Thứ Năm, 12 tháng 2, 2015

GIÁO HỘI LA MÃ

GIÁO HỘI LA MÃ:
LỊCH SỬ VÀ HỒ SƠ TỘI ÁC
- Nguyễn Mạnh Quang -
 10 tháng 2, 2015

CHƯƠNG 14

TÀN SÁT VÀ THANH TÓAN LẪN NHAU ĐỂ CHIẾM ĐỌAT QUYỀN LỰC

Từ ngàn xưa,  trong xã hội loài người, bất kỳ trong phạm vi họat động nào, hễ có quyền lực là có tranh chấp, thanh toán và tàn sát lẫn nhau để chiếm giữ quyền lực, và quyền lực càng lớn, thì tình trạng tranh chấp, thanh toán và tàn sát lẫn nhau càng quyết liệt và càng đẫm máu. Người Trung Hoa có kinh nghiệm này sớm nhất và nhiều nhất cho nên họ đã ghi nhận tình trạng này bằng một bài thơ dưới đây:
Nhất đăng cửu ngũ, 
Lục thân tình tuyệt
Phụ tử phản mục
Thủ túc tương tàn,
Thiên lương bất tại
.
Tạm dịch: Một lần lên ngôi vua, tình cảm đối với những người thân không còn nữa, cha con bất hòa, anh em tàn sát lẫn nhau, và những lương tính trời ban cho cũng mất hết.
Giáo Hội La Mã là một trung tâm quyền lực nắm trọn cả thế quyền lẫn thần quyền, quyền hành bao trùm gần trọn Tây và Nam Âu, bao trùm luôn cả các thuộc địa  của ba đế quốc Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Pháp ở các Châu Phi, Châu Mỹ và Châu Á, thì tất nhiên là vấn đề thanh toán và tàn sát lẫn nhau để chiếm giữ quyền lực lại càng quyết liệt hơn và  ghê gớm hơn. Tình trạng này đã xẩy ra ngay từ thế kỷ 4, cho đến ngày nay vẫn còn tiếp diễn. Sách sử không những chỉ ghi lại những chuyện tranh chấp thanh toán lẫn nhau đề giành giật quyền lực rồi tàn sát phe chiến bại để trả thù, mà còn ghi lại đầy đủ cả những chuyện các ông giáo hoàng và các vị chức sắc cao cấp trong  giáo triều Vatican sống đời phóng đãng, lọan luân, dâm loàn hết sức là kinh khủng. Tất cả đều tinh vi, đều thâm độc, đều dã man đến cùng tột, càng về sau mức độ dã man càng tinh vi và càng siêu việt.
Trong lịch sử Giáo Hội La Mã có 39 ngụy giáo hoàng, nghĩa là có tới 39 lần các Đức Thánh Cha chia bè, chia phe, chia phái chống đối thanh toán và tàn sát lẫn nhau. Hơn nữa, có 15 giáo hoàng bị chính những người trong giáo triều vì tranh giành quyền lực, hay bị  nhân dân dưới quyền căm thù mà giết hại.
Ngoài ra, các nhà lãnh đạo Giáo Hội La Mã còn có những ác tính cực kỳ ghê tởm. Có thể  vì ảnh hưởng sâu nặng bởi Thánh Kinh mà họ trở thành những người mang nặng những ác tính như đố kị, tị hiềm, ganh ghét, rồi  chia bè lập đảng đánh phá tàn sát lẫn nhau để tranh giành quyền lực. Sách sử đều ghi chép rõ ràng  là từ giáo hoàng cho đến các hồng y, tổng giám mục, giám mục, linh mục, sư huynh và giáo dân (ngoan đạo) đều có những ác tính như ganh ghét, đố kị, tị hiềm, huênh hoang, khoác lác, khoe khoang, thiển cận, ích kỷ, tham lam, háo danh, thèm khát quyền lực, lấn lướt, vơ vào, luôn luôn đòi chiếm lấy phần hơn trong bất cứ lãnh vực nào.
Từ những chuyện nhỏ mọn như trong bánh thánh có men hay không có men, tới một chi tiết nhỏ nhặt trong tín lý Chúa Ba Ngôi; chuyện có nên thờ Bà Maria hay không, cho đến nghi thức trong đạo, và đặc biệt là quyền lực của ngôi vị giáo chủ đều có tranh giành hơn thua, cãi lộn, không ai nhường ai,  rốt cuộc rồi đi đến đấm đá, thanh toán, tàn sát lẫn nhau. Điển hình là chuyện bất đồng chính kiến với nhau về một chi tiết nhỏ trong việc bịa đặt ra tín lý Chúa Ba Ngôi tại Hội Nghị Nicaea khai nhóm vào ngày 20/5/325, họ cũng chụp mũ cho nhau là tà giáo và trục xuất ra khỏi hội nghị rồi diệt tận gốc, trốc tận rễ phe chiến bại. Xin đọc"Living World History" (Glenview, Illinois: Scott Foresman and Company, 1974), p. 118-119 trong phần chú thích (1)
Màn chụp mũ và trục xuất Giám-mục Arius và những nguời đồng quan điểm với ông vừa trình diễn xong thì đến màn  sử dụng bạo lực để tiêu diệt họ. Sự kiện này được ông Charlie Nguyễn ghi như sau:
 "Năm 340, Đế Quốc La Mã tiêu diệt hết các giáo phái Kitô đi ngược lại các giáo điều của Hội Nghị Nicaea do Hoàng Đế Constantine triệu tập vào năm 325 và chính thức đặt tên cho Giáo Hội Kitô mới của toàn đế quốc là Công Giáo (tiếng La-tinh là Catholica, tiếng Hy Lạp là Katholicos, có nghĩa là tôn giáo của hoàn câu). Saint Cyril of Jerusalem đã viết như sau: "Tất cả mọi người thờ Chúa đều phải qui tụ trong một hệ thống thiêng liêng đặt dưới quyền cai trị của Giáo Hoàng La Mã. Bất cứ ai không phải là thành viên của Giáo Hội  đều bị vứt bỏ ra khỏi cuộc đời này và điều quan trọng hơn là bị vứt bỏ ra đời sau". (All who worshiped God were united in one sacramental system under the government of the Roman Pontiff. Anyone not a member of the Church must be cast out of this life and more important, out of next - SH: trong sách "A World Lit Only By Fire ...)   Đây là một lệnh cưỡng bức toàn dân thuộc đế quốc phải theo đạo Công Giáo. Mọi người chống đối đều bị giết. Riêng những người Kitô thuộc giáo phái Arius (Arian Christians) bị giết trên 3.000 người."(2)
Vì thấm nhuần cái đạo lý dựa trên gian dối, lừa bịp, phi luân, loạn luân và bạo lực của Thánh Kinh và của Nhà Thờ Vatican, cho nên chính những người có quyền lực trong Nhà Thờ Vatican luôn luôn tìm cách loại trừ những tu sĩ đối thủ mà họ nghi là có thể tranh đoạt mất chức vụ hay địa vị  có quyền lực của họ. Cũng vì thế mà hầu như tất cả giáo sĩ trong cùng một Nhà Thờ, trong cùng một giáo khu, trong cùng một giáo phận lúc nào cũng ghìm nhau và tìm mưu tính kế  để chuẩn bị giáng cho đối phương những đòn ác độc nhất. Sự kiện này được sách Vicars of Christ ghi như sau:
"Sự thù nghịch  bộc phát thành những cuộc chiến tiêu diệt lẫn  nhau thường xẩy ra vào khi có giáo hoàng qua đời. Thi dụ, khi (Giáo Hoàng) Liberius (352-366) chết vào năm 366, giáo triều chia làm hai phe, mỗi phe  chọn một người của phe mình lên kế vị.  Ursinus  là giáo hoàng của một phe và Damasus là giáo hoàng của phe khác. Sau khi đánh nhau ở ngoài đường phố, phe Ursinus yếu thế, chạy vào trong nhà thờ St Mary Major (thường gọi là Thánh Đường Đức Bà  Bạch Tuyết)  rồi đóng cửa lại tử thủ. Phe Damasus tiến tới, trèo lên nóc nhà thờ đục lỗ, rồi dùng ngói và đá liệng xuống tấn công phe Ursinus. Đồng thời, một toán khác của phe Damasus tấn công vào trong qua cửa chính. Khi lọt được vào trong, hai bên ra sức chém giết lẫn nhau liên tiếp trong ba ngày. Cuối cùng, có tới 137 xác chết khiêng ra ngoài. Tất cả xác chết này đều là người của phe Ursinus. Ursinus bị bắt cho đi sống lưu vong, nhưng tội ác ở trong thánh đường Mary Major là  vết nhơ trong thời Giáo Hoàng Damasus mãi mãi vẫn còn ghi trong sách sử."(3) .
Càng về sau, Giáo Hội càng lấn lướt các thế quyền các nước Âu Châu, cho nên Giáo Hội lại càng có nhiều quyền lực hơn và nhiều tài sản hơn. Quyền lực và tài sản càng nhiều, thì sự xung đột tranh chấp và thanh toán lẫn nhau càng xẩy ra nhiều hơn và càng khốc liệt hơn trước. Muốn biết rõ tình trạng này như thế nào, chúng ta chỉ cần nhìn vào:
1.-/ Danh sách 15 giáo hoàng (được nêu đích danh)  bị sát hại nơi trang 29 trong cuốn The Pope Encyclopedia  (New York: Crown Trade Paperbacks, 1995) của tác giả Mathew Bunson để suy ngẫm.
2.-/ Danh sách các ngụy giáo hoàng nơi trang 21 trong cuốn The Pope Encyclopedia  (New York: Crowwn Trade Paperbacks, 1995) của tác giả Mathew Bunson. Theo tài liệu này, người viết tính ra có tới 39 ông ngụy giáo hoàng, tức là có tới 39 lần các ông mang chức thánh cao cấp nhất trong Giáo Hội chia thành hai hay ba phe đảng, mỗi phe, chiếm cứ một vùng xưng hùng xưng bá, thành lập giáo triều riêng, tự xưng là chính thống, gọi đối phương là ngụy,  rồi  phát động những chiến dịch tấn công các  phe thù địch và những thành phần đối kháng, y hệt như tình trạng nước Việt Nam ta vào thời Thập Nhị Sứ Quân (trong thế kỷ X), Nam Triều - Bắc Triều (1533-1592), hay Trịnh Nguyễn Phân Tranh (1627-1775).
Ngoài 39 lần chia phe chia phái rồi tàn sát tiêu diệt lẫn nhau như vậy, lại còn có rất nhiều vụ các vị chức sắc cao cấp trong giới lãnh đạo của Giáo Hội ngấm ngầm thanh toán và tàn sát lẫn nhau hết sức dã man để tranh thắng và chiếm giữ ngôi vị giáo hoàng.  Chuyện này được sách Vicars of Christ  ghi lại như sau:
“Sau khi Giáo Hoàng Benedict VI (973-974) bị ngụy Giáo Hoàng Boniface sát hại, giám mục địa phận Sutri, ở gần Viterbo, được bầu lên ngôi tức là Giáo Hoàng Benedict VII (974-983) với sự ủng hộ của Hoàng Đế Otto II của nước Đức, của phe đảng ủng hộ đế quốc Đức và  của các gia đình quý tộc tại Ý Đại Lợi. Benedict VII, lúc đó là  Giám mục địa phận Sutri được tôn phong lên ngôi Giám-mục tại kinh thành Rome (tức là Giáo Hoàng) vào tháng 10 năm 974. Tân Giáo Hoàng liền triệu tập hội nghị để rút phép thông công ngụy Giáo Hoàng Boniface VII (974 và 985). Nhưng rồi, vào mùa hè năm 980,  Boniface VII  khởi loạn chống  lại Benedict VII, buộc Giáo Hoàng Benedict VII phải chạy khỏi kinh thành Rome và cầu cứu Hoàng Đế Otto, nhưng mãi đến tháng Ba năm sau mới ổn định.” (4) .
Sau khi Giáo Hoàng Anastasius II (496-498) qua đời, ngày 22 tháng 11 năm 498, Symmachus được chọn đưa lên kế vị. Vừa mới lên ngôi được mấy ngày thì  một  số những nhân vật có thế lực trong Giáo Hội lại ủng hộ ông Tổng Giám Mục Lawrence và đưa ông lên làm Giáo Hoàng (xem Catholic Encyclopedia - Pope St. Symmachus). Việc này làm cho các chức sắc trong Tòa Thánh La Mã chia làm hai phe chống đối nhau. Nguyên nhân chính làm cho hai bên chống đối nhau là vì quan điểm khác biệt về vấn đề ly giáo “Acacian Schism” (484–519), giữa Giáo Hoàng Felix III và Thượng Phụ Acacius ở Constantinople. Phe ông Lawrence thì muốn Giáo Hội phải tiếp tục theo đuổi chính sách ôn hòa đối với Giáo Hội Đông Phương giống như Giáo Hoàng Anastasius II đã làm trước kia. Trong khi đó, phe Giáo Hoàng Symmachus chủ trương là phải giữ vững lập trường cố hữu và phải tỏ thái độ cứng rắn đối với Giáo Hội Đông Phương. Cả hai bên cùng giữ vững lập trường và chẳng bên nào chịu nhượng bộ bên nào. Cuối cùng, Vua Theodoric của xứ Ostrogoths là một nhà cầm quyền có thế lực nhẩy vào can thiệp và ủng hộ phe Giáo Hoàng Symmachus. Cán cân nghiêng hẳn về phía Giáo Hoàng Symmachus, nhưng phe Lawrence vẫn còn tiếp tục chống đối, đem quân tấn công, chiếm Dinh Lateran. Nhiều tu sĩ bị giết hại,  Giáo Hoàng Symmachus phải trốn khỏi Dinh Lateran chạy ra ẩn núp ở sau những bức tường của Thánh Đường St Peter. Thấy vậy, Vua Theodoric  bèn ra lệnh cho quân đội của Lawrence giải tán và chính Lawrence phải rút lui ra khỏi kinh thành La Mã. Biết rằng không thể chống cự được với quân đội  của Vua Theodoric, phe Lawrence đành phải rút lui. Nhờ vậy mà cuộc tranh chấp này mới chấm dứt và Giáo Hoàng Symmachus mới trở về Dinh Lateran yên vị. Đến năm 514 thì ông qua đời
Thành Constantinople theo Chronicle Nuremberg được xuất bản vào năm 1493. Ảnh awesomestories.com
Cho đến thời kỳ này, Đế Quốc La Mã Phương Tây đã phân hóa thành nhiều tiểu quốc, nhưng Đế Quốc Phương Đông có thủ đô là kinh thành Constantinople vẫn còn khống chế cả Giáo Hội Phương Đông (sau này là Giáo Hội Chính Thống) và Giáo Hội Phương Tây (tức Giáo Hội La Mã). Vì bị Đế Quốc Đông Phương (Byzantine) khống chế, cho nên việc tấn phong Giáo Hoàng John III (561-574) cần phải có sự chấp thuận của Hoàng Đế Justinan. Bản văn sử dưới đây cho chúng ta thấy rõ sự kiện này:
Giáo Hoàng John III (561-574)  được tuyển chọn đưa lên kế vị Giáo Hoàng Pelagius I (556-560) và được tôn phong vào ngày 17 tháng 7 năm 561, nhưng bị bắt buộc phải chờ đợi tới khoảng 4 tháng sau mới nhận được sự chấp thuận chính thức của Hoàng Đế Justinan.” (5) .
Tình trang lệ thuộc này kéo dài đến giữa thế kỷ thứ 8 vào thời Giáo Hoàng Gregory III (731-741) mới chấm dứt vì lúc đó Đế Quốc Byzantine đã suy yếu, phần vì nội bộ lủng củng, phần vì các thế lực chính trị tại Pháp, Đức và Ý cũng nhẩy lên tranh thắng trên sân khấu chính trị Âu Châu.
.
Ngày 18 tháng  3 (năm 731), ông (Giáo Hòang Gregory III)  được tôn phong lên làm Giáo Hoàng và lập tức ông tìm cách để cầu xin Byzantine chuẩn nhận. Đây là lần chót khi Giáo Hoàng lên ngôi phải cần có sự chuẩn nhân như vậy.”  (6) .
Sau đó không bao lâu, Đế Quốc Byzantine thật sự suy yếu, như vậy Vatican mới thoát được tình trạng làm chư hầu cho Đế Quốc Byzantine. Thế nhưng, khi quyền lực càng được tăng lên bao nhiêu thì tình trạng tranh giành quyền lực trong nội bộ Giáo Hội lại càng trở nên khốc liệt hơn trước. Các ông giáo hoàng và giới tu sĩ càng sống đời phóng đãng, càng trở nên bê bối thối tha, và họ càng lọan luân dâm loàn hơn trước. Tình trạng này được sách Vicars of Christ ghi lại như sau:
Do việc luôn luôn vận dụng chính trị và ám ảnh với những vấn đề thế tục, do việc lạm dụng quyền lực và do sự độc ác kinh hồn, các ông giáo hoàng đáng lý ra là tụ điểm của tinh thần đoàn kết, nhưng lại làm cho toàn thể vương quốc Kitô hư hỏng, thối nát và đồi bại. Không phải tà giáo, mà chính là cái chức vị giáo hoàng đã làm cho Giáo Hội tan nát...      
Hãy lấy danh sách các ông giáo hoàng từ năm 880 trở đi ra cứu xét.   Trong 150 năm tiếp theo đó, có tới 35 người lên làm giáo hoàng, tính trung bình mỗi ông ngồi ở ngai vàng được 4 năm. Trong thời kỳ đầu, việc chuyển quyền đều giống nhau. Những người được chọn đưa lên làm giáo hoàng chỉ vì họ quá già yếu và nhu nhược. Nhưng tới thế kỷ thứ IX và thế kỷ thứ X, nhiều người được đưa lên ngôi mới ngoài hai mươi tuổi, nhiều người mới mười mấy tuổi. Có mấy người chỉ ở ngôi được có 20 ngày, hay một tháng, hay 3 tháng. Sáu người bị truất phế, một số bị giết khi còn tại vị. Trong thời gian này, không thể nào biết được có bao nhiêu ông giáo hoàng thứ thiệt và bao nhiêu  giáo hoàng giả (ngụy giáo hoàng) vì rằng lúc đó chưa có phương pháp nhất định để tuyển chọn  trong số những người ngấp nghé  mong được đưa lên làm giáo hoàng.

Giáo Hoàng Benedict V
Khi có một giáo hoàng bỗng dưng biến mất, người ta nghi ngờ có thể ông ta đã bị cắt cổ rồi ném xuống sông Tiber? Có thể ông ta bị bóp cổ cho chết ở trong tù? Có thể ông ta đã trốn đi ngủ với gái ở một nhà chứa? Có thể ông ta đa bỉ cắt tai, xẻo mũi  như Giáo Hoàng Stephen VIII (928-931) vào năm 930, rồi chẳng bao giờ dám xuất hiện ở các nơi công cộng nữa? Hay là ông ta đã trốn đi biệt tăm như trường hợp Giáo Hoàng Benedict V (964) vào năm 964, sau khi đã làm nhục một thiếu nữ trẻ rồi cuỗm toàn thể kho tàng của Giáo Hội trốn đi Constantinople ngay sau đó, và chỉ trở về sau khi đã xài hết sạch tiền bạc để rồi lại gây ra những thảm họa khác cho kinh thành La Mã? Sử gia ngoan đạo Gerbert gọi Bebedict là “con quỷ độc ác nhất trong các con quỷ”, nhưng cũng còn chưa nói lên đúng mức với tội ác của ông ta. Đức Thánh Cha này cuối cùng bị một người chồng của một bà đánh ghen giết chết. Xác của Ngài có tới hàng trăm nhát dao đâm  và bị lôi đi qua các đường phố, rồi bị liệng vào một cái hầm cầu tiêu.
Không cần phải thắc mắc, các ông giáo hòang (đức thánh cha) này đã tạo ra tập đoàn lãnh đạo đê tiện nhất trong lịch sử cả ở trong Giáo Hội cũng như ở ngoài đời. Rõ ràng, họ chỉ là những quân dã man mọi rợ. La Mã cổ thời không có gì có thể sánh với những sự thối tha của các đức thánh cha này.
Phiên xử xác chết GH Formosus. Ảnh wikipedia
Một đức thánh cha khác, Giáo Hoàng Stephen VII* (896-897) khùng điên đến cùng độ của khùng điên. Ông ta cho đào xác vị tiền nhiệm là Giáo Hoàng Formosus (891-896) đã chết hơn 9 tháng rồi. Trong cái gọi là Phiên Tòa Xử Xác Chết, Đức Thánh Cha Stephen VII* cho mặc lễ phục giáo hoàng vào cái xác chết của Đức Thánh Cha Formosus đã thối rữa, rồi cho ngồi vào ngai vàng của giáo hoàng ở trong Điện Lateran rồi chính ông ta đứng ra thẳm vấn. Đức Thánh Cha Formosus bị cáo buộc là ngụy giáo hoàng; lý do:  ông ta là giám mục ở một chỗ khác, vì thế nên  không đủ tiêu chuẩn ở Rome để được làm giáo hoàng. Theo Giáo Hoàng Stephen, phiên xử này làm vô hiệu hóa tất cả những việc làm của Giáo Hoàng Formosus. Một cậu bé phụ tế  trả lời thế cho cái xác chết của Đức Thánh Cha Formosus. Sau khi bị tuyên bố là có tội, cái xác chết của Đức Thánh Cha Formosus bị kết án là “ngụy giáo hoàng”, quần áo bị lột, ba ngón tay (phải) bị xé bỏ, chỉ để lại cho một chiếc áo lông bó sát vào cái xác đã thối rữa này giống như một bịch thịt, rồi đem liệng xuống sông Tiber. Sau đó, cái xác này đuợc những người thương mến Formosus vớt lên và âm thầm đem chôn ở một nơi. Sau này, cái xác này được đem đến chôn ở bên ngôi mộ của Thánh Peter. Chẳng bao lâu, chính Giáo Hòang Stephen VII cũng bị bóp cổ chết.
* Chú thích của SH - Đúng là Stephan VI (896-897) theo các tài liệu khác: quyển Pope Encyclopedia của Matthew Bunson, và The New American Bible, và Wikipedia. Chỉ có sách Peter De Rosa biên Stephen VII. Có lẽ là sự lầm lẫn.
Các đức thánh cha chém giết lẫn nhau rồi chính bản thân cũng bị giết.  Đời sống của các ngài chẳng giống như phúc âm chút nào cả. Họ giống như lũ thiếu niên con cái các gia đình giầu có biến thành bọn nghiện ngập, du côn, du đãng ở trong các hộp đêm trong thời đại ngày nay  hơn là các ông giáo hoàng La Mã như là cái nhìn của nhân dân thế giới bây giờ. Một số được đưa lên ngai vàng là do nơi cha mẹ có tham vọng, một số nhờ vào thanh kiếm (bạo lực), một số nhờ  vào ảnh hưởng của các bà nhân tình trẻ đẹp ở trong giới thượng lưu mà người đời gọi là “Triều Đại Của Bọn Gái Điếm”.

Giáo Hoàng Marozia
Nổi bật nhất trong những cô gái điếm hạng sang này là Marozia của gia đình Theophylact.  Theo Giám Mục Liutpand ở địa phận Cremona, một người đương thời với bà, thì thân mẫu của Marozia là Theodora đã chỉ bảo cho nàng cái mánh mung “vành ngoài bảy chữ, vành trong tám nghề”. Chính bà Theodora đã ăn ở với Đức Thánh Cha John X (914-928) và sinh ra đứa con gái thứ hai của bà cũng có tên là Theodora. Người nào nói rằng đàn bà chẳng bao giờ có ảnh hưởng đến công việc  quản lý  Giáo Hội thì sẽ không thể hiểu được hai người đàn bà quả quyết và cương nghị ngoài sức tưởng tượng này. Trong vòng chưa đầy 10 năm, các bà gái điếm hạng sang này đưa lên ngai vàng và truất phế không dưới tám đức thánh cha.

Giáo Hoàng Joan
Trong tác phẩm “Sự Suy Vong Và Sụp Đổ”, sử gia Gibbon đề nghị gọi các đức thánh cha này là các nữ giáo hoàng, vi rằng họ là hình ảnh “chính trị làm tình (nhờ kỹ thuật làm tình) và cũng là những người tạo nên sự xuất hiện nữ Giáo Hoàng Joan. Vị nữ giáo hoàng này đã được mọi người tin tưởng trong nhiều thế kỷ cho tới thời Cải Cách (1309-1648). Đây cũng là nguồn an ủi đối với người Anh khi họ biết rằng chỉ có một nữ giáo hoàng độc nhất vốn  là một cô gái gốc Anglo-Saxon. Bà giáo hoàng này đang lúc có bầu gần kề ngày sinh thì lại mặc  lễ phục giáo hoàng đi diễn hành từ Đại Hí Trường đến nhà thờ San Clemente,  và chết ở dọc đường.”  (7) .
Sách Lives of the Popes  ghi lại như sau:
“Sau khi Giáo Hoàng Benedict VI (973-974) bị ngụy Giáo Hoàng Boniface sát hại, giám mục địa phận Sutri, ở gần Viterbo, được bầu lên ngôi tức là Giáo Hoàng Benedict VII (974-983) với sự ủng hộ của Hoàng Đế Otto II của nước Đức, của phe đảng ủng hộ đế quốc Đức và  của các gia đình quý tộc tại Ý Đại Lợi. Benedict VII, lúc đó là  Giám mục địa phận Sutri được tôn phong lên ngôi Giám-mục tại kinh thành Rome (tức là Giáo Hoàng) vào tháng 10 năm 974. Tân Giáo Hoàng liền triệu tập hội nghị để rút phép thông công ngụy Giáo Hoàng Boniface VII (974 và 985). Nhưng rồi, vào mùa hè năm 980,  Boniface VII  khởi loạn chống  lại Benedict VII, buộc Giáo Hoàng Benedict VII phải chạy khỏi kinh thành Rome và cầu cứu Hoàng Đế Otto, nhưng mãi đến tháng Ba năm sau mới ổn định.” (8) .
Sách Babylon Mystery Religion viết:
"Giáo Hoàng Sergius III (904-911) đã sát hại vị tiền nhiệm để nhẩy lên ngôi vị giáo hoàng. Sách sử Giáo Hội La Mã cho biết cuộc đời mang đầy tội ác của ông về chuỵện ông sống công khai với bà Marozia và có  nhiều con ngoại hôn với người đàn bà này. Sử gia Baronius gọi ông là “con qủy râu xanh” và sử gia Gregorovius thì gọi ông là “tên tội đồ khủng bố”... Những năm Giáo Hoàng Sergius III tại vì là những năm  khởi đầu cho thời kỳ “bọn gái điếm lộng hành và tháo túng Tòa Thánh Vatican” (904-963)."(9)
"Giáo Hoàng John X (914-928)  nguyên thủy được đưa tới nhận chức Tổng Giám Mục ở Ravanna, nhưng bà Theodora ra lệnh đưa ông trở về kinh thành Rome để rồi đưa lên làm giáo hoàng. Theo Giám-mục Liutprand địa phận Cremona, người viết lịch sử về thời 50 năm sau đó thì “Bà Theodora ủng hộ việc đưa John lên làm giáo Hoàng là để dễ dàng sống công khai với ông.” Sau đó, ông bị bà Marozia ám sát chết để đưa Leo VI (928-929)  thay thế.  Leo VI cũng chỉ ở ngôi mấy tháng (From May to December 928) rồi cũng bị bà Marozia ám sát chết  sau khi bà ta khám phá ra ông giáo hoàng này yêu một người đàn bà khác."(10)
"Mấy năm sau, bà Marozia đưa con trai của bà mới hơn mười tuổi lên ngôi tức là Giáo Hoàng John XI (931-935)). Nhiều sử gia trong đó có sử gia Liutprand quả quyết rằng John XI là con ruột của bà và Giáo Hoàng Sergius III (904-911). Nhờ những âm mưu của mẹ (tức bà Marozia) lúc đó đang cầm quyền ở Rome mà cậu nhỏ này được đưa lên làm Giáo Hoàng. Nhưng rồi trong các cuộc thanh toán lẫn nhau giữa bà Marozia và các phe địch, Giáo Hoàng John XI bị hạ bệ và bị tống giam vào trong ngục thất, rồi bị đầu độc chết ở trong tù.(11)
Trong  bức tâm thư của Học Hội Đức Giêsu Kitô Phục Sinh gửi các linh mục Việt Nam vào tháng 5/1999, trong đó có một đoạn vừa nói rõ những sự chém giết thanh toán lẫn nhau để giành chiếm ngôi vị giáo hoàng, vừa nêu đích danh từng ông giáo hoàng với những tội ác trời không dung đất không tha, vừa nói rõ những khối tài sản khổng lồ mà Giáo Hội đã cướp đoạt được tại một số quốc gia Âu Châu. Nguyên văn đoạn này như sau:
Kính thưa các linh mục Việt Nam và ngoài nước, sau đây, Học Hội chúng tôi xin chia xẻ với quý vị về một tụ điểm rất tế nhị, tụ điểm “quyền lực của triểu đình giáo hội trung ương Roma”. Từ vạn cổ, ở đâu có quyền lực thì  ở đấy có người nhòm ngó và mong chiếm đoạt – xác chết ở đâu diều hâu tụ lại đó - Giáo Hội Công Giáo Roma thời Trung Cổ suy đồi tồi tệ, là vì các đại quý tộc nước Ý  tranh cướp “Ngôi Giáo Hoàng” với bất cứ giá nào, năm ba đạo quân kéo vào Roma bày trận thế, lấn nhau từng bước chí tử, máu đổ trên từng viên đá lát công trường thánh Phêrô. Đến giữa thế kỷ 15 thì đã có tổng cộng 39 giáo hoàng giả so với 209 giáo hoàng thật. Từ hậu bán thế kỷ 9 đến tiền bán thế kỷ 14, trong khoảng  421 năm có 15 giáo hoàng bị ám sát trên ngôi báu. Giáo Hoàng Sixtus IV (1471-1484)  đã ra lệnh xây pháo đài phòng thủ kiên cố tháp vào đền thờ thánh Phêrô để bảo vệ sinh mạng Giáo Hoàng. Về sau,  pháo đài này ngụy trang thành “nhà nguyện Sixtine”. Lịch sử cho biết có 3 (ba) giáo dân (không chức thánh dù nhỏ nhất) kế tiếp nhau lên Ngôi Giáo Hoàng là (#143) Benedict VIII (1012-1024), (#144) John XIX (1024-1032), và (#145) Benedict IX (1032-1048). Ấu chúa Banedict IX làm 3 (ba) nhiệm kỳ giáo hoàng  ngắt quãng: Năm 12 tuổi lên ngôi được 12 năm bị truất 1 năm. Năm 25  tuổi làm thêm một năm, rồi năm 27 tuổi làm giáo hoàng thêm 2 (hai) năm nữa. Một bé trai thứ hai lên ngôi năm 18 tuổi là (#130) John XII (955-964). Cũng vì quyền lực của ngôi giáo hoàng mà giáo hoàng thứ 113 là Stephen VI (896-897) hạ lệnh khai quật một giáo hoàng thứ 111 là Formosus (891-896) lên xử “tùng xẻo” rồi ném xác xuống sông, sử gia gọi là “the so-called Cadaver Synod”.  Thế  còn ông giáo hoàng thứ 112 là Boniface VI đứng giữa hai bên “được làm vua thua làm giặc này” không biết làm giáo hoàng được mấy ngày. Các  sử gia đoán chừng dài bằng với Urban VI là 12 ngày giáo hoàng.
Và  sau đây là vài niên biểu đáng ghi nhớ về quyền lực giáo hoàng (1) Giáo hoàng thứ nhất  thiên đô từ Roma về Constantinopla là John I (523-526). (3) Giáo hoàng  thứ nhất bị rút phép thông công là Vigilius (537-555). (4) Giáo hoàng thứ nhất cai tri Giáo Hoàng Cương Thổ là Stephen II (752-757). (5)  Giáo hoàng thứ nhất thiên đô về Avignon ở Pháp là Clement (1305-1314). (6)  Từ năm 1523 đến năm 1978, có tất cả 45 giáo hoàng người nước Ý liên tục kế tiếp nhau lên ngôi giáo hoàng. (7)  Rừng nào cọp ấy, 7 giáo hoàng đóng đô tại thuộc nước Pháp đều là giáo hoàng người Pháp.." (12) .
Sử gia Malachi Martin  dành hẳn một chương sách trong cuốn The Decline And Fall Of The Roman Church để nói về tình trạng tranh chấp và thanh toán nhau để giành chiếm ngôi vị giáo chủ (giáo hoàng). Chương sách này khá dài. Chúng tôi xin trích ra đây mấy đoạn văn quan trọng để cống hiến độc giả biết rõ hơn về bộ mặt thật ghê tởm của các ngài chức sắc cao cấp “mang chức thánh” trong giáo triều Vatican. Dưới đây là nguyên văn những đọan văn này:
"Trong cái lâu đài Gotleben dễ thương ở nước Đức chỉ cách xa thị trấn và Hồ Constance có mấy dặm, có ba tên tử tù đặc biệt. Cả ba đều bị xiềng, cả ba đều đau đớn và cả ba đều có những vết bầm tím đầy mình.  Mỗi người bị giam riêng trong một phòng tối và ba phòng giam này nằm sát bên nhau. Vào buổi sáng ngày 29/5/1415, mỗi người trong ba tên tử tù này đều biết rõ là họ sẽ bị hành hình. Một người sẽ bị thiêu sống tám ngày sau đó. Tên người tù này là John Hus với tội danh là “tà giáo”. Người thứ hai cũng sẽ bị thiêu sống với tội danh là “tà giáo” vào đúng một năm và một ngày kể từ hôm đó. Tên người thứ hai này là Jerome quê quán ở kinh thành Prague (Tiệp Khắc) . Người thứ ba cũng sẽ chết đau đớn trong một ngày không xa. Tên người thứ ba này là Baldassare Cossa. Trước đó  mấy ngày,  Cossa còn được một số đông người ở trên thế giới coi như là Giáo Hoàng của (Giáo Hội) La Mã. Tội danh của  người này  được ghi rõ  trong bảng dài vô tận và tội nào cũng đáng chết cả. Đó là lời nói của các phán quan tại Hội Nghị Constance lúc bấy giờ."  (13) 

Baldassacre Cossa,
ngụy giáo hoàng
"Khi số phận của họ còn đang chờ quyết định của Hội Nghị Constance, Hus và Jerome thường hay la mắng Cossa. Họ luôn luôn đòi Cossa phải giải thích  cung cách hành xử  của anh ta; vì rằng nếu cho rằng họ là tà giáo thì Cossa chắc chắn là kẻ kiếm chuyện." (14)
"Còn nữa, Cossa đã  không ý thức được việc để cho một cơ hội cải  cách toàn bộ giáo triều Vatican và Giáo Hội La Mã. Cả ba tháng trời, giáo dân trong đó có các chính trị gia, nông dân, chủ tiệm buôn bán và vua chúa đã hết lòng khẩn khoản nài ép các ngài "mang chức thánh" trong Giáo Hội hãy từ bỏ công việc chính trị và từ bỏ việc vơ vét tiền bạc, dồn hết thì giờ và nỗ lực vào những công việc thuộc phạm vi đạo đức và thần quyền mà Chúa Jesus cũng như ông Peter cùng những người kế  nghiệp Peter đã giao ước. Các nhà cải cách này gần như đã thành công. Nhưng cuối cùng, các ngài "mang chức thánh" đã dùng những thủ  đoạn gian manh để thủ thắng và giáo dân đã thua cuộc, không còn cơ hội để cải tổ Giáo Hội. Tất cả cũng do Cossa mà ra.  (Chỉ còn có một cơ hội đôc nhất như vậy để cải cách trước khi Giáo Hội phân hóa  và tan vỡ ra từng mảnh. Và một lần nữa, các ngài "mang chức thánh" của Giáo Hội lại từ chối.(15)
"Nhưng trong năm 1415 này, số phận của ngôi vị giáo hoàng và Giáo Hội La Mã đang vướng mắc vào những vấn đề nan giải với những  việc làm đôi khi hết sức là nhơ nhớp, đôi khi hết sức tội nghiệp, nhưng luôn luôn là đáng tiếc - của một người với cái tên là Baldassare Cossa. Cho tới một buổi sáng trong tháng 5/1415 này, Cossa đã tự phong là giáo hoàng được  5 năm với  đế hiệu là John XXIII. Năm năm  này là 5 năm đầy những mưu mô quỷ quyệt, bóp méo sự thật, quay quắt, lắt léo,  lật lọng, tráo trở, thủ tiêu,  thuyết phục, mua chuộc, thế tục hóa, thỏa hiệp, gây chiến, tấn kích bất ngờ, và tàn sát, làm cho một số kẻ thù phải lo sợ, 5 năm của nói láo,  năm năm của thề gian và phản bội. Hôm nay, Cossa đã bị thộp cổ bằng ngay cái bẫy do chính  hắn giăng ra. Một năm trước đây, trong khi còn tại vị, Cossa đã triệu tập một đại hội đồng của toàn thể Giáo Hội mà trong thâm tâm  hắn nghĩ răng  hội đồng này sẽ phục vụ cho ý đồ của hắn. Nhưng hắn đã thất bại. Hôm nay, hắn lại bị lôi ra trước hội đồng này giống như là một tên tội đồ thường phạm, và hắn sẽ  bị 5 quốc gia -  5 nhà lãnh đạo và các ngài "mang chưc thánh" của Giáo Hội ở 5 quốc gia này - kết tội hắn. Họ sẽ trừng phạt hắn  ra làm sao?"(16)
"Cossa khởi đầu cuộc đời từ thuở mới mười mấy tuổi bằng nghề ăn cướp biển. Nhưng gia đình Neapolitan của hắn vốn là dòng quý tộc ở Ischia đã dùng tiền lo lót với vua xứ Naples, (một người lúc nào cũng cần tiền). Hắn được  đưa vào làm lính trong mấy năm, rồi sau đó  hắn được cho vào học tại trường Đại Học Bologna. Tại đây, hắn trở thành một tên khét tiếng về phàm ăn và đàng điếm, và cuối cùng hắn trở thành một người "mang chức thánh" của Giáo Hội. Cả Âu Châu cùng biết lý lịch của hắn."(17) .
Mấy đoạn văn  trên đây cho chúng ta thấy việc thanh toán và thủ tiêu lẫn nhau giữa những người “mang chức thánh” trong giáo triều Vatican của Giáo Hội đã xẩy ra quá nhiều lần và đã trở thành một thói quen. Vì thế mới có tình trạng "sông Tiber là mồ chôn người không chính thức“ và "địa điểm nhóm họp phải là nơi  gần sông hay hồ lớn để liệng xác người (bị thanh toán) xuống đó, chỉ riêng Lake Constance và con sông Rhine đã là những tha ma chôn xác chết của những phường ác quỷ mang chức thánh." Điều này cũng cho thấy rằng các Ngài “mang chức thánh” trong Giáo Hội đối xử với nhau còn tệ hơn cả các loài dã thú trong chốn rừng xanh.
Ngoài ra, còn có những trường hợp bị thanh toán bằng độc dược như trường hợp Giáo Hoàng Adrian VI (1522-1523) bị hạ thủ vào năm 1523 và Giáo Hoàng John Paul I (1978) bị hạ độc vào năm 1978.
Cho đến ngày nay, tình trạng phe đảng chém giết thanh toán lẫn nhau để tranh giành quyền lực cũng vẫn còn đang tiếp diễn. Ông Nguyễn Trần Ai ghi lại sự thật ô nhục này như sau:
Rồi thì hai nhân vật ấy (Giáo Hoàng John Paul II và Hồng Y Joseph Ratzinger) lại xuất hiện, với hai thái độ khác hẳn, trong một biến cố tôi thiển nghĩ là quan trọng nhất của lịch sử cận đại. Chính Hồng Y Joseph Ratzinger, chủ tịch Ủy Ban Thần Học Quốc Tế,  đề nghị Ủy Ban của ngài nghiên cứu đề tài “Giáo Hội và những Lầm Lỗi trong Quá Khứ”, tiếp theo là lời nhận lỗi và xin lỗi của Giáo Hoàng John Paul II trong Thánh Chỉ Luận Tội (Bull of Indiction) của lễ Đại Xá năm 2000.”...
Trong Incarnationis Mysterium, ngài hy vọng rằng Đại Xá năm 2000 có thể là cơ hội để quán tẩy ký ức của Giáo Hội khỏi mọi hình thức của “phản chứng và tai tiếng” đã xẩy ra trong thiên niên kỷ vừa qua.”
Đã có những Giáo Hoàng nhận lỗi, nhưng xin lỗi thì chưa hề có. “Giáo Hoàng Adrian VI (1459-1523) làm giáo hoàng được hơn một năm, từ  tháng 8, 1522 đến ngày 14/9/1523 thì chết, không biết chết tự nhiên hay bị bức tử. Ngài muốn cải tổ  Giáo Hội và Tòa Thánh, nhất là nội các La Mã (curia) của vị tiền nhiệm là Giáo Hoàng Leo X (1513-1521). Ngài công khai tố cáo “những điều khả ố, lạm dụng, dối trá từ trên nóc xuống đến các thành viên  của triều đình La Mã”. Tuy vậy, ngài không xin lỗi.
Giáo Hoàng Paul VI (1963-1978) được Giáo Hoàng John XXIII (1958-1963) chỉ định nối ngôi từ  ngày 28/6/1963; đến ngày 6 tháng 8 năm 1978  ngài được Chúa gọi về. Đối với Việt Nam, ngài được biết qua thánh chỉ Christi Matri ngày 19/9/1966, kêu gọi hòa bình. Qua Công Đồng Vatican II, ngài thực hiện nhiều cải cách... Sau khi Giáo Hoàng Paul VI băng hà, ngày 26/8/1978, Hồng Y Albino Luciani (sinh năm 1912) được bầu lên làm Giáo Hoàng thứ 263 tức là Giáo Hoàng John Paul I. Có tiếng đồn rằng thân phụ của ngài là Giovanni Luciani đã đốt những cây thánh giá trong bếp. Hồi 4 giờ 30 ngày Thứ Sáu 30/9/1978, dì phước quản gia Vincenza đem cà phê vào thì ngài đã chết. Nhiều người Ý tin rằng Giáo Hoàng John Paul I bị giết, nhất là khi Vatican từ chối không chịu cho mổ tử thi của ngài (MP 179).(18)
Trong cuốn Công Giáo Huyền Thọai Và Tội Ác, với tiểu mục "Đương Kim Giáo Hòang John Paul II và cái chết mờ ám của Giáo Hòang John Paul I (1978)", ông Charlie Nguyễn viết:
"... Giáo Hòang John Paul I được bầu làm Giáo Hòang vào tháng 8 năm 1978 lúc Ngài 65 tuổi. Ngài là vị Gíao Hòang đầu tiên lấy danh hiệu bằng hai tên thánh John Paul. Ngài luôn luôn cười vui vẻ nên được giới ký giả suốc tế tặng danh hiệu là Đức Giáo Hoàng Di Lặc Công Giáo (Smiling Buddha Pope). Ngài bị đầu độc chết sau khi uống một ly cà phê vào lức 11 giờ tối 28/8/1978. Người mưu sát là Hồng Y Jean Villot, quản nhiệm địa phận Lyon (Pháp), lúc đó đương làm Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh (tương đương với thủ tướng). Hồng Y Jean Villot là hội viên Tam Điểm (Free Masonry), bí danh là Jeanni, được kết nạp tại Zurich ngày 6/8/1976, đứng đầu "Đại Tổ Vatican" (The Great Vatican Lodge). Trước khi gia nhập Tam Điểm, Hồng Y Lean Villot đã nắm trọn guồng máy hành chánh của triều đình Vatican từ năm 1962. Dưới quyền Jean Villot có 121 cán bộ nằm vùng nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng trong các cơ quan của Tòa Thánh. Tháng 3/1979, Jean Villot qua đời. Đương kim Giáo Hòang John Paul II bổ nhậm đàn em của Jean villot, một trong số 121 các bộ Tam Điểm, là Hồng Y Casaroli đảm nhiệm chức vụ Quốc Vụ Khanh từ tháng 3/1979. Tất nhiên, Giáo Hòang John Paul II biết hết mọi chuyện bí mật của Jean Villot và phải là người trong nhóm bí mật của siêu quyền lực dấu mặt mới có thể được cất nhắc lên ngôi vị Giáo Hòang hiện nay.(19)
Sự thanh toán lẫn nhau không phải chi xẩy vào khi có giáo hoàng qua đời, mà còn thường xẩy ra trong những cuộc hội họp bàn thào về một vấn đề gì  rồi vì tranh giành nhau chiếm ưu thế, họ cũng tàn sát lẫn nhau hết sức dã man. Đọan văn sử dưới đây cho chúng ta thấy rõ sự kiện này và cuộc sống đàng điếm thối tha của giai cấp tu sĩ được mệnh danh là những người mang chức thánh của Giáo Hội La Mã:
Khi có cuộc họp của một số đông các tu sĩ của Giáo Hội La Mã thì địa điểm nhóm họp phải là nơi  gần sông hay hồ lớn để liệng xác người (bị thanh toán) xuống đó. Hồ Constance đã tiếp nhận tới hơn năm trăm xác người (bị thanh toán); Con sông Rhine cũng là nơi tàng chứa rất nhiều bí mật. Một điều kiện khác nữa là  nơi các Ngài hội họp phải đủ rộng rãi  có thể chứa được một số lớn gái điếm để phục vụ cho nhu cầu sinh lý của các Ngài mang chức thánh của Giáo Hội,. Việc làm này  còn khẩn cấp hơn là vấn đề quân sự và giá tiền lại rẻ hơn. Vào lúc cao độ của Hội Đồng,  có tới hơn một ngàn hai trăm gái điếm ở tại Constance (nơi Hội Đồng nhóm họp) làm việc cả ngày lẫn đêm để phục vụ cho nhu cầu sinh lý của các Ngài." (20)
Cũng trong sách Vicars of Christ, nơi trang  11, có đọan văn sau đây:
"Họ băng qua con sông Tiber, con sông mà trong nhiều thế kỷ đã được sử dụng vừa làm cống rãnh tiêu thụ rác rưởi của Kinh Thành Rome vừa làm  mồ chôn người không chính thức. Có lẽ, ngoài Trung Hoa ra,  Tiber là con sông có nhiều xác  người nhất bị nhận chìm trong  một ngày. Sáng hôm nay, dòng sông này lờ đờ mang mầu xám giống như màu áo của một giáo sĩ Franciscan."  (21)
Ngoài những tội tội ác loạn luân dâm loàn, sa đọa, đàng điếm và chia phe lâp đảng thanh toán, tàn sát lẫn nhau, trong những người lãnh đạo của Giáo Hội, có những người đã từng có những ngôn từ và hành động  "mất dạy" giống như những phường đá cá lăn dưa hay những quân đầu đường xó chợ và vẫn được Giáo Hội phong chân phước thánh (bước đầu của việc phong thánh). Đây là trường hợp Giáo Hoàng Pius IX (1846-1878) dám  ngang nhiên gọi dân tộc Do Thái là "lũ chó". Lời nói "mất dạy" này được tờ The News Tribune tại Tacoma ngày 3 September 2000 ghi lại như sau:
"Các diễn giả khác đọc mấy đoạn văn do chính Giáo Hoàng Pius (IX) viết trong đó có một đoạn ông ta cho rằng người Do Thái chỉ là một "lũ chó." (22)
"Quân bất hí ngôn". Vua không nói chơi và cũng không được sử dụng những ngôn từ mất dạy hay có những tác phong như những phường đá cá lăn dưa. Ấy thế mà đường đường là giáo chủ của một thế lực mang danh xưng là tôn giáo và tự phong là "Hội Thánh duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền", "Hiền Thê Của Thiên Chúa Làm Người", được tín đồ  suy tôn lên là "Đức Thánh Cha" là "Giáo Hoàng", là "Hoàng đế của các ông hoàng đế ở trên trái đất này" mà lại "ăn nói mất dạy" như vậy!  Khôi hài hơn nữa, "Đức Thánh Cha"  "ma cô"  Pius IX (1846-1878) mất dạy này khi còn sống thì được tín đồ kính cẩn tôn vinh là "Đức Thánh Cha" và sau khi chết đi thì lại được đương kim Giáo Hoàng John Paul II phong  chân phước  như chúng ta sẽ thấy trong bản tin như đã nói trên. Phải chăng các ông thánh của Giáo Hội La Mã đại loại đều "mất dạy" như thế hay sao? Chúng ta không lấy gì làm ngạc nhiên khi thấy những thằng ma cô mất dạy như các "đức thánh cha" Pius IX (1846-1878) và Pius XII (1939-1958), (người đã đề nghị Hoa Kỳ bỏ bom nguyên tử xuống Bắc Việt để giải vây cho liên quân Pháp - Vatcian đang bị khốn đốn tại cứ điểm Điện Biên Phủ vào mùa xuân năm 1954), cũng được Giáo Hội phong chân phước (chuẩn bị phong thánh). Rõ ràng đây là "nền văn hóa của đạo Thiên Chúa La Mã" (đạo Kitô La Mã) và Giáo Hội La Mã chỉ hành động đúng theo nếp sống văn hóa Kitô La Mã mà thôi. Cũng vì thế mà ngày 19/6/1988, Giáo Hội mới phong thánh cho 117 thằng ma cô mất dạy vốn là những tên tội đồ của dân tộc Việt Nam với những "công đức (tội ác) chống lại tổ quốc Việt Nam, giết người và làm tay sai bán nước cho Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Thập Ác Vatican, rồi tới ngày 1/10/2000, Giáo Hội cũng đã phong thánh cho 120 tên tội đồ tương tự như vậy  đối với dân tộc Trung Hoa.

NHẬN XÉT
Về những quy tắc đạo lý ngược đời trong xã hội Gia-tô. Tình trạng này tạo nên một xã hội trong đó công lý nằm trong tay kẻ mạnh “la raison du  plus fort  est toujours la meilleure.” (Kẻ mạnh bao giờ cũng phải). Đây là một xã hội sống theo luật rừng xanh. Câu chuyện vô cùng thương tâm của một nạn nhân trong cái xã hội sống theo luật rừng xanh này được nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn ghi lại trong tác phẩm Xóm Đạo chuyện  ông Thầy Bốn Phan dụ dỗ và phá hoại cuộc đời trong trắng của bé Mai mới 16 tuổi. Nếu ở trong xã hội dân chủ tự do, nhân quyền được tôn trọng, hoặc trong nền đạo lý Đông Phương thì người bị xã hội lên án và bị đưa ra công lý xét xử là ông thày Bốn Phan và em bé Mai được coi là nạn nhân đáng thương và cần phải được bảo vệ. Thê nhữ trong xã hội Gia-tô, công lúy bị đảo lộn, mọi trách nhiệm về tôi lỗi đều đổ lên đầu em bé Mai và bé Mai phải bị trừng trị bằng biện pháp đấu tố.  Họat cảnh đấu tố này được tác giả kể lại cho chúng ta nghe như sau:
“Một buổi sáng chủ nhật, lễ vừa xong, Thông nhập chung đoàn tín hữu ùn ùn kéo ra cửa chính. Anh đứng lại trên thềm xi măng, nói chuyện với vài phụ huynh học sinh. Bỗng nghe tiếng ồn ào bên hông nhà thờ, phía dành cho phụ nữ. Anh vội vàng chạy sang xem thì thấy một nhóm khá đông các bà đang hung hăng xúm lại xỉa xói: “Con quỷ lăng loàn! Đánh chết nó đi!”
Một bà khác rít lên: “Xé xác nó ra! Đuổi cổ nó khỏi nhà thờ! Nó dám quyến rũ thầy!”
Bà khác lại thêm: “Con đĩ nhuốc nhơ!  Làm ô danh Chúa!”
Cùng với những lời chửi mắng ấy, hàng chục bàn tay xúm vào xé toang hết áo quần của Mai. Mai vừa khóc vừa cố thoát thân. Nhưng họ vây chặt tứ bề, không một ai lên tiếng  ngăn cản. Tất cả đều đồng ý với nhau là phải ra tay trừng trị đứa con gái khốn nạn đã quyến rũ Thầy Phán khả kính của họ, làm thày lung lay con đường tu hành! Từng miếng vải tung lên. Chiếc áo dài trắng, cái quần đen, cái áo lót, trong nháy mắt biến thành những mảnh vụn quăng đầy chung quanh! Thông đứng lặng trên thềm, không biết phản ứng thế nào. Mai thì ngồi thụp xuống, hai tay che ngực, toàn thân chì còn cái quần lót nhỏ xíu. Một bà dơ chân đạp mạnh vào lưng, khiến cô ngã lăn ra. Các bà khác xúm lại, người thì chửi, người thì nắm tóc, rit lên đay nghiến. Thông nhìn quanh tìm một cái gì cho Mai che thân, nhưng không có. Chờ cho các bà nguôi ngoai phần nào, anh mới tiến lại từ tốn lên tiếng: “Thôi, các bà xử phạt như thế đủ rồi! Xin các bà tha cho cô ấy!
Các bà nhất loạt quay lại. Ai cũng nể Thông, nhưng vẫn còn ấm ức. Một bào bảo: “Tha thế nào được hở thày! Nó là con quỷ cái! Nó quyến rũ thầy Phán!”
Thông nắm vững tình thế. Anh biết lúc này không phải là lúc anh nên tranh cãi với các bà, dù rằng lý luận các bà là thứ lý luận ngang phè phè. Giữa thầy Phán và con bé 16 (mười sáu) tuổi, ai quyến rũ ai! Tôn giáo nào cũng vậy, ông cha hay ông sư (sịc) mê gái, người ta cứ lôi đứa con gái ra mà đánh chửi, đổ hết mọi tội lỗi lên đầu nó, bởi nó là hiện thân của quỉ cám dỗ bậc tu hành! Cái người đáng để các bà xé hết quần áo chính là thầy Phán! Nhưng các bà lại không làm như thế, mà chỉ dồn trọn căm hờn vào một phía tòng phạm! Thông điềm tĩnh bảo: “Cô ấy biết lỗi rồi! Từ nay không dám thế nữa! Các bà cho tôi xin!”
Vừa nói, Thông vừa rẽ đám đông tiến lại, cởi cái áo sơ mi anh đang mặc, khoác cho Mai và bảo cô chạy về nhà! Nhiều bà nhìn theo, tiếc rẻ than: “Thầy không để cho nó thêm một trận! Đồ mất nết!”
Thông từ tốn giãi bày: Lần đầu như thế là được rồi! Tôi dám chắc là từ nay cô ấy phải chừa! Lần sau mà còn tái phạm, thì xin các bà cứ thẳng tay, tôi không can! Vả lại, mình đang đứng bên cạnh nhà thờ, tức là trong khuôn viên nhà Chúa, để cô ấy lõa lồ như thế không phải! Tội chết!
Vốn nể tài ăn nói gọn gàng của Thông, các bà gật gù đồng ý, bảo nhau giải tán.” (23)
Về bài viết "Cuốn Thánh Kinh Ô Nhục Của Đạo Công Giáo" của ông Charlie Nguyên trên đây, chúng ta thấy có ghi lại lời khai  của các em nhỏ ở Lafayeete, Louisiana  trong  đó có những câu: ""Nếu tố cáo sẽ bị Chúa đầy xuống hỏa ngục" hoặc "mày phải câm miệng, nếu không, quỷ sẽ bắt mày!" Mấy bé gái bị linh mục sờ mó đã khai: "Cha nói Chúa đã chọn con để giúp cha biết cái đó thế nào!", và lời khai của em bé Cristine Clark thuộc giáo phận Joliet, Illinois nới rằng " Cha Ed Staphanie khẳng định giao cấu với cha không có tội vì đó là ý Chúa". Những sự kiện này cho chúng ta thấy rõ tác dụng của chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ của Giáo Hội La Mã thật là  vô cùng ghê gớm, và các ngài mang chức thánh của Giáo Hội đã lợi dụng  tối đa sự ngu dốt của tín đồ  để cấy vào đầu óc họ cái tư tưởng:
 “Là tín đồ ngoan đạo, phải có bổn phận giấu kín những chuyện tội lỗi, dù có thật, xẩy ra trong giáo xứ, không nên để cho người ngọai đạo biết.”, “Cha là đại diện của Chúa. Do đó Giáo dân phải coi Cha như Chúa. Nếu cha có làm gì sai quấy thì đã có Chúa phán xét; giáo dân không có quyền phán xét hay nói hành tỏi, vì rằng làm như vậy là nói xấu Chúa và sẽ có tội với Chúa."
Chả trách nào bọn văn nô và sử nô Gia-tô và những tín đồ Gia-tô cầm viết khác đều có những niềm tin, suy tư, lý luận và hành động rất Gia-tô như  những em nhỏ Gia-tô  ở Lafayeete, Louisiana trong bài viêt của ông Charlrie Nguyễn trên đây.
Các vụ "ấu dâm" và "hiếp dâm" của các ông Linh-mục Paul R. Shanley, John Geoghan và gần 60 linh-mục khác ở giáo phận Boston  (Massachusetts) được Hồng Y Bernard F. Law và người tiền nhiệm cai quản giáo phận này liên tục bao che trong gần 30 năm qua, chúng ta thấy rõ đây là những bằng chứng hùng hồn nói lên rằng, cho đến ngày nay Giáo Hội vẫn còn cố ý duy trì tình trạng để cho các ngài mang chức thánh đắm mình trong vũng lầy tội ác và bao che tội ác của họ.
Một cách tổng quát: Những bản văn sử được trình bày trên đây cho chúng ta thấy rằng gần như tất cả các ngài mang chức thánh trong Giáo Hội La Mã từ ông linh mục  quản nhiệm một xóm đạo hay thuộc một dòng tu được chỉ định phụ trách một công việc nào đó cho đến các ông giám mục, tổng giám mục, hồng y và nhất là các ông nắm giữ những  chức vụ cao cấp nhất trong Giáo Hội  được gọi là "Đức Thánh Cha" đều là những quân "đạo đức giả" (hypocrites), đều can tội chống lại nhân loại qua những hành động vi phạm nhân quyền, cố ý hủy diệt nền văn  minh của nhân loại, hủy diệt mọi thứ tình yêu thiêng liêng cao quý  của con người: như tình yêu  lứa đôi trai gái, tình yêu vợ chồng, tình yêu giữa cha mẹ đối với con cái, giữa con cái  đối với cha mẹ và anh em đối với nhau, hủy diệt luôn cả tình yêu  đối với  bà con  láng giềng, đối với quốc gia dân tộc để thay thế vào đó bằng tình yêu Giáo Hội lộn xòng với tình yêu Chúa trong đó. (Chúng tôi sẽ trình bày rõ những tội ác này ở phần sau). Còn những tội sống đời bê bối thối tha, loạn luân, dâm loàn thì  quả thật là những chuỵện quá  bình thường đối với họ và rất phổ quát trong Giáo Hội. Bình thường và phổ quát đến nỗi rằng  Giáo Hoàng Sixtus III (432-340) khi bị bắt đem ra xử về về tội dụ dỗ một bà nữ tu thì ông ta dùng ngay lời Chúa Jesus nói ngày xưa để biện minh cho cái tội dụ dỗ "dì phước" thành người tình của ông ta. Đó là câu nói, "Trong đám các ngươi, kẻ nào tự thấy mình không có tội thì hãy nhào ra  mà liệng  đá  vào người đàn bà đáng thương này trước nhất". Chuyện này được Giáo-sĩ  Peter de Rose kể lại trong cuốn Vicars Of Christ với lời lẽ nguyên văn như sau:
“Khi Giáo Hoàng Sixtus III (432-440) bị xử vì tôi dụ dỗ một nữ tu sĩ, ông ta đã có thể bào chữa bằng các viện dẫn lời nói của Chúa Ki-tô rằng, “Kẻ nào trong đám các người không có tội lỗi thì hãy ném viên đá đầu tiên.”   (24)   
Những bản văn sử trên đây cho chúng ta thấy rõ  những tác phong và việc làm thương luân bại lý, bất nhân, phi luân,  bạo ngược và đại nghịch bất đạo của các ông mang chức thánh trong Giáo Hội La Mã đã phát xuất ngay từ  nhân vật sáng lập ra đạo Kitô La Mã (Roman Christianity) [khác với đạo Kitô Do Thái (Jewish Christianity)] là Hoàng Đế Constantine (280-337). Kể từ đó cho đến ngày nay, những hành động kinh tởm "trời không dung đất không tha"  này không những đã không bị Giáo Hội lên án, mà trái lại,  chính những người lãnh đạo cao cấp nhất trong Giáo Hội  còn chủ trương hành động như vậy. Vì thế cho nên trong gần hai ngàn năm qua, Giáo Hội mới luôn luôn bao che, tán dương và  khích lệ những việc làm tội ác như vậy bằng cách  phong  thánh  và vinh danh những tên tội đồ khốn kiếp  này lên  hàng  "Đức Thánh Cha" "thánh con", "thánh lớn" và "thánh nhỏ" để cho giáo dân noi theo mà "sống đạo theo đức tin Kitô". Một trong những  bằng chứng hùng hồn nhất là Giáo Hội ban đặc ân cho  phép tu sĩ được giữ nhân tình với điều kiện phải đóng thuế.  Đây là một hành động vừa dung dưỡng tu sĩ làm bậy vừa làm tiền  theo kiểu "Tú bà"  và  còn siêu hơn cả "Tú Bà":
"Ở Avignon, Giáo Hoàng John XXII  tham lam cho phép các tu sĩ được giữ tình nhân với điều kiện phải đóng thuế. Ngay cả các ông tu sĩ trong trắng (không có tình nhân - NMQ) cũng phải đóng thuế trong trường hợp họ ngả vào trong vòng tay của một người đàn bà."(25)    
"Giáo Hoàng Sixtus IV (1471-1484) can tội loạn luân (incest) ăn ở với chị (em) gái sinh ra đứa con trai tên là Pietro Riario và cũng là giáo hoàng đầu tiên cấp giấy hành nghề mở "nhà chứa" (nhà thổ) tại Kinh Thành La Mã. Nhờ vậy mà  mỗi năm, ông thu hoạch được 30 ngàn tiền ducats. Ông cũng thâu hoạch được những khoản tiền khá lớn bằng cách đánh thuế các tu sĩ nào muốn công khai sống với tình nhân (bạn gái). Tệ hơn nữa,  ông còn làm tiền bằng cách bán giấy phép  cho các ông nhà giầu được quyền "an ủi" các bà có chồng xa nhà, v.v..."(26)
Tu sĩ được quyền "an ủi" những bà vợ có chồng xa nhà thì quả thật đây là một nét độc đáo của nền đạo lý của Giáo Hội La Mã! Không biết trong lịch sử loài người có nền đạo lý nào lại quái đản như vậy không?
Chưa hết, Giáo Hội cón làm tiền bằng cách cho mở "nhà thổ" (nhà chứa) và cấp giấy phép hành nghề cho những người hành nghề "chủ ổ điếm" (mụ tú bà) và cho các chị em gái giang hồ để lấy tiển mở rộng ảnh hưởng hay quyền lực của "nhà thờ" (Nhà Chúa). Đây là một nét độc đáo khác nữa của cái Giáo Hội luôn luôn cao rao là "Hội Thánh duy nhất thánh thiện, công giáo và tông truyền" và là "Hiền Thê của Thiên Chúa Làm Người"! Hội Thánh gì mà lại làm những việc xấu xa đê tiện như vậy!  Nếu không hiếp dâm ngôn ngữ thì phải gọi nó là "Hội Thánh Nhà Thổ" thì mới đúng.
Làm kinh tài  cho "nhà thờ" (Nhà Chúa" bằng cách cho mở "nhà thổ" (nhà chứa) và cấp giấy phép hành nghề cho những người hành nghề "chủ ổ điếm"  và các chị em gái giang hồ thì tất nhiên là phải có "quảng cáo" và phải có "những người đưa mối". Người Việt Nam ta có một từ ngữ đặc biệt để chỉ cho những hạng người làm cái nghề "quảng cáo" và "đưa mối" cho những hạng người làm  kinh tài bằng cái nghề đốn mạt này. Từ ngữ đặc biệt đó là "những quân ma cô".
Chao ôi!  Giáo Hội La Mã thường cao rao là "Hiền Thê của Thiên Chúa Làm Người" mà lại đi làm cái nghề ma cô như vậy thì quả thật là nhục nhã cho "Thiên Chúa Làm Người"! Chúa Jesus ơi! Người ta thường nói Ngài có những phép mầu và phép lạ gì ghê gớm lắm mà sao Ngài lại để cho người "Hiền Thê" của Ngài đi làm cái nghề ma cô đốn mạt như vậy?
Căn cứ vào những bằng chứng về những thành tích ăn chơi đàng điếm và những hành động kinh thiên động địa, đại nghịch bất đạo của các "đức thanh cha" trên đây của Giáo Hội La Mã, chúng ta có thể khẳng định rằng:
1.- Tất cả  232 ông Giáo Hoàng [tính từ  Giáo Hoàng Silvester I (314-335) trở về sau] của Giáo Hội La Mã đều được gọi là "Đức Thánh Cha" bất kể là có quá nhiều vị trong đó chỉ là những tên "ma cô".
2.- Việc phong thánh cho 117 tên tội đồ cướp nước và phản quốc  của dân tộc Việt Nam vào ngày 19/9/1988 là một thủ đọan chính trị  đại gian đại ác nhằm xúi giục tín đồ người  Việt Nam tiếp tục chống lại tổ quốc Việt Nam.
3- Việc phong thánh cho 120  tên tội đồ cướp nước và phản quốc  của dân tộc Trung Hoa vào ngày 1/10/2000 cũng là một thủ đoạn chính trị  đại gian đại ác tương tự.
4.- Bao che cho các cán bộ mang chức thánh của Giáo Hội đã phạm những tội ác đối với giáo dân hay với nhân dân trong vùng. Việc bao che này nằm trong sách lược chân vạc "ngậm  miệng, độc chiếm  quyền lực và hành động như là lũ quỷ râu xanh". Sách lược này được Bà Phước Joan Chittister ở thành phố Erie thuộc tiểu bang Pennsylvania thâu gọn trong một lời tuyên bố ngắn ngủi được  hai ký giả Elizabeth và Mehren Mary Route ghi lại trong tờ Los Angeles Times ) như sau:
"Bà Phước Joan Chittister thuộc dòng tu Benedictine ở Erie (tiểu bang Pennsylvania) đồng ý là Giáo Hội không thể nào còn tiếp tục đứng vững trên cái thế chân vạc "ngậm miệng độc chiếm quyền lực và hành động như lũ quỷ râu xanh." (27)
Bỏ ra ngòai những tội ác khác của Giáo Hội La Mã cũng như của các nhà lãnh đạo và giai cấp tu sĩ,  chỉ căn cứ vào những phần trình bày trong  chương sách này thôi, chúng ta thấy rằng gọi Giáo Hội  La Mã là tôn giáo chỉ làm dơ bẩn cho hai chữ "tôn giáo". Thế nhưng, dù mưốn dù không, với cái danh xưng "Giáo Hội La Mã'  (The Roman Church), "Đạo Thiên Chúa La Mã" (The Roman Christianity) tự nó cũng mang cái ý nghĩa tôn giáo. Vậy thì cũng phải nên có một từ ngữ mang mầu sắc tôn giáo khóac cho nó để người đời biết đó là một thứ tôn giáo, nhưng là một thứ tôn giáo bất bình thường, khác với các tôn giáo Đông Phương như Khổng Giáo, Phật Giáo, Lão Giáo, Ấn Độ Giáo hay Thần Giáo. Nó là một thứ tôn giáo mà văn hào Voltaire gọi là "cái tôn giáo ác ôn", học giả Henri Guillemen gọi là "Cái Giáo Hội Khốn Nạn" (Malheureuse Église), và ông Charlie Nguyễn gọi là "đạo bịp".
Với chủ trường "tôn giáo chỉ đạo chính quyền" để tiếm đọat thế quyền, thiết lập chế độ đạo phiệt Da-tô, với chính sách bất khoan dung đối với các tôn giáo và  văn hóa khác bằng bạo lực, với dã tâm thi hành chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ nhằm kìm hãm tín đồ và nhân dân dưới quyền mãi mãi ở trong tình trạng ngu dốt, với tội ác phát động chiến tranh tôn giáo, đem quân thập tự tiến vào Trung Đông và miền Nam Nước Pháp nhằm tiêu diệt Hồi Giáo, Do Thái Giáo, Chính Thống Giáo và giáo phái Cathari, tàn sát, gây thương tật và gieo rắc không biết bao nhiêu đau thương cho hàng trăm triệu nạn nhân trong các cuộc thánh chiến triền miền trong gần hai thế kỷ (1095-1291), với thủ đoạn thiết lập các Tòa Án Dị Giáo giết hại tới gần 100 triệu nạn nhân bị gán cho là "tà giáo" và "có tình ý riêng tư" không tuyệt đối trung thành với Tòa Thánh Vatican, với hành động  bóc lột tín đồ đến tận-xương tận tủy, với việc ban hành các thánh lệnh ăn cướp  thế kỷ XV, với những thành tích tranh giành quyền lực và thanh toán lẫn nhau hết sức dã man như lịch sử đã ghi nhận, với những cuộc đời phóng đãng loạn luân dâm loàn đã được phơi bầy ra trước công luận và lịch sử còn ghi rõ ràng như đã trình bày trên đây, người viết xin gọi Giáo Hội La Mã tức đạo Kitô La Mã là "cái đạo ăn cướp" và "đạo của bạo lực". Vấn đề đặt ra là nó đã bị lên án là "tôn giáo ác ôn", là "đạo bịp", "Giáo Hội Khốn Nạn" và "đạo ăn cướp" thì tất nhiên những người nắm giữ chức vụ giáo chủ có cái “Giáo Hội Khốn Nạn” có còn được gọi là “ĐứcThánh Cha"  nữa hay không? Điều này, người viết xin nhường cho độc giả  quyết định để tìm  ra một từ ngữ  nào thích  đáng nhất cho xứng hợp với những rặng núi tội ác chống lại nhân loại trùng trùng như hàng chục rặng núi Hy Mã Lạp Sơn của cái “tôn giáo ác ôn” này!


CHÚ THÍCH
1. Arnold Schrier & Wallter Walbank, Living World History (Glenview, Illinois: Scott Foresman and Company, 1974), p. 118-119. Sách sử ghi lại chuyên này như sau: 
“Vì ông Jesus không để lại bản văn viết nào về tín lý cho nên mới có những tranh luận giữa các tín đồ về niềm tin Ki-tô. Để giải quyết vấn đề này, năm 325, Hoàng Đế Constantine cho triệu tập một hội nghị nhóm họp ở Nicaea. Hội Nghị này sọan thảo một tín điều cho rằng Thượng Đế và ông Jesus Ki-tô có cùng một linh thể. Tất cả mọi người tham dự hội nghị đều đồng ý tín điều này, ngọai trừ một tu sĩ có tên là Arius và một số đồ đệ của ông ta. Những người này cho rằng Thượng Đế và ông Jesus Ki-tô có những linh thể khác nhau. Họ bị gán cho là tà giáo và bị trục xuất ra khỏi hội nghị. Những năm sau đó, phe theo ông Arius  và phe theo quyết định tín điều Nicene tranh nhau giành quyền lãnh đạo Giáo Hội, nhưng cuối cùng thì phe Nicene chiến thắng. Thêm vào tín điều Nicene, hội nghị còn khai triển những bản văn trong Thánh Kinh. Thánh Kinh của người Do Thái mà lúc đầu Giáo Hội Kitô Do Thái chọn làm Thánh Kinh  được gọi là Cựu Ước Kinh và được thêm vào những cuốn sách biên sọan sau khi ông Jesus đã bị hành hình. Có rất nhìều cuốn đuợc biên sọan sau khi ông Jesus qua đời, nhưng chỉ có 27 cuốn được chọn, gom lại được gọi là Tân Ước Kinh. ”

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét