SƯNG RUỘT DƯ (Appendicitis)
Bác sĩ Nguyễn văn Đức
Bác sĩ Nguyễn văn Đức
Ruột dư (vermiform appendix) hình như
con sâu, thân hẹp, dài khoảng 3 inches (7.5 cm), bám vào đầu ruột già
nằm phía bụng dưới bên phải. Giá
nó đặc thì không sao nhưng khổ nỗi lòng nó lại rỗng, ăn thông với lòng
của ruột già qua một lỗ nhỏ. Cớ sự chính ở chỗ đó, do nếu có gì (như một
miếng phân nhỏ chẳng hạn) trên bước đường phiêu du từ ruột non sang
ruột già lỡ lọt vào lòng nó là ta có chuyện. Hoặc một hạch bạch huyết
trong lòng nó to lên (lymphoid follicle hyperplasia) cũng khiến lòng nó
tắc nghẽn, nó sưng lên. Người có giun kim, giun đũa hoặc sán Taenia
trong ruột có thể bất chợt sưng ruột dư do giun, sán bò vào lòng ruột dư
nằm chơi.
Sưng ruột dư là một trong những nguyên
nhân hay làm chúng ta đau bụng cấp tính rồi bác sĩ phải đem ta đi mổ.
Trẻ, già, nam, nữ, nó chẳng tha ai song nó hay xảy ra nhất cho người trẻ
trong hạn tuổi thanh xuân khoảng mười mấy hai mươi mấy. Sưng ruột dư
hiếm khi đến thăm các trẻ em dưới 1 tuổi. Hàng năm ở Mỹ, có 250.000
trường hợp sưng ruột dư xảy ra.
Khi ruột dư mới sưng trong vòng 24 tiếng
đầu chưa kịp bể ra, xì mủ vào trong bụng thì định bệnh được ngay và đem
mổ, tốt lắm, song nếu nó đã bể, mủ đã vào bụng, vấn đề trở thành trầm
trọng, nhiêu khê hơn nhiều. Khổ cái, sự định bệnh thường muộn do chỉ 55%
các trường hợp sưng ruột dư (hơn một nửa một chút) cho những triệu
chứng điển hình khiến chúng ta mau chóng nhận diện được căn bệnh. Trong
rất nhiều trường hợp, nó giả hình che mắt, gây những triệu chứng giống
những bệnh khác, nhất là ở trẻ em dưới 3 tuổi và người trên 60.
Triệu chứng
Lời kể bệnh của bạn rất quan trọng nhằm
giúp bác sĩ định bệnh mau chóng, nhất là khi diễn tiến của các triệu
chứng được bạn mô tả rõ ràng, mạch lạc. Bạn kể bệnh mơ hồ, chúng ta có
thể dắt tay nhau đi lạc đường.
Triệu chứng đầu tiên của sưng ruột dư
luôn luôn là đau bụng. Đau mơ hồ vùng bụng trên ngay phía giữa hoặc đau
quanh rốn (ở đây, chúng ta lại thấy công dụng của cái rốn, phân chia
bụng thành trên, dưới, bên phải, bên trái, ngoài việc để chúng ta buồn
tay bôi dầu cù là). Bạn thấy mắc đi cầu hoặc thấy muốn đánh hơi (passing
flatus) song có làm vậy, đau nó vẫn không bớt. Bôi dầu cù là cũng chẳng
ăn thua. (Mà dầu cù là, dầu xanh nào có chữa bệnh gì đâu, chỉ làm khổ
cái mũi bác sĩ). Bạn đau không nhiều, kiểu đau quặn thôi (crampy pain)
và cái đau nhè nhẹ này kéo dài khoảng 4 đến 6 tiếng. Nếu bạn là người dễ
tính, ít hay than phiền hoặc đang mải ngủ, có khi bạn cũng chẳng cảm
thấy cái đau lúc đầu của sưng ruột dư. Nhưng
khi ruột dư càng lúc càng sưng, cái đau trở thành rõ rệt, liên tục và
cũng nặng hơn, bò dần về phía vùng bụng dưới bên phải. Khi cử động và
ho, bạn thấy đau thêm. Bạn ăn chẳng ngon miệng tí nào. (Triệu chứng ăn
không ngon rất quan trọng; do thế, nếu bạn vẫn ăn ngon như thường thì
chắc không phải sưng ruột dư rồi.) Bạn có thể cảm thấy buồn nôn hoặc
thực sự ói ra thức ăn song có ói thì cũng không ói dữ lắm như khi bị
trúng độc thức ăn (food poisoning). Thường thì bạn không bị tiêu chảy
khi sưng ruột dư.
Đấy là những triệu chứng điển hình của
sưng ruột dư nhưng ôi, đời thường dành nhiều thử thách cho các bác sĩ vì
chỉ 55% các trường hợp sưng ruột dư cho những triệu chứng điển hình như
vậy. Trẻ em, những vị có tuổi và phụ nữ mang thai sưng ruột dư hay có
những triệu chứng chả điển hình tí nào. Chẳng hạn, trẻ em 11 tháng đến
35 tháng, khi sưng ruột dư thường hay tiêu chảy và nhiều trẻ dưới 1 tuổi
vẫn đòi ăn như thường. Những vị lớn tuổi, già yếu hay có những triệu
chứng mơ hồ, không theo những diễn tiến như kể trên. Phụ nữ mang thai
sưng ruột dư có khi thay vì đau vùng bụng bên phải phía dưới lại đau
bụng vùng bên phải phía trên do tử cung mang thai đẩy ngược ruột dư ra
khỏi vị trí bình thường của nó, lên cao hơn.
Ngay với những người trẻ, khỏe mạnh,
không mang thai mà sưng ruột dư, trong nhiều trường hợp, cũng có những
triệu chứng không điển hình của căn bệnh.
Thăm khám
Khi thăm khám cho bạn, những gì bác sĩ
nhận thấy nơi bạn sẽ tùy vào hai yếu tố: bạn đã có triệu chứng bao lâu
và vị trí của cái ruột dư trong bụng bạn (nó nằm đúng chỗ của nó hoặc
nằm thấp sâu phía dưới, nằm cao phía trên, nằm nấp sau ruột già xa phía
đằng sau lưng hoặc cắc cớ nằm ở bụng dưới bên trái thay vì bên phải).
Khi ruột dư bị sưng như vậy, lúc bác sĩ
sờ nắn bụng bạn, đúng vào chỗ nằm của cái ruột dư, bạn sẽ cảm thấy đau
và bụng bạn chỗ ấy gồng cứng hơn những chỗ khác. Đau khi bị sờ nắn
(tenderness) là dấu chứng quan trọng vì nếu không có dấu chứng này, ta
không thể định được bệnh sưng ruột dư. Dấu chứng này có thể chưa xuất
hiện trong giai đoạn đầu của căn bệnh, khi bạn mới cảm thấy đau mơ hồ
vùng bụng trên hoặc quanh rốn. Khi cái ruột dư của bạn chơi ngang, nằm
nấp sau ruột già (retrocecal appendix) mãi tận về phía lưng hoặc nằm
thấp sâu dưới vùng chậu (pelvic appendix), bụng bạn có thể chẳng đau tí
nào khi sờ nắn nhưng bạn đau khi bác sĩ đấm đấm phía sau lưng bạn hoặc
khi bác sĩ dùng ngón tay khám trực tràng (rectal examination) và khám
vùng chậu của bạn (pelvic examination).
Quan sát bạn trong tư thế nằm, bác sĩ có
thể thấy bạn co chân phải lên, cố không cử động nhiều bên phải vì đau.
Nhiệt độ của bạn bình thường hoặc hơi tăng một chút (99 đến 100.5 độ F,
hoặc 37.2-38 độ C). Nếu bạn sốt cao trên 103 độ F (39.4 độ C), chết rồi,
chắc cái ruột dư của bạn bị lủng rồi (perforation), mủ đã xì vào trong
bụng, đồng thời dính vào các cơ quan chung quanh đưa đến nhiễm trùng
vùng quanh ruột dư hoặc nặng hơn nữa, nhiễm trùng toàn bụng. Ruột dư ít
khi bị lủng khi mới sưng trong vòng 24 giờ đầu, ta định được bệnh và đem
đi mổ ngay nhưng dễ bị lủng sau 48 tiếng đồng hồ.
Các thử nghiệm và phim chụp
Định bệnh sưng ruột dư chính dựa vào lời
kể bệnh có duyên, mạch lạc, rõ ràng của bạn, thêm vào đấy là bàn tay
thăm khám của bác sĩ. Các thử nghiệm không giúp vào sự định bệnh cho lắm
song giúp ta loại bỏ nhiều bệnh khác có thể gây những triệu chứng tương
tự như sạn đường tiểu, nhiễm trùng đường tiểu, thai ngoài tử cung
v.v..
Hai thử nghiệm căn bản cho bất cứ ai đau
bụng dưới là “complete blood count” (viết tắt CBC, xin tạm dịch “đếm
máu toàn diện”) và phân tích nước tiểu (urinalysis). Nếu người đau bụng
thuộc phái nữ, ta cần làm thêm trắc nghiệm thử thai (pregnancy test),
xem người phụ nữ có đang mang bầu hay không.
Thử nghiệm máu “complete blood count”
(CBC) cho thấy các trị số của bạch cầu (white blood cells), hồng cầu
(red blood cells) và các tiểu cầu (platelets), những loại tế bào chính
trong máu. Khi sưng ruột dư, thường “complete blood count” cho thấy các
bạch cầu tăng cao trong máu, khoảng 12.000 đến 15.000 bạch cầu trong mỗi
phân khối máu (bình thường, ta có 5.000-10.000 WBC/mm3). Nhưng đến 10%
số người sưng ruột dư có số lượng bạch cầu trong máu hoàn toàn bình
thường, nên ta không thể chỉ dựa vào “complete blood count” để định bệnh
hoặc loại trừ sưng ruột dư.
Trong mẫu nước tiểu được phân tích
(urinalysis), nếu ta thấy có nhiều máu (hematuria) hoặc nhiều tế bào
bạch cầu quá (pyuria), chắc bạn không sưng ruột dư đâu, chỉ bị sạn đường
tiểu hoặc nhiễm trùng đường tiểu thôi, xin mừng cho bạn. Bạn là phái
nữ, thử nghiệm thử thai cho thấy bạn có bầu thì ta nên nghĩ đến bệnh
thai ngoài tử cung (ectopic pregnancy) là vừa, nếu thực bạn không sưng
ruột dư.
Một lần nữa, đời lại vẫn chưa dễ như ta
tưởng. Xin lỗi, bạn kể bệnh lơ mơ, khám đi khám lại, định bệnh vẫn lờ
mờ, các thử nghiệm “đếm máu toàn diện” (complete blood count), phân tích
nước tiểu không giúp gì hơn. Và bạn vẫn còn đau nhiều, chẳng lẽ lại cứ
đem bạn đi mổ bừa, mở bụng bạn ra xem có đúng bạn sưng ruột dư hay
không, nếu không thì đóng lại cũng chẳng sao? Có lẽ ta phải nhờ đến các
phương pháp siêu âm (ultrasound) hoặc Cat scan vậy.
Siêu âm rất chính xác (specific) trong
việc xác định bạn không bị sưng ruột dư, nếu siêu âm cho thấy rõ cái
ruột dư của bạn hoàn toàn bình thường, chả sưng to tí nào cả, ta có thể
chắc ăn là bạn không bị sưng ruột dư. Nhưng độ nhạy (sensitivity) của nó
chỉ khoảng 86%, tức nó không khám phá được 14% các trường hợp thực sự
sưng ruột dư.
Gần đây, người ta thấy phương pháp chụp
Cat scan có độ nhạy hơn hẳn siêu âm, đến 96%, chỉ sót có 4% các trường
hợp thực sự sưng ruột dư. Nếu bạn đau không phải vì sưng ruột dư, Cat
scan cũng khám phá những bệnh khác trong bụng khiến bạn đau hay hơn siêu
âm.
Chữa trị
Trong trường hợp rõ ràng, không còn nghi
ngờ gì nữa (bạn kể bệnh có duyên, mạch lạc, tả đúng diễn tiến của các
triệu chứng, bác sĩ khám thấy đúng là sưng ruột dư), ta nhờ bác sĩ giải
phẫu mổ ngay đi thôi, bạn nhé, lấy cái ruột dư đang làm phiền bạn ra và
rồi bạn sẽ thơ thới rời nhà thương, về lại nhà trong vòng vài ngày. Sưng
ruột dư, ai cũng có thể bị, đây là việc Trời kêu ai nấy dạ, bạn chẳng
nên buồn bã, ruột dư nó... thừa, cắt đi cũng chả sao. Và nếu mổ đúng
lúc, khi ruột dư chưa bể vỡ, vết mổ sẽ nhỏ thôi, chỉ chừng 3 cm.
Trường hợp ta còn phân vân chưa rõ, bạn
chịu khó... vào nhà thương nằm, để bác sĩ theo dõi. Cứ độ vài giờ, bác
sĩ lại đến thăm bạn, xem các triệu chứng của bạn tiến triển thế nào và
khi khám cho bạn, có thêm những dấu chứng gì mới. Cứ 4 tiếng, ta làm lại
thử nghiệm “đếm máu toàn diện” (complete blood count) xem lượng bạch
cầu trong máu vẫn vậy, hoặc nó từ từ tăng lên. Nếu càng lúc càng có thêm
bằng chứng bạn đúng bị sưng ruột dư, ta sẽ mổ cắt nó đi trước khi nó bể
vỡ, xì mủ vào trong bụng bạn. Còn may mắn, bạn bớt đau dần, không sưng
ruột dư, thường 24 tiếng sau, bác sĩ sẽ để bạn hân hoan ra về.
Ôi, cái ruột dư, vì nó mà bao người đã
mất mạng hoặc nếu sống sót, cũng bao biến chứng. Nay tỉ lệ tử vong do
sưng ruột dư đã giảm thiểu nhiều (không đến 1 người mất mạng trong 100
trường hợp sưng ruột dư). Nhờ vào trình độ y học cao hơn nên bệnh được
định ra sớm hơn, kỹ thuật giải phẫu, gây mê cũng tân tiến hơn trước.
Chủ Nhật, ngày 13 tháng 4 năm 2014
ĂN TRỨNG CHO ĐÚNG CÁCH
ĂN TRỨNG CHO ĐÚNG CÁCH
Ăn trứng gà không đúng cách sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe
Thứ Tư, ngày 09 tháng 4 năm 2014
ĂN MẶN ẢNH HƯỞNG NGHIÊM TRỌNG ĐẾN SỨC KHỎE
Ăn mặn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe
Quỳnh Mai sưu tầm
Quỳnh Mai sưu tầm
Có
thể nói ăn mặn là một “thói quen cố hữu” khó bỏ, bởi nó làm hài lòng
khẩu vị trong mỗi bữa ăn. Vì thế, để bảo vệ sức khỏe, đồng thời duy trì
được cảm giác ngon miệng, cần tập ăn nhạt và thực hiện dần dần, không
thể giảm đột ngột (trư các trường hợp bị các bệnh lý mà bác sỹ chỉ
định phải ăn nhạt).
Theo Bác sĩ Trưởng Phòng dinh dưỡng cộng đồng, thì chúng ta nên bắt đầu giảm muối trong bừa ăn từng bước một bằng cách pha loãng nước chấm hoặc chọn nước chấm có công thức giảm muối, nêm thức ăn nhạt hơn thói quen ăn uống bình thường, nên chọn thực phẩm tươi sống để nấu thức ăn thay vì dùng thực phẩm chế biến sẵn để hạn chế dùng muối, không trữ các món mặn khô, mắm ở trong nhà.
Tuy nhiên nó không đồng nghĩa với việc là loại bỏ hoàn toàn muối trong bữa ăn vì nó đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể. Hãy ăn một liều lượng phù hợp để bảo vệ sức khỏe là vốn quý nhất của chúng ta.
1. Cao huyết áp
Lượng muối cao có thể gây ra bệnh cao huyết áp, dẫn đến các cá nhân bị các bệnh nghiêm trọng như bệnh tim và đột quỵ.
2. Bệnh tim mạch
Các nhà nghiên cứu cho biết sẽ tốt hơn cho cho những bệnh nhân cao huyết áp nếu họ cắt giảm lượng muối vào cơ thể hàng ngày, vì điều này làm giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch khoảng 25%. Sau 10 đến 15 năm, nguy cơ vì bệnh tim mạch giảm 20%.
3. Đột quỵ
Những người ít ăn mặn thường ít bị đột quỵ. Trong thực tế, các nghiên cứu cho rằng nếu bạn giảm một gam muối, khả năng làm giảm đột quỵ là 1/6.
4. Phì đại tâm thất trái hoặc bị tim to
Một số người không bị huyết áp cao, ngay cả khi họ ăn nhiều muối. Tuy nhiên, những người này có thể bị phì đại tâm thất trái, một yếu tố nguy cơ cao của bệnh tim mạch.
5. Duy trì dịch
Số lượng natri trong cơ thể xác định mức độ của chất dịch lỏng trong cơ thể chúng ta. Nếu bạn ăn quá nhiều muối, thận sẽ gặp khó khăn khi loại bỏ muối thừa và cơ thể bạn sẽ giữ lại các chất dịch lỏng, đôi khi tập trung xung quanh trái tim. Các bác sĩ khuyên ta nên giảm lượng muối trong điều trị phù nề.
6. Dạ dày và tá tràng bị loét
Muối tương tác với Helicobacter pylori (H pylori) và vi khuẩn gây viêm loét dạ dày và tá tràng. Vi khuẩn này thường được tìm thấy ở nhiều người, cả những người không có triệu chứng. Chúng là nguyên nhân gây ra 80-90% các vết loét tá tràng và dạ dày.
7. Ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày có liên quan với mức độ cao của muối.
8. Giảm Pepsin
Pepsin là một enzyme tiêu hóa. Ăn nhiều muối quá mức sẽ làm giảm lượng pepsin trong cơ thể. Điều này ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, làm tăng nồng độ axit và gây ra phân lỏng.
9. Vấn đề về tóc
Ăn muối nhiều có thể liên quan đến các vấn đề như bạc tóc và có thể dẫn đến rụng tóc (rụng tóc)
10. Tăng sự tiết mật
Ăn mặn làm tăng mức độ tiết mật. Điều này dẫn đến nhiều vấn đề về da như khô da mặt, môi và đôi khi dẫn đến môi bị đau và chảy máu. Các bác sĩ khuyên những người có vấn đề về da nên ăn ít muối.
11. Loãng xương
Dư thừa muối ngăn cản sự hấp thu canxi trong cơ thể. Điều này có thể dẫn đến loãng xương và các vấn đề liên quan đến nó.
12. Tử vong
Dùng muối liều cao trong một thời gian ngắn có thể gây tử vong. Nếu người ta ăn một gam muối mỗi kg trọng lượng cơ thể trong thời gian ngắn, người ta có thể chết vì điều này.
Theo Bác sĩ Trưởng Phòng dinh dưỡng cộng đồng, thì chúng ta nên bắt đầu giảm muối trong bừa ăn từng bước một bằng cách pha loãng nước chấm hoặc chọn nước chấm có công thức giảm muối, nêm thức ăn nhạt hơn thói quen ăn uống bình thường, nên chọn thực phẩm tươi sống để nấu thức ăn thay vì dùng thực phẩm chế biến sẵn để hạn chế dùng muối, không trữ các món mặn khô, mắm ở trong nhà.
Tuy nhiên nó không đồng nghĩa với việc là loại bỏ hoàn toàn muối trong bữa ăn vì nó đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể. Hãy ăn một liều lượng phù hợp để bảo vệ sức khỏe là vốn quý nhất của chúng ta.
1. Cao huyết áp
Lượng muối cao có thể gây ra bệnh cao huyết áp, dẫn đến các cá nhân bị các bệnh nghiêm trọng như bệnh tim và đột quỵ.
2. Bệnh tim mạch
Các nhà nghiên cứu cho biết sẽ tốt hơn cho cho những bệnh nhân cao huyết áp nếu họ cắt giảm lượng muối vào cơ thể hàng ngày, vì điều này làm giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch khoảng 25%. Sau 10 đến 15 năm, nguy cơ vì bệnh tim mạch giảm 20%.
3. Đột quỵ
Những người ít ăn mặn thường ít bị đột quỵ. Trong thực tế, các nghiên cứu cho rằng nếu bạn giảm một gam muối, khả năng làm giảm đột quỵ là 1/6.
4. Phì đại tâm thất trái hoặc bị tim to
Một số người không bị huyết áp cao, ngay cả khi họ ăn nhiều muối. Tuy nhiên, những người này có thể bị phì đại tâm thất trái, một yếu tố nguy cơ cao của bệnh tim mạch.
5. Duy trì dịch
Số lượng natri trong cơ thể xác định mức độ của chất dịch lỏng trong cơ thể chúng ta. Nếu bạn ăn quá nhiều muối, thận sẽ gặp khó khăn khi loại bỏ muối thừa và cơ thể bạn sẽ giữ lại các chất dịch lỏng, đôi khi tập trung xung quanh trái tim. Các bác sĩ khuyên ta nên giảm lượng muối trong điều trị phù nề.
6. Dạ dày và tá tràng bị loét
Muối tương tác với Helicobacter pylori (H pylori) và vi khuẩn gây viêm loét dạ dày và tá tràng. Vi khuẩn này thường được tìm thấy ở nhiều người, cả những người không có triệu chứng. Chúng là nguyên nhân gây ra 80-90% các vết loét tá tràng và dạ dày.
7. Ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày có liên quan với mức độ cao của muối.
8. Giảm Pepsin
Pepsin là một enzyme tiêu hóa. Ăn nhiều muối quá mức sẽ làm giảm lượng pepsin trong cơ thể. Điều này ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, làm tăng nồng độ axit và gây ra phân lỏng.
9. Vấn đề về tóc
Ăn muối nhiều có thể liên quan đến các vấn đề như bạc tóc và có thể dẫn đến rụng tóc (rụng tóc)
10. Tăng sự tiết mật
Ăn mặn làm tăng mức độ tiết mật. Điều này dẫn đến nhiều vấn đề về da như khô da mặt, môi và đôi khi dẫn đến môi bị đau và chảy máu. Các bác sĩ khuyên những người có vấn đề về da nên ăn ít muối.
11. Loãng xương
Dư thừa muối ngăn cản sự hấp thu canxi trong cơ thể. Điều này có thể dẫn đến loãng xương và các vấn đề liên quan đến nó.
12. Tử vong
Dùng muối liều cao trong một thời gian ngắn có thể gây tử vong. Nếu người ta ăn một gam muối mỗi kg trọng lượng cơ thể trong thời gian ngắn, người ta có thể chết vì điều này.
Thứ Hai, ngày 07 tháng 4 năm 2014
GẠO LỨC VÀ MUỐI MÈ
GẠO LỨC VÀ MUỐI MÈ
Sưu tầm
Sưu tầm
Lợi và Hại
***
Ăn gạo lức muối mè có lợi cho người mập, dư mỡ, cao áp huyết, nhưng có hại cho người ốm, áp huyết thấp sẽ làm chết người.
Ngành Y Học Bổ Sung
(Alternative Medecine) chú trọng đến việc quân bình Âm-Dương trong những
thức ăn uống để điều chỉnh Huyết, và tập luyện khí công để điều chỉnh
Khí lực và nhịp tim, qua sự kiểm chứng bằng máy đo áp huyết.
Số thứ nhất chỉ tâm thu là Khí lực, số thứ hai chỉ tâm trương là Huyết, theo Y Học Bổ Sung thì Khí lực là Oxy hay là Dương, huyết nói chung gồm nước (H2O), máu Fe2O3, mỡ, đường là Âm. Khi Âm-Dương trao đổi điều hòa đúng sẽ cho ra nhịp tim đập đúng tiêu chuẩn từ 70-80 nhịp trong 1 phút.
Theo đông y, âm làm nở
ra, như mập, to, béo. Dương thu vào, làm ốm, đi. Khi nhìn một người
không mập, không ốm, thì âm dương quân bình không bệnh tật.
Về dinh dưỡng, theo ông
Oshawa, ăn nhiều thịt, mỡ, đường là âm, người hay bị bệnh là người dư
âm, thiếu dương, nên cần phải ăn nhiều chất dương là Gạo lức-Muối mè để
lấy lại quân bình âm-dương cho cơ thể thì sẽ khỏi bệnh.
Từ khi có phong trào ăn gạo lức muối mè, công thức số 7, nhiều người áp huyết cao, người béo phì, dư mỡ, cholesterol, dư đường đã được khỏi bệnh. Tuy nhiên cũng đã có nhiều người không biết quân bình âm-dương, ăn gạo lức muối mè cho đến khi cơ thể suy nhược
đến chết mà không hiểu nguyên nhân tại sao, nên chúng tôi đem vấn đề
quân bình âm dương khí huyết để phân tích sự áp dụng đúng hay sai trong
vấn đề ăn uống.
Cơ thể chúng ta được khỏe
mạnh hay bệnh tật do 2 yếu tố Khí lực và Huyết hòa hợp hay mất quân
bình, kiểm chứng bằng máy đo áp huyết sẽ thấy kết qủa, so sánh với Tiêu
chuẩn áp huyết theo tuổi.
Đây là bảng tiêu chuẩn áp huyết theo loại tuổi theo kinh nghiệm của khí công y đạo :
- 95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.( 5 tuổi-12 tuổi)
- 100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 65 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi – 17 tuổi)
- 110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)
- 120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)
- 130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)
Thí dụ: chúng ta ở tuổi trung niên, áp huyết tiêu chuẩn là.
120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)
Nhưng thực tế áp huyết đo được :
Bên tay trái đo đựợc : 140/90mmHg nhịp tim 86.
Bên tay phải đo được : 142/92mmHg nhịp tim 86.
Như vậy áp huyết này cao hơn tiêu chuẩn tuổi 12mmHg, đối với tây y vẫn chưa cần phải uống thuốc chữa bệnh cao áp huyết. Nhưng nếu áp huyết ở tuổi lão niên 140mmHg mà cao thêm 12mmHg thành 152mmHg thì phải dùng thuốc trị bệnh cao áp huyết.
Số thứ hai của máy đo áp huyết là tâm trương chỉ lượng máu (có chứa mỡ, nước H2O, đường C6H12O6) chạy qua tim, ở tuổi trung niên, tối đa 80, ở tuổi lão niên, tối đa 90, nếu hơn số này là dư âm huyết.
A. -Những trường hợp ăn gạo lức muối mè rất có lợi :
Tính chất của
gạo lức là dương, có tính háo nước, nên cần âm để trung hòa âm-dương,
nghĩa là 1 lon gạo lức, cần 2 lon nước, cơm mới nở mềm, không bị khô,
nhưng nấu 1.5 lon nước cơm hơi khô, phải nhai kỹ, mỗi miếng cơm nhai 50
lần cho ra nước miếng, như vậy mỗi bữa ăn, gạo lức cần thêm 0.5 lon nước
trong cơ thể, làm rút bớt nước và đường trong máu, làm số tâm trương
giảm dần mỗi ngày, cơ thể mất nước giảm trọng lượng cơ thể làm ốm, làm
tan nước trong mỡ bụng, còn oxy là khí lực tâm thu bị carbon trong cơ
thể lấy mất thành thán khí CO2 theo hơi thở ra, cũng làm giảm khí lực.
Sau một thời
gian theo dõi áp huyết, đường và trong lượng cơ thể có kết qủa là áp
huyết hạ cả khí lực, cả huyết, cả đường trong máu, trở về tiêu chuẩn áp
huyết theo đúng tuổi, sụt cân
giảm béo phì, nhìn hình tướng cửa cơ thể bây giờ là không mập, không
ốm, là âm-dương đã quân bình, nên cần phải ngưng ăn gạo lức muối mè.
B. -Những trường hợp ăn gạo lức muối mè rất có hại làm chết người :
Những người gầy
ốm, áp huyết thấp, thiếu máu, thiếu đường, đo áp huyết thấp dưới tiêu
chuẩn tuổi là thiếu khí lực, thiếu máu, thiếu đường. Tuổi người lớn
trung niên hay lão niên mà đo áp huyết chỉ có 100-110/60-65mmHg, mạch
tim đập 65 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi - 17 tuổi).
Sau khi ăn gạo
lức muối mè, áp huyết càng tụt thấp dưới 100mmHg, là khí lực mất, máu
càng thiếu, đường trong máu thấp làm rối loạn nhịp tim, gây ra đau nhức,
mệt mỏi, buồn ngủ, cơ thể không có sức, ăn không tiêu, mất trí nhớ,
rụng tóc, loãng xương, hoa mắt chóng mặt, mắt mờ, tai lãng...trong người
cảm thấy nóng, nhưng bàn tay chân và ngoài da lạnh phải mặc áo ấm...đó
là dấu hiếu của bệnh ung thư.
So sánh công
dụng của gạo lức muối mè chữa bệnh cao áp huyết, tiểu đường, dư mỡ
cholesterol, áp huyết đang từ cao như 150/100mmHg nhịp tim 90, sau khi
ăn 1 thời gian 6 tháng đến 1 năm, áp huyết cả 3 số đều xuống, khí lực từ
150mmHg xuống còn 130mmHg như vậy khí lực giảm 20mmHg, huyết tâm trương
100mmHg xuống 80mmHg thì huyết giảm 20mmHg.
Như vậy một
người có áp huyết thấp 100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 65, sau khi ăn
gạo lức muối mè 6-12 tháng cũng sẽ bị tụt thấp cả khí lực xuống 20mmHg,
huyết xuống 20mmHg thì áp huyết còn lại, khí lực 80mmHg, huyết 65mmHg
xuống 20mmHg còn lại 45mmHg, nhịp tim 65 xuống 20 còn 45 như vậy sẽ chết
vì thiếu dinh dưỡng, ăn gạo lức muối mè làm sụt cân 20 kg, như vậy các
tế bào sẽ chết vì thiếu dinh dưỡng mới trở thành tế bào ung thư.
C.- Cách ăn gạo lức muối mè quân bình âm-dương tốt cho mọi người cao hay thấp áp huyết.
Tôi áp dụng ăn gạo lức
muối mè từ năm 1968, mới đầu theo phương pháp Oshawa, nhai kỹ 50 lần 1
miếng cơm, nên ăn 1 chén cơm lâu 2 giờ, lại bị mỏi râng, mỏi hàm, và ăn
không được nhiều, người lại bị gầy đi.
Sau tôi nấu 1 lon gạo lức
với 3 lon nước, định nấu thành cháo với mục đích ăn gạo lức chữa bệnh
và đỡ phải nhai, và gạo lức nấu nhiều nước thì gạo lức không rút nước cơ
thể mình, cơ thể mình không bị thiếu nước, nên không cần uống thêm
nước. Nhưng sau khi nấu thì gạo nở lớn gấp 3 như cốm, nhưng không nhão
hay lỏng như cháo, vỏ gạo vẫn khô, khi ăn một miếng cơm vào miệng chấm
với muối mè vàng còn vỏ, giã chung với đậu phộng rang và thêm đường, thì
tự nhiên miệng không cần nhai, hạt cơm khi nhai tan thành sữa ngọt mặn,
ăn mỗi bữa được 7 chén cơm trong 30 phút, cả ngày không khát nước, lên
cân 10 kg trong 1 năm, người tròn chắc không mập không ốm, đo áp huyết
và đường lúc nào cũng trong tiêu chuẩn, không bị bao giờ bị bệnh, người
trẻ lại. Đó là biết cách quân bình âm-dương.
Mục đích bài viết này
giúp cho qúy vị nào muốn ăn gạo lức muối mè để chữa bệnh nên nghiên cứu
công dụng, để áp dụng cho đúng hầu tránh hậu qủa nguy hiểm chết người
khi vào bệnh viện cấp cứu thì tây y không còn cứu kịp.
***
Thứ Sáu, ngày 04 tháng 4 năm 2014
BỘ SƯU TẬP VỀ NHỮNG PHƯƠNG THUỐC QUÝ
BỘ SƯU TẬP VỀ NHỮNG PHƯƠNG THUỐC QUÝ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét