạng!
Cho chếnh choáng mùi hương, cho rộn ràng ánh sáng,
Cho đê mê thanh sắc của thời tươi,
Hởi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi"! Xuân-Diệu
Nhưng tình yêu
là gì mà nó chiếm đoạt cả trái tim tuổi trẻ và án ngự cả
linh hồn con người. Khi phải định nghĩa lý giải tình yêu, chúng
ta thấy bàng hoàng bâng khuân, mịt mùng như đối diện với một
thứ huyền thoại:
" Làm sao định nghĩa được tình yêu: Có nghĩa gì đâu một buổi chiều,
Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt
bằng mây bàng bạc, gío hiu hiu"!
Xuân Diệu
Thi sĩ Hàn
Mặc Tử đã lắng nghe trong yên lặng tuyệt vời của tiếng nước
hồ reo, và nhìn thấy trong lời run của tơ liễu ý nghĩ của yêu
thương:
" Ai hãy làm thinh, chớ nói nhiều, Hãy ngh dưới đay nước hồ reo,
Và nghe tô liễu run ttrong gió
Và để nghe Trời giải nghĩa yêu"!
Hàn Mặc Tử
Con người đi
tìm tình yêu như một đối tượng của hạnh phúc, nhưng lại không
hiểu tình yêu là gì, càng không thể nắm chắc nó bền vững lâu
dài! Bởi vì "tình yêu đến, tình yêu đi ai nào biết, trong gặp
gỡ đã có mầm ly biệt"!Vì thế, thi sĩ Hồ Zdếnh đã phải than :
" Em tôi ơi! Tình có nghĩa gì đâu? Nếu là không lưu luyến buổi ban đầu,
Thủa ân ái mong manh như nắng lụa;
Ong bướm ngập ngừng, cỏ hoa lần lựa!
Nếu trót đi em hãy gắng trở về
Đời mất vui khi đã trọn câu thề,
Tình chỉ đẹp khi hãy còn dang dở!
Thư viết đừng xong, thuyền xuôi chớ đỗ,
Cho nghìn sau hờ hững với nghìn xưa!
Hồ-Zdếnh
Thi nhân cảm
nghiệm sâu thắm thực chất nét đẹp của tình yêu ngay trong cái
mong manh, dòn mỏng, dang dở chóng qua. Vì thế người ta thường
ví tình yêu và cánh hoa hồng: cánh hoa hồng đẹp, nmột nét đẹp
kiêu sa huyền diệu khó diễn tả bằng ngôn từ nhân loại! Nhưng
cái nét đẹp huyền diệu ấy lại là sự chóng tàn phai của nó!
Hoa hồng đẹp vì nó chóng phai tàn, sự chóng phai tàn làm nên
tính cách đặc thù của sự hiện hữu của hoa hồng. Vậy yêu hoa
hồng, ta phải yêu luôn cả sự chóng phai tàn đó. Hoa hồng không
những chóng phai tàn mà còn đi liền vói gai gốc! Vì thế đời
có câu:
"Hồng nào lại không gai. Tình nào mà không phai"!
Có tình,
cảm nghiệm tình yêu, con người vẫn chưa thể dừng lại, vì cuộc
sống không đơn thuần như trái tim yêu thương khờ dại của tuổi
trẻ! Tình yêu không cho phép con người trốn chạy thực tại cuộc
đời: con người không thể sống bằng tình yêu thôi, còn nhiều thứ
nhu cầu khác trong cuộc sống. đặc biệt là như cầu tiền bạc.
Tình yêu không thể nuôi sống bằng nước lã, cũng như bông hồng
không thể tươi nếu không có nước. Thực tế cuộc đời mà con
người bắt buộc phải đối diện đó là tiền bạc, không có nó,
tình yêu không thể tồn tại lâu dài.
Tiền
Ai đã đi vào
cuộc sống, đã bôn ba xuôi ngược trên chợ đời, đã tranh đua với
số kiếp với người đời, mà đã không một lần cảm nghiệm cái
mãnh lực của đồng tiền? Đồng tiền nối liền với khúc ruột
của con người, nó cũng chính là cái căn cơ của buồn vui sướng
khổ của nhân loại? Cũng chính đồng tiền đã đưa đảy con người
tới thành công hay thất bại, được thiên hạ nể vì, nhân nhựợng
hay khinh khi coi thường! Vì hế tiền bạc đã biến thành một thứ
quyền lực vô song ảnh hưởng trên cuộc sống con người. Thế sự
thăng trầm, con người thay lòng đổi dạ, xã hội đảo điên, luân
thường đạo lý bị xáo trộn, tất cả cũng vì
ảnh hưởng của đồng tiền. Vì thế, qua dòng lịch sử nhân loại,
nhiều bậc thánh hiền, các nhà mô phạm, đặc biệt là các tôn
giáo đã đưa ra niều lời, nhiều giáo thuyết nhằm răn dạy, cảnh
cáo và cải hóa lòng người. Theo truyền thống tu trì trong đạo
công giáo, có ba lời khấn dựa trên ba nhân đức chủ yếu của bặc
tu dòng: đó là “đức khó nghèo, đức vâng lời và khiết tịnh”.
Trong ba nhân đức nấy, lời khấn giữu đức khó nghè là quan
trọng hơn cả, bởi vì, cũng theo truyền thống tu đức theo tinh
thần Phúc Âm của Chúa Cứu-Thế, cần khắc chế lòng tham lam mê
say vật chất, đặc biệt là tiền bạc. Kinh-Thánh dạy:" lòng ham
mê tiền bạc là mẹ sinh ra muôn vàn tính hư nết xấu
khác"!
Theo lý
thuyết nhà Phật: "tham-sân-si" là ba kẻ thù của con người. vậy
muốn khởi công tu thân tích đức, conngười, nhất là kẻ
tầm"Đạo", cần khước từ và chế ngự lòng tham! Tham lam là đầu
mối sinh ra dục vọng. Vậy muốn thoát khổ con người cần diệt
dục, mà muốn diệt dục, cần phải chế ngự, tận diệt lòng tham,
vì lòng tham của con người vô đáy!
Tiền bạc
không những làm hư con người, không những làm cho con người trở
nên mù quáng mà thôi, nó còn làm cho nhân loại đi lạc vào sa
đoạ!
Người đời
thường bị tiền bạc lung lạc, thay trắng đổi đen, hoặc trở nên
kiêu căng ngạo nghễ, khinh dễ đồng loại cũng vì cậy vào mãnh
lực của đồng tiền.
Hãy lần
mở tranng văn học sử, để nghe Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã
nhận định về thế lực đồng tiền đối với con người:
" Còn bạc còn tiền, còn đệ tử, Hết cơm hết gạo hết ông tôi"
Tiền bạc
không những ảnh hưởng sâu đậm trên cộc sống con người thôi đâu,
nó còn làm sai lạc cả nhân quần xã hội, thế thái nhân tình
cũng vì thế mà đảo-điên cuồng loạn. Văn hoà Nguyễn Công Trứ
để lại bài thơ nổi danh như sau:
"Thế thái nhân tìng gớm chết thay, Lạt nồng trong chiếc túi vơi đầy,
Hễ không điều lợi khôn thành dại,
Đã có đồng tiền dở cũng hay!
Khôn khéo chẳng qua ba tấc lưỡi,
Hẳn hoi không hết mọt bàn tay,
Suy ra cho kỹ chi hơn nữa,
Bạc qúa vôi mà mỏng qúa mây"!
Nguyễn Công-Trứ
Biết cử
dụng, đồng tiền là tên đầy tớ tốt, nhưng ngược lại, nó là ông
chủ khắc nghiệt, khó tính, là căn nguyên của mọi thay đổi xáo
trộn cho xã hội loài người, nhà thơ Quốc-Nghệ đã viết lên sự
thật chua cay đó bằng những lời thơ châm biếm như sau:
"Bạc ác chi mi lắm rứa tiền, Mi làm nhân loại hóa ra điên!
Mi tô mặt nạ đen ra trắng,
Mi xé ân tình thẳng hóa xiên!
Mi gác luân thường vào một xó,
Mi đưa nhân nghĩa xếp ai bên!
Mi làm nhân loại đua tranh mãi,
Bạc ác chi mi lắm rứa tiền!???
Quốc-Nghệ
Khi nói về
hấp lực của tình yêu, vẫn còn một mức độ nào đó của tuổi
tác, của giai tầng xã hội, của ảnh hưởng của trình độ giáo
dục văn hóa đạo đức, nhưng mãnh lực và sự hấp dẫn của tiền
bạc hình như có tính cách phổ quát, không biên giới, không bến
bờ, nghĩa là lòng ưa thích tiền bạc nơi con người, thời nào
cũng thế, bất phân đông tây kim cổ, không phân chia ranh giới giữa
trẻ gìa, nam nữ. Mang thân phận làm người, không ai thoát khỏi
vòng cương tỏa và sự lôi cuốn của tiền bạc, nhất là con người
trong xã hội tân tiến hiện đại.
Thực vậy,
con người trong thế giới ngày nay, đặc biệt con người trong các
nước tân tiến, nơimà gía trị con người được lượng gía theo
mức độ chiếm hữu và hưởng thụ, nghĩa là người nào giàu có,
hưởng thụ nhiều, hưởng thụ sang, đượ c coi như kẻ thành tượu
hạnh phúc sung sướng trên đời. Trái lại, người nghèo, ít tiền,
có ít phương tiện, ít hoặc không được hưởng thụ, bị coi như
người bất hạnh khốn cùng! Vói não trạng tôn thờ chiếm hữu và
hưởng thụ ấy, tiền bạc đượx nâng lên hàng chúa tể, lý tưởng
cho con người tôn thờ sùng bái! Không lạ gì khi nghe người đời
ca tụng tiền bạc bằng mỗt thứ ngôn đaáng lẽ pải dành
cho Thiên-Chúa, tôn giáo, lý tưởng cao cả:
"Đồng tiền là tiên, là Phật Là sức bật của tuổi trẻ,
là sức khỏe của tuổi gìa,
là cái đà danh vọng,
là chiếc lọng che thân,
là cán công chân lý"!
Trong Tân Ước,
Chúa Kitô đã nghiêm nghị cảnh cáo con người về lòng mê say vật
chất, nhất là khuynh hướng tôn thờ tiền bạc, Chúa phán:
"Không
ai có thể làm tôi hai chủ, một là Thiên Chúa hay là tiền bạc:
một là mến chủ nầy mà ghét chủ kia. Vậy không thể vừa tôn
thờ Thiên Chúa vừa tôn thờ tiền bạc được"
“Nemo
potest duobus dominis servire: aut enim unum odio habebit et alterum
diliget, aut unum sustinebit et alterum contemnet; non potestis Deo
servire et mammonae. (Mt. 6, 24)
Chúa
không kết án kẻ có nhiều tiền bạc, nhưng Ngài dạy họ phải
vươn lên trên sự lôi cuốn của tiền bạc, vì con người sinh ra trên
đời để tìm kiếm và tôn thờ Thiên Chúa và chu toàn nghĩa vụ
của công lý. Trách vụ tiên quyết của con người sinh ra làm
người là chu toàn thánh ý của Thiên Chúa, mà thánh ý muốn
chúng ta tìm kiếm "Nước Trời "như lời Ngài phán dạy:" Tiên vàn
hãy tìm kiếm Nước-Trời và thực thi công chính, mọi sự khác
sẽ ban cho các con"
« Quaerite autem primum regnum Dei et iustitiam eius, et haec omnia adicientur vobis (Mt. 6, 33)
Nơi
khác, Ngài khuyên các môn đệ phải biết lợi dụng của cải trần
gian nư phương thế để chiếm hữu "Nước-Trời:" Các con hãy dùng
của cải trần gian mà mua sắm phần thưởng trên trời, nơi không
bị mối mọt làm hư hỏng cũng chẳng sợ trộm cướp cưỡng
chiếm"!" của các con ở đâu, thì lòng các con ở đó!
Chiếm
được Nước Trời, mới là mục tiêu của con người tại thế, cũng
là cơ nghiệp vĩ đại nhất mà con người có thể vui hưởng muôn
đời, so với phần thưởng muôn vĩnh hằng trường cửu trên trời,
của cải trần gian chỉ là một thứ hào nhoáng chóng qua chóng
hết, bởi vì, Chúa phán:" được lời lãi cả thế gian mà mất
linh hồn, nào có ích gì"?!
“Enim
prodest homini, si mundum universum lucretur, animae vero suae
detrimentum patiatur? Aut quam dabit homo commutationem pro anima sua? "(Mt 16-26...)
Danh Vọng
Để
được sống còn và hưởng thụ, con người cần tìm kiếm và tích
lũy tièn bạc của cải cho mình, nhưng con nguời vẫn không ngường
tại đó! Con vật khi đã no mồi, nó thảnh thơi vui hưởng thoải
mái vui chơi và nghĩ ngơi, con người, trái lại, sau khi tận
hưởng no say thỏa thích rồi, bắt đầu suy tư thao thức! Con người
tìm kiếm gì nữa, mong ước gì nữa, khát vọng nữa những gì ?
Thưa con người muốn được người đời biết đến, muốn được thời
danh, được người đời cúi đầu kính trọng, nói cách khác, con
người còn thèm khát thêm một đều nữa, đó là danh vọng!
Tự
bản chất, con người tự được phú bẩm xã hội tính, hay nói
theo triết Hiện Sinh, thì con người là tạo vật sinh để sốn
tre3n đời và sống với những con người khác. Cuộc sống, đối
với con người, vì theé, là sống với những con người khác,
được cảm thông và được chấp nhận bởi những người chung quanh.
Hạnh phúc là khi con người được người khác chia sẻ với và
đồng ý với mình. Thành công trên đời với con người là gì, nếu
không phải là những tài nang của mình được xã hội loài người
chấp nhận. Vậy được biết đến, được chấp nhận, được chia sẻ
bởi xã hội đã nằm sẵn trong bản tính của con ngưòi.
Danh
vọng, hay được người đời nhìn nhận tài năng của mình, kính
trọng, nể vì là một khao khát thâm sâu của mỗi sinh linh. Khởi
nguyên của danh vọng theo ngôn từ của triết gia Nietzsche là
chính ý muốn thống trị tngười khác(the Will to Power). Ý muốn
thống trị nầy bàng bạc khắp nơi như linh hồn của thế giới,
đặc biệt sâu đậm trong con người. Mỗi con người sinh ra trong
trần thế bị chi phối, dun dủi bởi ý muốn nầy, như một động
lực hướng dẫn hành động, như nguyên ủy, như tiềm lực thôi thúc
con người trong mọi hoạt động. Vì thế mỗi con người là một
trung tâm điểm của ý muốn thống trị nầy, cuộc hiện hữu của
con người trên đời,
cũng vì thế được bày tỏ, được biểu trưng và phác họa như
một ý muốn thống trị cả vũ hoàn. Dưới sức thúc đẩy của ý
muốn nầy, con người cố lướt thắng mọi trở ngại, đạp trên mọi
chông gai thẳng tiến coi cuộc hành trình không giới hạn. Dẫu con
người ý thức được hiện thực là mình bị kiềm chế bởi xã
hội và bởi những con người khác, nhiều khi là tù nhân của đám
đông, của dư luận, của luật lệ và sức mạnh của kẻ khác, tuy
nhiên, nhờ ý muốn thống trị nầy, con người không sợ mà vươn
thẳng tới mục tiêu mình mong muốn! Ai đã lớn lên trong cuộc đời
mà không hề có lần khát mong được danh thành công tọai như
Nguyễn Công Trứ:
"Đã mang tiếng ở trong trời đất, Phải có danh gì với núi sông",
Trong lúc trần ai, ai dễ biết,
rồi ra mới rõ mặt anh hùng"! Hoặc oai phong lẫm liệt hơn trong hai bài thơ "Phận làm trai, và Chí làm Trai": " Có trung hiếu, nên đứng trong trời đất,
không công danh thà nát với cỏ cây,
chí tang bồng hồ thỉ dạ nào khuây,
Phải hăm hở ra tài kinh tế.
Người thế, trả nợ đời là thế,
của đồng lần thiên hạ tiêu chung,
riêng nhâu hai chữ"anh hùng"!
..............................................
Đã hẳn rằng ai nhục ai vinh,
mấy kẻ biết anh hùng khi vị ngộ!?
Cũng có lúc mưa dồn sóng vỗ,'
Quyết ra tay buồm lái với cuồng phong,
chí những toan xẻ núi lấp sông,
làm nên tiếng phi thường đâu đấy tỏ,
đường mây rộng thênh thênh cử bộ,
Nợ tang bồng trang trắng vỗ tay reo,
Thảnh thơi thơ túi rượu bầu"!
Nguyễn Công Trứ
Dẫu
có tài ba phi thường, dẫu có được vang danh lưu thế, con đường
công danh sự nghiệp không phải là không gặp cuồng ba sóng gío,
niềm sung sướng hạnh phúc pha lẫn nước mắt và đọa đày, bởi
vì:
"Ra trường danh lợi vinh liền nhục!
Vào cuộc trần ai khóc lẫn cười!
Tìm Tuyệt Đối Giữa Lòng Tương Đối
Tình-Tiền
và Danh-Vọng như trình bày trên là ba đối tượng của hạnh phúc
con người. Ba thứ hấp lực nầy dẩy đưa cuộc sống của con người
làm ảnh hưởng cả hướng đi của lịch sử nhân loại. Tóm lại, con
người ước mong, tìm kiếm và chiếm hữu cho được Tình-Tiền-Tài,
nhưng khi chiếm hữu được rồi, khi hưởng thụ được rồi, hỏi con
người có được hạnh phúc sung sướng hay không? được thỏa mãn và
an nghĩ bình yên không?
Nếu
ta đọc kỹ lịch sử để coi cuộc sống của những danh nhân, những
vị đã vang danh lưu thế, những người được tôn sùng là thần
tượng, được thiên hạ cho là sung sướng nhất trên đời, hỏi họ
có thực được hạnh phúc hay không?
Hay
ta trở vào cuộc nhân sinh hiện tại hỏi những con người đang
hưởng những gì mà ta mong muốn, hỏi họ có được mãn nguyện về
những gì họ chiếm hữu và hưởng thụ không?
Câu trả lời là không!
Biết
bao con người thời danh, sau khi chiếm hữu tất cả, hưởng thụ
tất cả, cảm nghiệm cuộc sống trống vắng, thiếu thốn, tẻ
nhạt, vô vị, chán ngán, thất vọng. Trong thế kỷ của chúng ta,
biết bao ngững người thời danh đã chọn tự tử để kết thúc
cuộc sống mà họ cảm nghiệm vô vị, và vô nghĩa! Tai sao thế?
Và
cả chúng ta nữa, sớm hay muộn, rồi cũng có một ngày nào đó,
vào một thời điểm nào đó trong cuộc sống, sau bao nhiêu tranh
đầu cam go, sau bao nhiêu tháng năm miệt mài trong gian khổ tìm
kiếm, chiếm hữu, thu tích để có những gì ta mong muốn ước mơ,!
Một ngày nào đó, chúng ta cảm thấy tâm hồn mình trống rỗng,
thiếu nghèo nàn, băn khoăn, cảm nghiệm vị cay đắng sững sờ
tràn chảy trong trái tim tăm tối bơ vơ, khi thấy rằng mình đã
uổng công phí cả một đời đi tìm những ảo vọng trong một ốc
đảo đầy mộng ảo!
Hình
như có cái gì đó bất ổn đang thao thức trong tim? Hình như có
nỗi lo âu nào đó đang canh cánh bên lòng? Hình như ước mong hạnh
phúc chỉ là một giấc mơm, một giấc mơ thừa thãi, phi lý!
Nói
thế, không có nghĩa chúng ta bi quan hóa cuộc đời! Những cảm
nghiệm trên thật đúng đắn và cũng là khởi đầu cho một giai
đoạn mới của con người đi truy tầm vào chân hạnh phúc!
Trong Thế Giới Vô Thường
Mơ
ước hạnh phúc mà con người cảm nghiệm trong đời là thực thụ
và lành mạnh, chứ không phải là ảo tưởng. Chính Thiên Chúa đã
gieo ước mơ hạnh phúc nơi trái tim con người khi Ngài cho mang
thân phận làm người và đi vào hiện hữu. Những đối tượng của
hạnh phúc như tiền-tình và danh vọng là những đối tưọng thực
chứ không phải gỉa tướng. Ảo vọng là ở thái độ lầm tưởng
của con người về cái nhìn vào thế giới. Con người đả quên là
mình đang sống trong một thế vô thường, những gì con người mơ
ước, tự bản chất có một gía trị, nhưng là gía trị tương đối.
Sai lầm ở chỗ con người ôm lấy những gía trị tương đối
mà nhận làm tuyệt đối. sống trong òng một thế giới vô
thường, nghĩa là hữu hạn, chóng qua, thay đổi, nhất thời mà
con người lầm tưởng rằng thế giới nầy và những đối tượng
trong thế giới là tuyệt đối, vĩnh hằng. Những đối tượng hạnh
phúc mà con người ảm nhiệm hôm nay có một gía trị tương đối,
có tính cách nhất thời, giai đoạn giúp con người xử dụng
chúng như những phương tiện, như người dùng chiếc đò để qua
sông, một khi qua được bên kia bờ sông rồi, hãy bỏ chiếc đò để
lên bến bờ chân thực. Con người không làm thế, trái lại, ôm lấy
những thứ tương đối mà ngỡ là tuyệt đối vĩnh viễn: con người
đã có thái độ lầm, ôm ấp những thứ tương
đối trong lòng vô thường mà ngỡ là mình đã qua được sông Chân
Lý Vĩnh Hằng!
Tóm
lại, con người đã bám lấy phương tiện mà quên đi mục đích, đã
bám lấy chiếc đò mà quên bước sang bên kia bờ bến mong đợi,
cũng như Lý Thái Bạch thủa xưa nhảy xuống ôm bóng trăng dưới
nước mả ngỡ là mình đang thiệt sư ôm măặt trăng! Khi Thiên Chúa
tạo dựng nên con người và đặt vào lòng thế giới, Ngài đặt
trong trái tim con người khát vọng hạnh phúc là để con người đi
tìm chân hạnh phúc ở trên Trời, nơi quê hương vĩnh cữu. Con
người thay vì hướng lòng về trời cao, thay vì đi tìm
Chân-Thiện-Mỹ, là chính Thiên Chúa, Đấng Tạo-Hóa, Người Cha yêu
thương, cùng đích của nhân nloại, con người lại ôm chặt lấy
nhiên giới, thế
giới hiện tượng của thay đổi của biến động của vật chất
tương đối mà quên đi quê hương đích thực của mình. Nói khác đi,
con người bám chặt vào chiếc đò, mà quên đi bờ bến bên kia, đó
là lý do tại sao, sau khi chiếm hữu và hưởng thụ những đối
tượng tình-tiền-danh vọng, con người cảm thấy thiếu thốn, chán
chường âu lo và cay đáng. Thánh Augustinô đã cho ta một bằng
chứng hùng hồn veề những cảm nghiệm cuộc đời của Ngài: sau
một cuộc đời phiêu lưu tìm kiếm và hưởng thụ trong sa đoạ,
Augustinô đã tìm được ánh sáng cứu rỗi và Ngài đã kêu lên
những tiếng chân thật của một linh hồn khát khao chân lý và
bình yên chân chính, Ngài viết lại trong cuốc sách tự thú
những lời đáng qúi nầy:" Linh hồn tôi thao thức xao xuyến cho
đến khi được yên nghĩ trong Chúa là Thiên Chúa chân thực của
tôi"!( Confessions )
Hạnh Phúc và Nước Mắt
Không
thể chối bỏ được khát vọng hạnh phúc đang nung nấu trong trái
tim con người, một trái tim luôn tìm kiếm, kêu van, luôn thét
gào, luôn đòi hỏi, ngóng trông được lấp đầy, được thỏa mãn,
được yên hàn, như thuyền tìm về bến đậu! Nhưng cũng không thể
chạy trốn được nước mắt của khổ sầu đang bám sát thân phận
làm người trong cuộc đời!Làm sao dung hòa được một đàng là
khuynh hướng cố hữu, một đàng là thực tế phũ phàng của cuộc
nhân sinh?
Một đàng khát mong kiếm tìm hạnh phúc, một đàng phải chuốc lấy chén đắng phiền muộn của cuộc sống?
Phải chăng Con Tạo có thói quen đánh ghen con người, như lời thơ Kiều của đại văn hào Nguyễn Du:
" Trải qua một cuộc bể dâu, Những điều trông thấy mà đau đớn lòng!
Lạ gì bỉ sắc tư phong,
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen"
Khổ
đau sầu muộn không riêng gì cho phận má hồng, nhưng cho chung tất
cả con người, với tư cách là người sinh ra trên cõi trần ai!
Lamartine,
một thi hài thời danh của Pháp, cho rằng con người phải khổ
đau nơi trần thế, bởi vì con người là thiên thần gãy cánh,
những trích tiên bị đày đọa dưới trần gian:
"Bordée dans sa nature, infinie dans ses voeus
l' home c'est un dieu
qui se souvient des cieux"
" Hình hài tuy hữu hạn,
thị dục vẫn vô cùng,
người là tiên đọa lạc,
vẫn ước nhớ thiên cung"! (Lời Việt Sảng-Đình dịch)
Đức
Phật Thích Ca nhìn đau khổ như là thực thể oan khiên của nhân
loại, đời là khổ, thực chất cuộc đời không gì hơn là cái bể
khổ định mệnh. Chỉ có một con đường duy nhất muốn thoát khổ,
con người phải tiêu diẹt mầm mống của nó tức là dục vọng, mà
muốn diệt dục, có một cách hiệu nghiệm nhất, tức là thoát
khỏi cuộc đời, vì đòi là cái vòng Luân-Hồi của khổ đau.
Thật
ra, khổ đau chẳng phải vì Trời đày đọa con người, hay tại vì
cuộc đời như số kiếp ác nghiệt, mà căn cơ của nước mắt sầu
muộn là tại nơi ta, nơi ý-hệ, nơi tri thức, nơi cảm quan và
hoài niệm của mỗi con người. Nói tóm lại, tại sự nhầm lẫn
của mổi con người! Nói là nhầm lẫn, thực thế, con người được
sinh ra, làm kiếp người trong môt thế giới vô thường, trong đó
có những bậc thang gía trị: nghĩa là con người được bao vây,
được mời gọi, được dun dủi, được cảm kích, rung cảm bởi những
đối tượng, tự chúng có giá trị, nhưng là giá trị tương đối.
Con người đang đối diện với những gía trị tương đối
mà cứ ngỡ đó là những gì tuyệt đối, cố bám sát vào, cố ôm
chặt lấy những tương đối cho như là tuyệt đối. Đàng khác, con
người đang sống trong một thế giới vô-thường, đổi thay, biến
chuyển, có đó rồi không đó: "sắc tức thị không, không tức thị
sắc" mà tưởng chừng mình đang sống trong cõi vĩnh hằng, bất
biến, đời đời viên mãm! Đau khổ khởi nguyên từ cái lầm to lớn
đó! Đáng lẽ con người xử dụng những gì tương đối như phương
tiện giúp cho đi tìm gía trị tuyệt đối, sống trong vô thường
là để vươn chuẩn bị, sửa soạn, để vươn tâm hồn lên cõi vĩnh
hằng! Con người đã khọng làm như thế, mà tráo biến tương đối
thành tuyệt đối, vô thường làm
vĩnh hằng! Con người quên rằgn cuộc đời là một hành trình là
mỗi người chỉ là một lữ khách cô đơn! Nói cách khác, con
người đau khổ vì đã quên đi tính cách tại thế của mình! Quên
rằng trần gian là chốn lưu đày, mà cõi Trời mới là quê hương
Vĩnh Cữu!
Tuy
thế gian vô thường và cuộc hiện sinh và những đối tượng hạnh
phúc trên trần gian có tính cách tương đối, nhưng tự bản chất
không ảo tưởng, không phi lý, bởi vì cuộc đời tại thế là cơ
hội duy nhất, là phương tiện duy nhất cho con người phải vượt
qua để đạt tới những gì tuyệt đối trên cõi vĩnh hằng. Thế
nên, cuộc hiện sinh trần thế, với những gì tương đối của nó
vớn cần thiết và hữu ích cho con người. con người không thể
tìm được Tuyệt-Đối mà không phải vươn qua cuộc đời vô thường
và tương đối nầy! Đó cũng là ý của Thiên Chúa khi sáng tạo ra
vũ trụ nhiên giới, và con người hiện sinh hữu hạn nầy! Con
người cần qua trần gian mà về quê hương Vĩnh-Phúc là
Nước-Trời. Con người thất vọng và cảm nghiệm khổ đau, bởi vì
đã quên đi thân phận làm người hữu hạn, sống trong lòng những
tương đối giữa một thế giới vô thường! Con người phải bước qua
Vĩnh Hằng bằng con đường vô thương, và chỉ đạt tới Tuyệt Đối
qua ngã đường tương đối. Tương đối và vô thường có phận vụ như
chiếc đò dùng để qua sông Tuyệt-Đối và cõi Vĩnh-Hằng là
"Đáo-Bỉ-Ngạn", là Bên-Kia-Bến-Bờ, nói theo ngôn từ nhà Phật.
Tuy vô thường và tương đối của những gía trị trần gian, nhưng vô
cùng cần thiết cho con người, thiếu nó, con người không thể
đạt tới cùng đích của đời mình.
Những
giọt nước mắt, những sầu muôn của cuộc sống hiện tại là cần
thiết, và như điều kiện tất yếu để con người có thể đạt đến
chân hạnh phúc. Vậy chấp nhận nước mắt cũng là thái độ đương
nhiên để cảm nghiện được niềm hạnh phúc vô biên của ngày mai
nơi quê hương vĩnh hằng!
Thực Tại Và Ảo Tưởng
Bàn về vấn
đề hạnh phúc và đau khổ của con người mà không đề cập đến"
ảo tưởng và thực tại, thật là một thiếu sót đáng tiếc. Con
người sống trên đời, hành trình giữa cuộc đời cũng giống như
người lữ hành trong sa mạc! Sau những ngày dài lê bước chân
miệt mài trên cát nóng bỏng, người lữ khách cảm thấy mệt mỏi
kiệt sức và khát nước! Tâm trí người lữ khách bị ám ảnh
bởi một nhu cầu: có thức ăn, nước ống và được nghĩ ngơi. Từ
não trạng ước muốn thèm khát đó, con mắt của người lữ hành
tìm kiếm về phía trước và họ đã thấy hình ảnh của những
ốc-đảo “Oasis", thiên đàng mà họ mong muốn! Nhưng than
ôi! Những "ốc-đảo" kia chỉ là những gỉa tướng, những huyền
hoặc do trí tưởng mù loà tạo nên để đánh lừa lữ khách mà
thôi. Nếu không qúa đặt nặng niềm hy vọng vào những thiên
đàng"ốc-đảo", chắc người lữ hành đã không đến nỗi tuyệt
vọng, khổ đau, để còn bảo toàn sinh lực cho cuộc hành trình!
Cũng thế,
mang thân phận làm người, bị bao vây bởi những gía trị tương
đối, giữa cuộc đời trôi nổi vô thường, nay có mai không, đổi
thay không ngừng, chúng ta lại mộng tưởng nắm chắc được tuyệt
đối vĩnh hằng, ngỡ là mình đã chiếm được thiên đàng hạ giới!
Đó là căn cơ gây nên khổ đau, tạo nên thất vọng và khơi ngườn
những đắng cay phiền muộn. Những đam mê , những cuồng vọng làm
phát sinh những khái niệm, những vọng tưởng, những thâm tín sai
quấy làm lêch lạc cái nhìn đúng đắn và đường hướng chân thực
đưa ta đối dieện với thực tại của cuộc sống và định mệnh
trần gian của ta: con người là lữ khách cô đơn và
cuộc đời chỉ là một cuộc hành trình gian khổ, là chốn lưu
đày đang tiến về miền "đất-hứa".
Hạnh phúc
chân thực là khi ta nhận chân được gía trị lữ hành của mình,
nghĩa là nhận chân được gía trị tương đối của cuộc sống trần
gian và những hạnh phúc tương đối ta tìm được suốt dọc cuộc
hành trình. Cuộc đời ta không chỉ là hôm nay và bây giờ thôi,
còn có một cái gì nữa đang đến, sẽ đến, đang và sẽ chờ đợi
chúng ta. Có một lời nào đó đang vang vọng trong sâu thẳm lòng
của mỗi người rằng: đừng bỏ cuộc, đừng ngường bước tìm kiếm,
đừng thôi bước hành trình, những hạnh phúc, những vui thú
trần gian sẽ chóng qua, sẽ tàn lụi, đừng đặt hết trái tim và
ý chí vào đó, hãy tiếp tục hành trình, những cảm nghiệm
hạnh phúc trần gian chỉ là những bông hoa dại, những quán trọ
phù sinh bên đường! Biết phân biệt, chân nhận được sự khác
biệt giữa quê hương và chốn lưu đày, mái ấm gia đình và quán
trọ, mới là thái độ sáng suốt của người lữ khách!
Thiên Đàng Chớm Nở Nơi Dương Thế
Nói
rằng bản chất trần thế là vô-thường, giá trị cuộc đời là
tương đối không có nghĩa là phủ nhận những niềm vui, những
hạnh phúc mà con người cảm nhiệm trong cuộc sống! Vâng có
những niềm vui sướng hạnh phúc thật sự trong đời, bởi vì Thiên
Chúa vẫn hiện hữu trong lòng trần thế, bởi vì thiên đàng đang
chớm nở ngay giữa cõi nhân gian,và tuyệt đối đang ngự trị
trong lòng tương đối, vĩnh hằng đang nẩy mầm giữa chốn vô
thường! Thái độ của con người là phải nhập cuộc, là mở rộng
vòng tay ôm trọn cuộc đời như một thử thách, như một chiến
đấu, một chạy đua có nghĩa lý, có mục đích! Bởi vì số kiếp
của con
người ngày mai ra sao là tuỳ thuộc vào thái độ tích cực phấn
đấu của con người trong hiện tại. Như Chúa Kitô Cứu-Thế đã đi
vào đời bằng cách sinh ra trong gia đình nhân loại nghèo khó
khốn khổ, Ngài đã hành trình thực thi sứ mệnh cứu thế bằng
cuộc tử nạn, sau cùng Ngài đã sống lại khải hoàn về trời
vinh quang, thì con người chúng ta cũng bắt chước Chúa, sinh vào
cuộc đời, chấp nhận thân phận làm người, với những nỗi vui
buồn sướg khổ, những thành công thất bại, cuối cùng ta cũng
chịu đóng đinh con người cũ, con ngườ thế tục của mình vào
thập gía, chịu mai táng trong phận mộ, chết đi cho thế gian, cho
xác thịt cho tội lụy đọa đày, để rồi sống lại với Chúa
Kitô về Quê trời trong quang vinh của Thiên Chúa!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét