Thứ Sáu, 13 tháng 2, 2015

SỬ VIỆT QUA CÁC NĂM MÙI

Nhìn lại những trang Sử Việt đầy biến động
Qua các Năm Mùi.
MƯỜNG GIANG


            Trải qua mấy ngàn năm tồn vong, đất nước ta luôn sống trong cảnh binh đao biến loạn vì thù trong giặc ngoài. Do đó, nên hầu hết các tài liệu lịch sử bị thiêu huỷ và thất lạc. Dẫu vậy nhờ khí thiêng sông núi, ngày nay ta vẫn còn giữ được nhiều trang sử vàng dũng liệt của tiền nhân suốt các thơì kỳ bình Chiêm phá Hán và chống thực dân Pháp.

            Nhưng bất hạnh thay cho Dân Tộc Việt,  là bắt đầu từ năm 1911 tới nay (2014), qua sự xuất hiện của Hồ Chí Minh và Ðảng Cộng Sản quốc tế tại VN, các trang sử Hồng-Lạc đã bị xáo trộn bởi ba giòng văn chương tréo cẳng ngỏng, với các khuynh hướng “ ca tụng  Hồ, chống Hồ và đống núi tài liệu ngoại quốc tả viết về chiến tranh VN từ 1945...

            . Tại thiên đàng xã nghĩa, sau ngày đổi đời 30-4-1975, Cộng sản Hà Nội độc quyền, cùng với một số trí thức miền Nam bụng  đầy chữ nghĩa nhưng không tim óc, cùng toa rập, dàn dựng, bịa đặt để viết lại lịch sử nước nhà với mục đích bôi son trét phấn cho Hồ và đảng “ quang vinh, bách chiến bách thắng “. Nhưng thúng không thể úp voi và giấy làm sao gói được lứa ? bởi vậy sử liệu của VC đã trở thành những trận cười ngặt nghẽo, giống như các huyền thoại cải lương về Hồ, về Võ, về 80 năm đảng có mặt trên núi xương, sông máu, để tạo nên Hồ triều giàu sang chung đỉnh tột bực trong dòng sử Việt, qua thành tích “ ta đánh My-Ngụy là đánh cho Nga-Tàu , cùng với trăm ngàn câu chuyên bán nước cho giặc, mà sánh chói nhất vẫn là Công Hàm bán Hoàng Trường Sa năm 1958 và ký kết Thành Đô 1990 giao nước Việt cho Trung Cộng “

            . Năm Mùi 2015, nhìn lại những trang sử mới vừa được các sử gia chân chính đưa ra ánh sáng , từ trong kho tài liệu khắp năm Châu và bia đời, mặt thật đã lộ sau lớp phấn son huyền thoại vừa tan biến vì sự thật vẫn là sự thật. Ðọc lịch sử để cãm thông cho người trong cuộc và thương cho dân tộc VN quá chịu đọa đày.

QUÍ MÙI ( 203 Sau TL) : Ðời Vua Hán Hiến Ðế, Giao Chỉ tức là nước Văn Lang đời các vua Hùng, sau đó là Thục (An Dương Vương) và Nam Việt (Triệu), bị cải thành Giao Châu do Sĩ Nhiếp lám Thái Thú, kiêm nhiệm thêm các quận Nam Hải, Hợp Phố ( Quảng Ðông, Quảng Tây) và Cửu Châu ( Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tỉnh). Tuy Sĩ Nhiếp không phải là người đầu tiên mang văn minh, văn hiến tới khai hoá dân Lạc Việt như sách vở Tàu đề cập nhưng Ông và các huynh đệ là những người quan tốt so với bọn tham quan ô lại tới cai trị đo hộ người Việt, vì vậy được mọi người tôn là Sĩ Vương.

ÐINH MÙI ( 767 Sau TL) : Năm thứ 2 Ðường Ðại Tông, giặc bể Côn Lôn và Ðố Bà cướp phá Giao Châu. Các quan nhà Ðường là Cao Chính Bình và Trượng Bá Nghi dẹp yên giặc, sau đó đắp La Thành để phòng thủ Giao Châu. La Thành chính là Hà Nội sau này.

ẤT MÙI (875) : Cao Biền rời Giao Châu sang làm Tiết Ðộ Sứ Tây Xuyên. Nhà Ðường đang hồi suy vi, kéo theo hổn loạn tại Giao Châu.

QUÍ MÙI ( 923) : Quân Tàu đem quân sang đánh và bằt Tiết Ðộ Sứ Giao Châu là Khúc Thừa Mỹ, rồi sai Lý Tiến sang thay thế.

QÚY MÙI ( 1043) : Lý Thái Tôn 1028-1054 , một minh quân của VN. Ngài có công lớn trong việc dẹp yên giặc Nùng Trí Cao ở Cao Bằng và Chiêm Thành. Năm 1043, ra lệnh cấm việc mua bán nô lệ hoàng nam, mở mang đường quan lộ và định lại số cung nử, phi tần trong cung vi. Ngài làm vua được 27 năm, thọ 55 tuổi tên là Phật Mã.

QUÍ MÙI (1103) : Lý Giác làm phản, đầu hàng Chiêm Thành rồi chiếm ba châu Ðịa Lý, Ma Linh và Bố Chính. Ðại tướng Lý Thường Kiệt , vị anh hùng dân tộc bắc đánh Tống, nam bình Chiêm, lúc đó đã 70 tuổi, đã lấy lại ba châu trên nhưng năm sau ông mất tại Thọ Xương , Thái Hòa, tức Hà Nội ngày nay.

ẤT MÙI (1175) : Lý Anh Tôn phong Tô Hiến Thành làm Thái Phó, phụ chánh cho Thái Tử Long Cán , tức là Lý Cao Tôn. Tô hiến Thành là một danh tướng của VN, có tài thao lược, công bằng liêm chính, thường được ví với Thừa Tướng Gia Cát Lượng đời Thục Hán bên Tàu. Ông mất năm 1178 và theo Việt Sử, vì triều đình lúc đó không chịu nghe lời ủy thác của ông nên đã mất ngôi về nhà Trần. Sự việc cũng xãy ra trong năm Quí Mùi 1228, khi Lý Huệ Tôn cho Trần Thủ Ðộ tham chính, từ đó quyền hành lọt vào tay họ Trần.

ÐINH MÙI ( 1247) : Vua Trần thái Tôn mở khoa thi Thái học sinh đầu tiên tại nước ta, gồm tam khôi là trạng nguyên, bảng nhãn và thám hoa. Sử gia đầu tiên của nước Nam là Lê văn Hưu đã đổ bảng nhãn trong khóa này. Ngoài ra còn mở thêm khóa thi Tam Giáo (Nho, Thích, Lõa) với các khoa giáp và ất.

QUÍ MÙI (1283) : Mông Cổ sau khi chiếm trọn nước Tàu lại dòm ngó nước Nam. Ðể có cớ xâm lăng, Vua Nguyên là Hốt tất Liệt sai Sài Thung đưa Trần di Ái về làm vua nhà Trần , nhưng bị Ta bắt làm tù binh. Nguyên Chủ lập tức sai Thoát Hoan, Ô mã Nhi, Toa Ðô .. dẫn 50 vạn quân đánh nước Nam. Vua Trần Nhân Tôn phong Trần Quốc Tuấn làm tiết chế , chỉ huy quân lực chống cuộc xâm lăng lần thứ 1 của Mông Cổ và đã đuổi được giặc ra khỏi bờ cỏi.

ÐINH MÙI (1307) : Vua Trần Anh Tôn tiếp nhận hai Châu Ô và Rí của Vua Chiêm là Chế Mân dùng làm sính lễ cưới Huyền Trân Công Chúa, con gái vua Trần Nhân Tôn. Hai châu trên được đổi thành Thuận và Hóa Châu, do Ðoàn nhữ Hài trấn thủ, hiện nay là tỉnh Quảng Tri và một phần các quận miền bắc thuộc tỉnh Thừa Thiên, Trung Việt.

ÐINH MÙI (1367) : Trần thế Hưng và Ðổ tử Bình vâng lệnh vua Trần Dụ Tôn đánh Chiêm Thành nhưng bị đại bại tại Chiêm Ðộng Quảng Nam, phải rút quân về nước. Sự kiện trên làm người Chiêm khinh dễ nước Nam nên sau đó Chế Bồng Nga liên tiếp mấy chục năm liền quậy phá nhà Trần tới tận kinh đô, làm cho nước ta hổn loạn và chìm đám trong khói lửa chiến tranh, cho tới khi Chế bồng Nga bị bắn chết mới yên.

QUÍ MÙI (1403) : Hai chục vạn quân nhà Hồ vào đánh Chiêm Thành nhưng không hạ nổi kinh đô Ðồ Bàn (Bình Ðịnh) phải rút về Thăng Long.

ÐINH MÙI ( 1427) : Tháng Giêng, quân Bình Ðịnh Vương Lê Lợi tiến đánh thành Ðồng Quan, vây hãm giặc Minh nhiều nơi, kể cả Ðại tướng Vương Thông ở Tụy Ðộng. Minh Thành Tổ cho viện quân sang tiếp cứu do An viễn hầu Liễu Thăng chỉ huy, cùng với các tướng Lương Minh, Thôi Tụ,Lý Khánh, Hoàng Phúc, Nguyễn đức Huân.. đi đường Quảng Tây, đồng thời với đạo quân của Kiềm quốc công Mộc Thạnh dẫn theo các tướng Từ Hạnh, Ðàm Trung.. từ Vân Nam vào Ðại Việt. Nhưng tất cả viện binh đều bị nghĩa quân Lam Sơn chận đứng, cuối cùng Liễu Th8ng đã bị đại tướng Lê Sát chém chết tại Mã yên Sơn, ải Chi Lăng thuộc tỉnh Lạng Sơn, chấm dứt 10 năm Ðại Việt bị giặc Minh đô hộ vì Hồ quý Ly cướp ngôi nhà Trần, gây cảnh chia rẽ, làm suy yếu Ðại Việt.

TÂN MÙI (1631) : Sãi Vương Nguyễn phúc Nguyên ở Ðàng Trong lập xuởng đúc súng đại bác, trường bắn, trường luyện tượng binh, thường xuyên thao dượt tướng sĩ để phòng bị chiến tranh với Ðàng Ngoài và Chiêm Thành.

QUÍ MÙI (1643) : Trịnh Tùng đem vua Lê vào đánh chúa Nguyễn tại Bắc Bố Chánh nhưng thất bại, phải rút về Bắc. Năm Ất Mùi (1655), Trịnh Tráng đánh Nam Bố Chánh lại thua và bị Hiền Vương Nguyễn phúc Tần sai các tướng Nguyễn hửu Dật và Nguyễn hửu Tiến truy đuổi ra tận Nghệ An.

ÐINH MÙI (1667) : Vua Khang Hy nhà Thanh, phong vua Lê làm An Nam quốc vương. Trong năm Trịnh Tạc đánh đuổi Mạc Kính Vũ chạy sang Tàu và chiếm lại đất Cao Bằng. Năm Ất Mùi 1775, đời Lê Cảnh Hưng, Trịnh Sâm sai Lê Quý Ðôn, Ngô thời Sĩ và Nguyễn Du soạn bộ Quốc Sử.

KỶ MÙI (1679) : Nhân có các tướng nhà Minh là Dương ngạn Ðịch, Hoàng Tiến, Trần thượng Xuyên, Trần An Bình không chịu hàng nhà Thanh, nên đem 3000 quân đi đường thủy vào hàng Ðàng Trong, được Hiền Vương cho họ vào khai khẩn các vùng đất mới vừa chiếm tại Thủy Chân Lạp là Ðông Phố, Lộc Dã,Mỹ Tho.. Chẳng bao lâu vùng này trở thành phường phố, có nhiều người phương tây, Chà Và, Nhật Bổn tới buôn bán tấp nập.

ÐINH MÙI (1787) : Tướng Tây Sơn là Vũ văn Nhậm , đánh bại quân Nguyễn hửu Chỉnh, khiến vua Lê Chiêu Thống phải bỏ Thăng Long chạy lên Kinh bắc lánh nạn. Trong năm, Nguyễn phúc Ánh vì bất hòa với Vua Xiêm La nên trở về nước. Từ đó nhờ lòng người miền Nam nhớ tới công ơn khai phá của các Chúa Nguyễn nên theo đầu rất đông,tạo thực lực cho Nguyễn Vương đánh bại Tây Sơn khi Nguyễn Huệ mất, thống nhất sơn hà.

TÂN MÙI (1811) : Vua Gia Long tu chỉnh lại quốc sử, văn nôm cũng phát triển manh với những tác phẩm nổi tiếng như Truyện Kiều của Nguyễn Du, Hoa Tiên của Nguyễn Huy Tự, Văn tế tướng sĩ trận vong của Nguyễn văn Thành.. Cùng năm Xiêm La xâm chiếm thành La Bích của Chân Lạp, quốc vương Nặc ông Chân chạy trốn sang Hà Tiên cầu cứu, Thế Tổ sai Lê văn Duyệt đem binh sang cứu, xây thành La Lem và Nam Vang, giao cho Nguyễn văn Thụy và 1000 quân ở lại bảo hộ. Kể từ đó, Chân Lạp thuộc VN.

ÐINH MÙI (1847): Pháp lấy cớ VN cấm đạo Thiên Chúa và giam bắt giào sĩ truyền đạo, nên đem tàu thuyền chiến bắn phá Ðà Nẳng, càng làm cho vua Thiệu Trị tức giận. Tháng chín năm đó Ngài băng hà, thọ 37 tuổi, làm vua được 7 năm, miếu hiệu Hiến Tổ. Tháng 10 cùng năm, hoàng tử thứ hai là Hồng Nhậm lên ngôi, tức là vua Tự Ðức, tài trí song toàn nhưng dưới trướng phần lớn là bọn quan viên xôi thịt, bất tài, nên khiến cho đất nước phải chịu ách nô lệ Pháp 100 năm và cái gông cùm cọng sản quốc tế tới ngày nay vẫn chưa gở được. KỶ MÙI (1859), Tự Ðức thứ 12, Pháp lại đánh Ðà Nẳng nhưng không chiếm được, nên kéo vào lấy Nam Kỳ. Tại Cao Mên, vua An Dương (Nặc Ông Tôn) mất, con là Nặc Ông Lân lên thế, nghe theo lời giám mục Miche, bỏ Xiêm La đầu hàng Pháp.

QUÍ MÙI (1883): Vì thế yếu, VN phải ký với Pháp hòa ước Quý Mùi 1883 còn gọi là hòa ước Harmand, gồm 27 khoản, trong đó Bình Thuận thuộc về Nam Kỳ. Tóm lại theo hòa ước này, VN coi như hoàn toàn bị Pháp đô hộ, vua chúa nhà Nguyễn chỉ có hư vị mà thôi. Nhục nhã như thế nên cả nước dân chúng nổi lên đánh Pháp, chiến tranh lan tràn từ Nam ra bắc, không lúc nào yên. Ðang lúc rối ren, vua Tự Ðức thăng hà ngày 19-6 âm lịch. Tôn thất Thuyết và Nguyễn văn Tường chuyên quyền, giết vua Dực Ðức và Hiệp Hòa, rồi lập Ưng Ðồng mới 14 tuổi làm vua, hiệu làKiến Phúc.

ẤT MÙI (1895): Sau hai năm chống cự mãnh liệt với giặc Pháp tại chến khu Ngàn Trươi, Vũ Quang, Hà Tỉnh, cụ Phan đình Phùng bị Nguyễn Thân bao vây tuyệt đường tiếp tế, sau đó chết vì bịnh lỵ tại núi Quạt ngày 13-11-1895, thọ 49 tuổi, nghĩa binh cũng tan rã.

ÐINH MÙI ( 1907): Hoàng Hoa Thám lợi dụng phong trào Ðông du đang nở rộ, phao tin việc đó do đảng Nghĩa Hưng phụ trách, nên sĩ phu, trí thức và cả lính khố xanh, khố đỏ của Pháp cũng đến gia nhập rất đông. Nhờ vậy lực lượng của Ðề Thám lại hưng khởi khắp đất Bắc, nên ông quyết định đánh chiếm Hà Nội đêm 17-11-1907 nhưng việc bất thành vì có nội gian của Pháp. Cùng năm các cụ Lương văn Can, Nguyễn Quyền, Ðào nguyên Phổ, Phan tuấn Phong, Lê Ðại, Dương bá Trạc.. lập Ðông kinh nghĩa thục tại Hà Nội, bề ngoài là cơ quan giáo dục nhưng bên trong là cuộc cách mạng chống Pháp nhưng chỉ được 6 tháng thì bị đóng cửa. Tại Nghệ Tĩnh , phó bản Cẩn và tiến sĩ Kế bị bắt giam, Triều Dương thương cuộc bị giải tán, đồng thời với Hệp Thương hội tại Hội An, Ðặng Thái Thân phải trốn vào núi.Cùng năm, Phan chu Trinh và Huỳnh thúc Kháng nhân dịp đưa Trần quý Cáp vào Ninh Hoà, thẳng đường tới Phan Thiết và ngụ tại công ty sản xuất nước mắm Liên Thành của Hồ tá Bang.

KỶ MÙI (1919) : tháng 6, Nguyễn tất Thành tái xuất hiện tại Ba Lê dưới cái tên Nguyễn Aí Quấc, tạm trú tại số 6 đường Villa des Gobelins, là nhà của luật sư Phan văn Trường mà cụ Phan chu Trinh cũng thường lui tới. Thời gian này, Lê Nin lập Ðệ tam quốc tế cộng sản, quậy phá Âu Châu. Ngày 18/6, tờ L’Humanité của Pháp đăng Bản thỉnh nguyện thư gởi Hội Quốc Liên, của một nhóm người An Nam yêu nước. Theo tài liệu của sở mật thám Pháp được giải mã, thì bản thỉnh nguyện trên do các ông Phan chu Trinh, Nguyễn thế Truyền và Phan văn Trường đồng tác giả, cũng như cái tên Nguyễn aí Quấc là bí danh chung của nhóm, đã bị ‘ bác’ cầm lộn và được cộng sản xài cho tới ngày nay, dù sự thật đã được phanh phui. Tháng 10, Thành tiếp xúc với mật báo viên của tên mật thám Ðông Dương là Paul Arnoux lẫn dảng xã hội Pháp tại Ba Lê

TÂN MÙI (1931) :Chi bộ VN Quốc dân Ðảng ở Hải Phòng cải tổ, sau cái chết của Ðảng trưởng Nguyễn thái Học và các đồng chí, nhưng cũng bị sở mật thám Pháp dẹp phá, khiến phải phân tán nên sự hoạt động không còn hửu hiệu như trước . Tháng 6-1931, Nguyễn aí Quấc hay Song Man Ch’o hoặc Tống văn Sơ, đang hoạt động cho Bộ Phương Ðông QTCS bị mật thám Anh bắt tại Cửu Long và tống giam trong ngục Victoria ở Hồng Kông. Hồ tùng Mậu cũng bị bắt ngày 21-4 và được thả vào tháng 6, nên nhờ luật sư Loseby can thiệp cho Quấc. được thả năm 1933.

QUÝ MÙI (1943) :Ngày 3/3, bác sỹ Emile Yersin (1863-1943), người đầu tiên tìm ra Ðà Lạt, cũng như phát hiện vi khuẩn bệnh dịch hạch , chết tại Nha Trang(Khánh Hòa). Ngày 10-9, Hồ chí Minh được Trung Hoa Quốc Dảng (TH.QDĐ) phóng thích tại Quảng Tây. Ngày 14-9, phi cơ Ðồng Minh oanh tạc Hải Phòng gây nhiều thương vong cho dân chúng. Ngày 27-12, tại Sài Gòn Kohno Tatsutochi thay Sato làm trưởng ban thông tin tòa đại sứ Nhật.

ẤT MÙI (1955) : tháng 1, Ðại tá Nguyễn quang Hoành, CHT Phân khu Nam Trung Việt, thay Ðại tá Trương văn Xương làm Tư lệnh QK II, Trung tá Trần thiện Khiêm làm Tham mưu trưởng. Tại Hà Nội, từ ngày 1-1, cái gọi là Ủy Ban Quân Chánh Việt Minh chìm dần vào hậu trường và thay thế bằng Hồ, Ðồng, Giáp,Giám. Nhiều chuyên viên Pháp đã bỏ về nước dù Việt Cộng đã hết lời ca tụng và o bế, trong lúc đầy người trong các phái đoàn ngoại giao Liên Xô,Ba Lan,Tiệp Khắc,Trung Cộng và lãnh sự Mỹ Thomas J.Corcoan vẫn còn tại Hà Nội.Ngày 10-1, lần đầu tiên Thủ tướng Ngô đình Diệm của Miền Nam VN chủ tọa một phiên họp của Hội Ðồng tư vấn Quốc Gia lâm thời tại Phòng khánh tiết Tòa Ðô Sảnh. Ngày 20-1, Thủ Tướng Diệm cấm cờ bạc và chuẩn bị đánh Bình Xuyên, đồng thời cùng Hồ thông Minh và một số tướng lãnh tới Tây Ninh gặp tướng Cao Ðài là Trịnh Minh Thế. Tại Cà Mâu, Lê Duẩn chủ tọa buổi học tập chính trị của cán bộ VC còn cài lại tại miền nam. Ngày 13/2, Trình minh Thế được phong Thiếu tướng, khi chính thức mang 2000 quân Cao Ðài ly khai về với Quân đội Quốc gia VN. Thủ tướng ban hành dụ số 11 thành lập quốc hội lâm thời NVN,tổng số không quá 60 người, bổ sung nhiều tân tỉnh trưởng tại các tỉnh từ vỹ tuyến 17 trở vào. Ngày 19/2, Tổng thống Mỹ Eisenhower chính thức viết thư cho Quốc trưởng Bảo Ðại tại Pháp là Ông và Hoa Kỳ hoàn toàn ủng hộ Ngô Ðình Diệm và VNCH, trong khi đó thì các lực lượng giáo phái Cao Ðài, Hòa Hảo và Bình Xuyên liên kết chống lại miền Nam. Ngày 30-3, Bình Xuyên tấn công Sài Gòn, Chợ Lớn, Dinh Ðộc Lập, Bộ TTM nhưng bị đẩy lui tại khắp các mặt trận. Ngày 26/4 ký lệnh cách chức Tổng giám đốc CSCA của Lại văn Sang, đồng thời cho phép Bình Xuyên rút khỏi đô thành, ký dụ số 21 sát nhập hoàng triều cương thổ của Bảo Ðại vào lãnh thổ Quốc Gia VN. Ngày 28/4 tại Cannes, Bảo Ðại phong tướng Nguyễn văn Vỹ làm Tổng tư lệnh Quân đội Quốc Gia VN, do trên tại Sài Gòn, tướng Vỹ ra lệnh cho quân đội kể cả các tướng Tỵ, Ðôn bắt Ngô đình Diệm từ chức. Ngày 3/5, Tướng Trình Minh Thế bị tử thương tại cầu Tân Thuận trong khi đang giao tranh với Bình Xuyên. Ngày 10/5, Thủ tướng Diệm cải tổ chính phủ lần thứ hai, đã có 608.352 người gồm Việt,Nùng,Thái, Mường,Hoa từ Bắc di cư vào Nam. Ngoài ra còn thêm 400.000 giáo dân Thiên chúa,do các giám mục Phạm ngọc Chi và Lê hữu Từ hướng dẩn, nâng tổng số người tị nạn hơn một triệu. Ngày 19/5, quân Pháp triệt thoái khỏi Hải Phòng, đồng thời VC cũng rút khỏi Bình Ðịnh và Quảng Ngãi để tập kết về Bắc. Ngày 5/6 Quân đội QG mở chiến dịch Ðinh tiên Hoàng để dẹp các lực lượng của Năm Lửa, Ba Cụt và Hai Ngoắn tại Hậu Giang. Ngày 16/6, Hội đồng Tôn nhân Phủ tại Huế tuyên bố truất phế Bảo Ðại. Ngày 27/6 Hồ chí Minh theo lệnh Mao, xuống tay cải cách ruộng đất , triệt tiêu mọi tầng lớp công, thương nông là những thành phần giúp Hồ và VC tóm thu được nữa mảnh giang sơn đất Việt. Tiếng than hờn oán tới tận trời xanh của các nạn nhân trên đất Bắc làm Hồ phải tạm ngưng tay, rồi đem Trường Chinh, Hồ viết Thắng ra làm dê tế thần cho Hồ và Ðảng. Ngày 16/7, Thủ tướng Diệm tuyên bố trên đài phát thanh là không chấp nhận tổng tuyển cử, vì VN không hề ký hiệp ước Geneva và trên hết Hồ chí Minh cùng VC chỉ đặt quyền lợi CSQT trên hết mà không hề đếm xĩa tới quốc gia dân tộc. Ngày 23/10 trưng cầu dân ý tại miền Nam, truất phế Bảo Ðại. Ngày 26/10 Ngô đình Diệm được bầu làm Tổng Thống VNCH. Ngày 6/11 Dương văn Minh và Lê văn Nghiêm được phong Thiếu tướng khi chiến thắng Bình Xuyên từ Rừng Sác trở về. Ngày 1/12 đóng cửa Bình Khang tại Chợ Lớn và cắt đứt liên hệ kinh tế và tài chánh với Pháp. Ngày 11/12 Mỹ đóng cửa tòa lãnh sự ở Hà Nội. Tại Hoa thạnh Ðốn, Ðại sứ Trần văn Chương tuyên bố sẽ không có tổng tuyển cử 1956 và VNCH không hề bị ràng buộc gì bởi hội nghị Geneve 1954.

ÐINH MÙI (1967) : Bắt đấu màn hỏa mù ngoại giao về hòa bình VN, vì những lý do khác nhau qua ba khuynh hướng chính của U Thant, De Gaulle, Giáo hoàng Paul VI, các thủ tướng và chính khách LX,Canada,Úc,Mỹ .. ngoài ra còn có bọn thiên tả như Bertrand Roussell, Jean Paul Sartre cứ luôn nhân danh lương tâm con người , chống đối công khai VNCH, trong khi kẻ xâm lăng miền Nam là VC thì không hề đề cập tới. Tại Hoa Kỳ, bộ trưởng QP . Mc Namara đã thay đổi chiến lược, muốn giải kết chiến tranh , thay vì leo thang như thời gian 1964-1965. Biết rõ ý định trên, CS Hà Nội quyết tâm đánh lớn , dùng xương thịt cán binh miền Bắc và VC miền Nam với súng đạn viện trợ cũng như mua chịu của LX,Trung Cộng, CSQT.. để một lúc đạt tới nhiều mục tiêu của đảng như tiêu diệt QLVNCH, kêu gọi dân chúng miền Nam nổi dậy lật đổ chính quyền, bắt QLVNCH và Ðồng Minh rút về bảo vệ thành phố , bỏ trống nông thôn, ngưng chương bình bình định, mươn dao VNCH giết bọn cán binh MTGPMN, để Bắc Việt toàn quyền lảnh đạo cuộc xâm lăng và trên hết là nhân đó tiếp đạn cho bọn phản chiêÀn Mỹ, qua cuộc bầu cử Tổng thống năm 1968. Tháng 2/1967 dự thảo hiến pháp VNCH hoàn thành với ba cơ cấu riêng biệt : hành pháp (Tổng thống 4 năm), tư pháp và lập pháp gồm Hạ viện nhiệm kỳ 4 năm, thượng viện 6 năm. Tháng 6 đã có nhiều liên danh ra ứng cử Tổng thống như Sửu-Ðán, Ký-Ðịnh, Nguyên-Mạnh, Bình-Khinh, Hồng-Hải, Du-Chiêu, Cơ-Sinh, Lý-Dương, Hương-Truyền. Lúc đầu Nguyễn văn Thiệu đứng chung liên danh với Trịnh quốc Khánh (Nguyễn hửu Lê) và Nguyễn cao Kỳ-Nguyễn văn Lộc, nhưng sau đó qua áp lực của Mỹ và HDQL, nên Thiệu-Kỳ đứng chung một liên danh.Ngày 3/9 bầu cử, liên danh Thiệu-Kỳ đắc cử mặc dầu chỉ có 34.8% số phiếu cử tri đi bầu (1.649.561 phiếu), về nhì là liên danh Du-Chiêu với khẩu hiệu thương thuyết với VC để vãn hồi hoà bình. Ngày 22/10 bầu cử quốc hội. Ngày 9/11 Nguyễn văn Lộc được chọn làm Thủ tướng. Ngoài phố, ngày 1/5 một nhóm phật tử cùng với tổ chức lao động của Bùi Lương thân CS, biểu tình đòi ngưng oanh tạc Bắc Việt.Tại Huế, Quảng Ngãi vẫn tự thiêu đòi hoà bình, còn Thích nhất Hạnh thì đem hoa sen trong biển lửa sang Pháp tuyên truyền, bắt Mỹ và QLVNCH phải buông súng để hòa hợp, hòa giải với VC. Ngày 18/7 Thích tâm Châu từ chức chủ tịch viện hóa đạo, để lập một GHPGVNTN mới, nên bị phe Ấn quang gồm có Thiện Hoa, Trí Quang, Pháp Tri, Thiện Minh.. lên án. Ngày 28/9 Trí Quang dẫn 500 tăng ni tới Dinh Ðộc Lập đòi hủy hiến chương 18/7/1967 về việc tu chỉnh hiến pháp của Phật giáo. Tại Tòa Ðô sảnh cũng có 100 tăng ni biểu tình, còn ngoài Huế thì có hơn 200 , nhưng mặc dù các thầy cô cứ ngồi lỳ chờ sim rụng, cuối cùng phải tự động giải tán vì Thiệu-Kỳ không phải là Diệm-Nhu, nên có gì để chụp ? Ngày 30/9 Trí Quang lại biểu tình trước dinh độc lập, trong vòng tròn của dây kẻm gai, bên cạnh thầy, tướng Loan luôn rót bia vào miệng. Theo báo cáo của Bunker , đại sứ Mỹ tại Sài Gòn lên TT Johnson, thì kỳ này thượng tọa Trí Quang thất bại vì dân chúng xa lánh không hưởng ứng kể cả báo chí tây phương vốn rất nhiều chuyện, cũng quay mặt làm ngơ, dù biểu ngử viết bằng tiếng Việt và Anh., Tranh chấp, biểu tình tự thiêu vẫn tiếp tục giữa các phe Trí Quang, Tâm Châu và Chính quyền, gần như không ai chịu nhịn ai, dù tôn chỉ của nhà Phật là vô lượng thọ Phật, từ bi bác ái, cứu độ chúng sinh. Ngày 19/12 Tòa Án Quân Sự xử vụ án làm loạn ở miền trung với 26 bị can trong đó có Ðại tá Ðàm quang Yêu, Nguyễn văn Mô, Nguyễn văn Mẫn. Theo Bunker thì việc Yêu và Mẫn bị tuyên án 10 năm khổ sai là chuyện xứng đáng nhưng tầm quan trọng là VNCH có luật pháp và những kẻ phạm pháp bất cứ là ai cũng bị trừng trị. Cái tũi nhục cho người dân là trong lúc ở hậu phương làm loạn để dành quyền, thì trong năm 1967, tại khắp chiến trường vô cùng đẳm máu vì VC nhất quyết chiếm VNCH .

            Năm 1967 cũng là năm QLVNCH và Ðồng Minh mở các cuộc hành quân lớn khắp các quân khu,nhất là việc tảo thanh tìm kiếm đầu nảo của cục R, đóng quanh quẩn trong các Chiến khu C,D, Tam Giác Sắt và vùng gần biên giới Việt Miên. Ngày 8-1, Hoa Kỳ và VNCH mở cuộc hành quân qui mô có tên là CEDAR FALLS truy quét vùng Tam Giác Sắt. Ðại quân hơn 15.000 người , phía Mỹ có SD1BB,LD 173 Dù, LD 196 BB, LD 11 TG.. phía VN có SD 25BB và SD5BB. Ngoài ra còn có 50 xe ủi đất của công binh, để ủi quang toàn khu vực. Hành quân chấm dứt ngày 26-1. Hành quân Junction City tại Chiến khu C, từ 22-2 đến ngày 14-5 mới chấm dứt, hoàn toàn do Hoa Kỳ đảm nhận. Hai cuộc hành quân trên vừa khai thông các quốc lộ 13,14 và QL1 từ Sài Gòn đến Tây Ninh, đồng thời chứng tỏ rằng VC không có nơi nào gọi là an toàn khu, nếu lúc đó Hoa Kỳ thật tâm muốn thắng cuộc chiến. Nhiều căn cứ quân sự đuợc thiết lập như Bầu Bàng, Lai Khê, Quản Lợi, Prek Klok, Tống Lê Chân.Tại QD1, cuộc hành quân Cồn Tiên , Quảng Trị của SD/TQLC Hoa Kỳ, khai diễn tháng 7/67. Hành quân thuỷ bộ Rạch Ba Rài tại xã Vĩnh Kim, Ðịnh Tường do liên quan Việt Mỹ khai diển từ ngày 12/9 chấm dứt ngày 16/9.. Tại Vùng 2, chiến trận cũng vô cùng ác liệt, nhất là trận Dakto (Kontum), từ 27-10 và quan trọng nhất là trận Khe Sanh, khai diển từ 24/4 tới đầu năm 1968, được coi như là Ðiện biên phủ thứ 2, trong trận này, chỉ có một đơn vị VN duy nhất tham dự là Tiểu đoàn 37 Biệt Ðộng Quân, tuy bị bắt đóng phía ngoài căn cứ nhưng đã anh dũng giữ vửng vị trí, khiến cho TQLC Mỹ phải khâm phục.

KỶ MÙI (1979) : Ngày 7/1, VC tiến chiếm thủ đô Nam Vang của Cam Bốt, lật đổ Pol Pot lúc đó đang theo Trung Cộng, rồi lập Heng Sarim, thân VC lên thay thế. Pol Pot là đệ tử ruột của Hồ, nên coi như hấp thụ hết chân truyền của sư phụ. Năm 1963, Pol Pot chỉ huy Khmer đỏ và chiếm Cam Bốt tháng 3/1975, lật đổ Lon Nol, triệt hạ thành phố, giết bỏ trí thức, tiểu tư sản, đày ải mọi người đến lao tác tại các nông trường tập thể, cả nước vào trại tập trung , sách vở chùa chiền bị đôt bỏ, khiến cho hơn 2 triệu người bị chết thảm. Ðúng như lời tuyên bố của tổng thư ký LHQ lúc đó là Kurt Waldheim :” Pol Pot là thảm kịch chưa từng thấy của nhân loại “. Nhưng điều đó cũng không trách vì Pol Pot là cọng sản, thì sự khát máu hung tàn như Lê, Stalin, Mao,Hồ cũng là chuyện thường. Ngày 17/2, Trung cộng xua đại quân tấn công VN, vừa để dạy thằng tớ lớn phản chủ, đồng thời trả thù dùm cho thằng tớ nhỏ, chỉ tội nghiệp cho non sông nước Việt khắp vùng biên giới Hoa-Việt, bị bom đạn tàn phá tận tuyệt và dân chúng chịu cảnh thương vong lầm than khổ ải. Trong khi đó thì Hoa Kỳ bên trong đã đồng thuận với Trung Cộng nhưng ngoài mặc thì giả vờ lên án, còn Liên Xô thì còn lâu mới can thiệp. Cuộc chiến kéo dài 18 ngày, phiá Trung Cộng hơn 50.000 người chết sau khi rút về nước. Về phía VN, toàn vùng thượng du Bắc Việt và tỉnh Tuyên Quang thành đống gạch vụn, dân và quân chết hơn 100.000 người.Ngày 28/4 VC và TC lại thương thuyết nhưng thất bại.

-Ngày 21/7 một hội nghi quốc tế đã được triệu tập tại Geneve để giải quyết vấn đề người tị nạn cọng sản tại ba nưóc Việt, Miên và Lào mà nhiều nhất là VN lúc đó đã lên tới 300.000 người, hiện đang sống tại các trai TNCS Nhật, Nam Hàn, Hồng Kông, Ma Cau, Ðài Loan nhưng nhiều nhất tại Thái Lan, Phi, Mã, Tân gia Ba và Nam Dương.

-Ngày 5/8 Hoàng văn Hoan phản VC trốn sang TC, họp báo tố cáo VC tàn ác dã mang hơn Hitler. Hoan chết tại Bắc Kinh nắm 1990. Ngày 25/9 VC có 180.000 quân đóng tại Cam Bốt, luôn luôn phải đối đầu với 40.000 quân Khmer đỏ của Pol Pot ở các tỉnh sát biên giới Thái-Miên, nên chịu rất nhiều thương vong.

-Mỹ đuổi Đài Loan ra khỏi Hội Đồng Bảo An LHQ và đem Trung Cộng thế chỗ. Tuy nhiên vì Đài Loan là một vị trí chiến lược vô cùng quan trọng tại biển Đông, nên Mỹ lấy cớ ‘ đồng minh “ để được hiện diện tại chỗ, cho dù đã trắng trợn phản bội bạn bè như đã phản bội VNCH trước đây.

TÂN MÙI (1991) : Bác Sỹ Bùi Huy Tâm, trước 1975 dạy ở Ðại Học Minh Ðức, khi VC chiếm miển Nam VN, miệng Tâm khuyên sinh viên ở lại cứu nước nhưng chân thì cao bay xa chạy tới Mỹ và mở phòng mạch tại San Francisco. Tháng 4 Tâm nói về nước giúp VC nhưng bị VC gài vào lưới tình của Dương thu Hương và bị CS mời ở lại một thời gian để làm việc, cuối cùng bỏ của chạy về Hoa Kỳ, để lại tiếng đời cười chê không sao rửa sạch..

-Ngày 25/4 tướng công binh Nguyễn văn Chức ở biên thuỳ Ðông Dương về thì bị FBI bắt giữ tại Sacramento (CA), còn 4 cán bộ cao cấp của MTQGTNGPVN hay mặt trận kháng chiến HCM, là Nguyễn Kim Hường, Hoàng cơ Ðịnh, Nguyễn tấn Bình và Phan duy Cần, bị ra tòa. Hai vụ trên đều được hầu hết báo chí Việt-Mỷ tường thuật.

-Bộ ba Phạm Văn Đòng, Nguyễn Văn Linh, Đổ Mười sang Thành Đô (Tứ Xuyên) ký kết với Giang Trạch Dân, Lý Bằng “ văn kiện bán nước Việt cho TC 1990-2020 “. Ngày 24/6 VC khai mạc Ðại Hội đảng tại Hà Nội lần thứ 7 do Tổng Bí Thư Nguyễn văn Linh chủ tọa, thề thốt là sẽ theo bác tiếp tục con đường xã nghĩa, tiến nhanh, tiến mạnh tới thiên đàng Mác-Lê, trong khi Ðông Ðức, Ðông Âu, Phi Châu, Mông Cổ và cảợ thành đồng Liên Xô cũng tan rã thành nhiều mãnh từ năm 1989-1991. Ngày 7/11 VC họp khoáng đại lần thứ 11 của TUD tại Sài Gòn. Nhưng nói gì thì thì nói, VC phải cứu đảng trước vì Nga Sô đã thông báo đầu năm 1991 sẽ cúp hoàn toàn viện trợ quân sự và kinh tế cho VC, ngoài ra biện pháp cô lập và trừng phạt kinh tế của Mỹ đối với VC hàng năm ( embargo), bãi bỏ hay tiếp tục như Tổng thống Mỹ G.Bush cho biết là VC phải rút khỏi Cam Bốt, giúp Mỹ làm tốt MIA, hợp tác vói LHQ về các chương trình nhân đạo như ODP,HO,PIP..
-Giữa năm 1991, đảng CSVN họp đại hội đảng lần thứ VII (1991-1996), nói là để tìm biện pháp để ứng phó với sự sụp đổ hoàn toàn của Liên Bang Sô Viết vì cạn tiền do giá dầu và khí đốt tuột giốc tận đáy. Thực chất CSVN đã đầu hàng Trung Cộng để mong sống còn, bằng cách dâng Núi Đát ở Hà Giang, đảo Garma (Trường Sa) và ký kết bán nước Việt cho Tàu tại Thành Đô (Tứ Xuyên) năm 1990.

QÚY MÙI (2003) : Sau đại hội đảng lần IX (2001-1006), Lê Hồng Anh, Nguyễn Phú Trọng, Lê Minh Hương, Trần Đình Hoan, Nguyễn Khoa Điềm..lập nhóm bảo thủ theo Trung Cộng, đối chọi với phe đổi mới của Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải. Cũng trong đại hội IX, Lê Khả Phiêu bị loại khỏi bộ chính trị, Đổ Mười, Lê Dức Anh và Võ Văn Kiệt lên làm cố vấn vì cao tuổi nhưng phe cánh vẫn còn rất mạnh trong trung ương đảng. Kỳ này, Nông Đức Mạnh làm tổng bí thư, Trần Đức Lương chủ tịch nhà nước, Nguyễn văn An chủ tịch quốc hội, Phan Văn Khải thủ tướng, Nguyễn tấn Dũng phó thủ tướng, Nguyễn Phú Trong thành ủy Hà Nội, Nguyễn Minh Triết thành ủy Sài Gòn, Lê Minh Hương bộ trưởng công an, Phạm Văn Trà bộ trưởng quốc phòng..
-CSVN thẳng tay đàn áp trí thức trong nước như Trần Khuê, Hà Sĩ Phu, Nguyễn Khắc Toàn, Nguyễn Đình Huy, Bùi Minh Quốc, Lê Chí Quang, Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Vũ Bình và Linh Mục Nguyễn Văn Lý. Tất cả bị khủng bố và tù đày nhiều năm vì tội yêu nước, chống lại CS Hà Nội bán nước hại dân.
-Nhờ hiệp ước thương mại song phương ký kết với Hoa Kỳ năm 2001, nên các nhà đầu tư ngoại quốc lại đổ xô vào VN làm ăn, dẫn đầu là Mỹ. Ngoài ra Hoa Kỳ còn cho Hà Nội hưởng qui chế PNTR thường niên được giãm thuế xuất cảng từ 40% còn 3-4%.. Tuy nhiên hàng hóa VN vào Hoa Kỳ, nhất là hải san, thường bị trục trặc vì sự chống đối của như dân bản địa hay bị tố cáo bán phá giá ..
-Tháng 11/2003 bộ trưởng quốc phòng Phạm Văn Trà sang thăm Hoa Kỳ, mở màn chuyến thăm rầm rộ của thủ tướng VC Phan Văn Khải và phái đoàn vào năm 2005.
-Ngày 19/11, chiến hạm Vandergrift của Hải quân Hoa Kỳ, chính thức ghé cảng Sài Gòn sau 28 năm Mỹ chạy khỏi VN vào sáng ngày 30-4-1975. Cũng trong năm này, VC cữ quan sát viên đến tham dự cuộc thao diễn quân sự của Hoa Kỳ, Thái Lan, Tân Gia Ba, Phi Luật Tân tại biển Đông. Với Trung Cộng, đảng VC vẫn duy trì quan hệ ngoại giao bình thường nhưng chấm dứt sự bưng bợ trơ trẽn thời Lê Khả Phiêu làm xếp chúa bộ chính trị (TBT).
-Năm 2003 đảng tổ chức hội thảo về chủ nghĩa xã hội và kinh tế thị trường theo định hướng xã nghĩa, rập khuông theo mô hình kinh tế đang phát triển tại Hoa lục.
-Năm 2003, theo báo cáo của bộ chỉ huy biên phòng Đà Nẳng cho biết có rất nhiều tàu kiểm ngư và tàu khoan dầu  của TC hoạt động sâu trong bờ biển VN, bắt bớ và khủng bố ngư dân Quảng Nam, Quảng Ngãi khi họ hành nghề trong lảnh hải của VN.
-Năm 2003, VN qua mặt Ấn Độ, trở thành nước sản xuất gạo thú hai trên thế giới (sau Thái Lan), dù nước ta năm nào cũng gặp nhiều thiên và bảo lụt vì cái nạn tháo nước các đập của TC trên thượng nguồn vào mùa mưa.

            Tóm lại chỉ qua các năm mùi, làm sao chúng ta có thể nhìn suốt được dòng lịch sử,nhất là giai đoạn nhiểu nhương 1930-1975 nhưng thôi mặt thật đã phơi bày trong đó nghiêm trọng nhất vẫn là “ bí mật ký kết Thành Đô năm 1990.. Hãy bắt chước người thợ đá An Dân, dù bị cường ép vẫn giữ tròn khí tiết của kẽ sĩ và người cầm bút ./-

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét