Thứ Tư, 15 tháng 10, 2014

SƯ TỬ HÀ ĐÔNG

Ghen
                Ảnh
Buổi tối, bà vợ là sư tử hà đông nấu nướng xong liền ra lệnh cho con gọi điện cho bố về ăn cơm ngay. Thằng con sau một hồi hì hục gọi chạy ra bảo mẹ - Mẹ ơi, con gọi ba lần liền mà lần nào cũng có một cô trả lời. Bà vợ điên quá, đợi đến lúc chồng đi làm về liền nhảy ra đấm đá túi bụi. Ông chồng bị bất ngờ không hiểu vì sao chỉ kịp nằm lăn ra kêu cứu. Hàng xóm thấy vậy sang xem rất đông. Thấy thế, bà vợ lúc này mặt vẫn đang hầm hầm liền bảo thằng con. - mày quay ra nói cho các bác ấy nghe đi, cái con kia nó trả lời máy của bố mày thế nào - Dạ, cô ấy bảo "Số máy quý khách vừa gọi hiện không liên lạc được, xin quý khách gọi lại sau..."

               Ảnh
Từ YuMe
Tại sao con gái dữ đc gọi là sư tử Hà Đông?
Ai cũng gọi người đàn bà hay ghen là Sư Tử Hà Đông. Nhưng từ đâu mà có danh từ đặc biệt này? Sư Tử là loài mãnh thú? Hà Đông ở bên Trung Quốc hay Hà Đông Việt Nam?              http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/a2/c2/f0/vo-duong-thieu-lam-tu.jpg
Xin chia sẻ điển tích chữ Sư Tử Hà Đông. Câu này phát xuất từ bài thơ Tô Đông Pha đời Tống (cách đây khoảng 1'000 năm) làm gửi cho bạn là Trần Quý Thường, hiệu Long Khâu cư sĩ. Khi ấy Tô Đông Pha đang bị đi đầy ở Hoàng Châu, cơm áo, gạo tiền đều thiếu thốn. Nhà dột như tấm bè trôi, ông bèn viết bài thơ như sau, gửi bạn quý bạn yêu:
                                              "Đông Pha tiên sinh vô nhất tiền

                                           Thập niên gia hỏa thiêu phàm duyên
                                           Hoàng kim khả thành hà khả tắc
                                           Chỉ hữu sương bính vô do huyền
                                           Long Khâu cư sĩ diệc khả liên
                                           Đàm Không thuyết Hữu dạ bất miên
                                           Hốt văn Sư Tử Hà Đông hống

                                           Trụ trượng lạc thủ tâm mang nhiên"
Dịch :
(Đông Pha tiên sinh không một tiền

Mười năm đèn lửa xin hai bên
Hoàng kim làm được sông lấp được
Chỉ có tóc sương không chịu đen
Long Khâu cư sĩ cũng vô duyên
Bàn Không bàn Có thức suốt đêm
Bỗng nghe SƯ TỬ HÀ ĐÔNG rống

Hốt hoảng tâm thần rơi gậy thiền)
                  http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/Library/Images/60/2008/08/2908nhac.jpg
Thì ra ông Quý Thường có tật sợ vợ, ông là cư sĩ rất uyên thông Tam Giáo (Khổng, Lão, Phật), có thể thức suốt đêm để bàn bạc về lẽ Có lẽ Không, ấy thế mà khi ông nghe "Sư Tử Hà Đông" rống, lại sợ đến nỗi rơi cả gậy thiền, tâm hốt hoảng đến nỗi giống như trước khi Hoắt nhiên đại ngộ.
Tại sao Tô Đông Pha lại dùng chữ Sư Tử Hà Đông để chỉ vợ của Trần Quý Thường? Xin thưa rằng đó lại là một điển tích khác. Chữ Sư Tử Hống là một Pháp Môn của nhà Phật. Sư Tử là chúa sơn lâm, tiếng hống của nó vang lừng khắp cõi, chỉ có tiếng lớn như vậy mới đánh động được tâm thức để người ta tỉnh (giác ngộ). Vậy chữ Sư Tử ở đây chỉ gia đình người cư sĩ ưa tìm hiểu đạo Phật, và cũng chỉ tiếng hét rất lớn!

Còn chữ Hà Đông thì ông (Tô Đông Pha) lấy trong câu thơ của Đỗ Phủ đời Đường (cách đây hơn ngàn năm): "Nữ nhi Hà Đông thân tính Liễu" (Cô gái Hà Đông ấy họ Liễu). Mà vợ của Trần Quý Thường cũng họ Liễu. Chính vì thế ông đã ghép chữ Hà Đông vào sau chữ Sư Tử, để chỉ vợ của Trần Quý Thường.

Mỗi lần nghe vợ hét (hống), Long Khâu cư sĩ run rẩn, rơi cả gậy thiền... Vì vợ của ông rất hay ghen, lại dữ, lại hay quát chồng... cho nên sau bài thơ của Tô Đông Pha, vị thi hào nổi tiếng nhất đời Tống, giới sĩ phu gọi những người đàn bà hay ghen, hay quát chồng là Sư Tử Hà Đông

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét